Giải pháp 1: NVCTXH giúp NKT tiếp cận các cơ sở đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 89 - 91)

1.1.1 .Người khuyết tật

3.2. Các giải pháp cụ thể của Công tác xã hội đối với NKT tạixã Việt

3.2.1. Giải pháp 1: NVCTXH giúp NKT tiếp cận các cơ sở đào tạo nghề

doanh nghiệp, xưởng sản xuất tại địa phương

Giải pháp đầu tiên chính là việc để cho NKT được tham gia vào các mơ hình sản xuất mà cụ thể là các xưởng sản xuất, các cơ sở sản xuất ngay tại địa phương hoặc các địa bàn lân cận.

Thực tiễn cho thấy tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang có 23 doanh nghiệp tư nhân và cơ sở sản xuất nhưng chỉ có 2 doanh nghiệp tiếp nhận NKT vào làm việc cũng như tạo điều kiện cho các lao động này. Trong khi đó, nhiều cơ sở sản xuất và chủ doanh nghiệp như cơ sở may, cơ sở sản xuất gỗ ép bày tỏ quan điểm rõ ràng rằng khó có thể nhận lao động là NKT. Việc làm này thể hiện thái độ của nhiều doanh nghiệp trước lao động là NKT cịn chưa đúng đắn. Bên cạnh đó, nhiều NKT khi được phỏng vấn cũng cho rằng bản thân thật khó có thể làm được cơng việc gì phù hợp, đánh giá thấp khả năng của mình… Hai luồng quan điểm này song song tồn tại sẽ gây ra tình trạng lao động là NKT ngày càng cách xa với việc làm tại các doanh nghiệp.

Chính vì vậy, NVCTXH sẽ là người đóng vai trị trung gian kết nối NKT với các cơ sở sản xuất, các xưởng nghề, các công ty tại địa phương... nhằm giúp họ tới gần hơn với cơ hội được làm việc. Cần phải có sự kết nối, liên hệ với các địa chỉ việc làm tin cậy và phù hợp với NKT cũng như tạo ra được sự liên kết giữa NKT và việc làm. Cụ thể, là phải có sự thỏa thuận với các cơ sở việc làm và NKT, giúp cho các cơ sở đó tin tưởng vào khả năng, năng lực của NKT và NKT có thêm nhiều cơ hội.Trong trường hợp kết nối giữa lao động khuyết tật với các cơ sở doanh nghiệp tư nhân, NVCTXH phải

Các hoạt động cụ thể được thực hiện sẽ là trước hết tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng lao động và làm việc với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có thể nhận lao động là NKT, những việc làm phù hợp với NKT. Song song với đó, NVCTXH và cán bộ địa phương sẽ khảo sát tình hình, nhu cầu của NKT khi tham gia lao động sản xuất tại các cơ sở đó. Cuối cùng là hướng họ tới các cơ sở và các xưởng sản xuất kể trên để làm việc, tạo được việc làm và có thu nhập ổn định cho NKT.

Đặc biệt, hiện tại có nhiều nguồn lực tại địa phương chưa được khai thác triệt để cũng như chưa phát huy được hiệu quả. Trong đó có Trung tâm dạy nghề huyện Tân Yên và Trung tâm dạy nghề Bình Minh cũng ở trên địa bàn huyện Tân Yên. Đây là những nguồn lực to lớn có thể mang đến cơ hội đào tạo nghề cho NKT, tạo dựng kiến thức và kỹ năng về nghề nghiệp cho nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, những nguồn lực như vậy lại chưa phát huy được những vai trị của mình. Vì vậy, NVCTXH lúc này cần đóng vai trị huy động nguồn lực của các trung tâm dạy nghề này với NKT tại xã Việt Ngọc. Khi đó, NKT sẽ có cơ hội tiếp cận với nghề nghiệp, cơ hội có thu nhập và các trung tâm dạy nghề cũng phát huy đúng vai trị của mình.

Hoạt động khai thác tiềm năng hỗ trợ việc làm cho NKT của các doanh nghiệp trên địa bàn xã Việt Ngọc và các tổ chức khácsẽ giải quyết thiếu sót trong hoạt động hỗ trợ sinh kế cho NKT tại địa phương. Dù có tương đối nhiều chương trình và mơ hình hỗ trợ sinh kế cho NKT nhưng xã Việt Ngọc chưa thực sự kêu gọi được các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất và các tổ chức khác trên địa bàn quan tâm đến vấn đề tạo việc làm cho lao động là NKT. Chính vì vậy, giải pháp này chính là giải pháp đầu tiên và phù hợp để chính quyền địa phương có thể nghiên cứu và đưa ra hoạt động hỗ trợ sinh kế phù hợp cho NKT tại xã Việt Ngọc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)