Dự án Công tác xã hội trong hỗ trợ về sinh kế cho NKT tạixã Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 96)

1.1.1 .Người khuyết tật

3.3. Dự án Công tác xã hội trong hỗ trợ về sinh kế cho NKT tạixã Việt

Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

* Nội dung của dự án:

1. Tên dự án:

- Hỗ trợ việc làm chổi tre, chổi rơm cho NKT tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

2. Địa điểm thực hiện dự án:

- Xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

3. Các bên tham gia dự án:

- Chủ dự án: Ơng Trần Cơng Việt – chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Việt Ngọc. - Đơn vị chỉ đạo, quản lý dự án: Ban lãnh đạo xã Việt Ngọc.

- Đơn vị tham gia phối hợp để thực hiện dự án: Trung tâm dạy nghề huyện Tân Yên.

- Đối tượng thụ hưởng và thực hiện dự án: NKT đang trong độ tuổi lao động, còn khả năng lao động, và có nhu cầu lao động của xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Số lượng: 30 NKT.

4. Thời gian thực hiện dự án:

- Dự án tiến hành thực hiện từ tháng 7/2017 – tháng 7/2018

5. Mục tiêu của dự án:

việc làm cho lao động là NKT trên địa bàn xã Việt Ngọc. Giúp những NKT có nhu cầu, khả năng lao động và trong độ tuổi lao động được làm việc phù hợp với năng lực, trình độ, sức khỏe… và đem lại thu nhập, đảm bảo ổn định sinh kế bền vững.

- Mục tiêu cụ thể:

+ 100% NKT tham gia vào dự án cảm thấy phù hợp với công việc. + 100% người lao động khuyết tật tham gia dự án tạo được thu nhập từ cơng việc đó.

6. Các thơng tin quan trọng và minh chứng ý tưởng dự án

NKT tại xã Việt Ngọc có nhu cầu được làm việc, mong muốn có thu nhập và hoạt động hỗ trợ là việc làm cần thiết. Ngay tại địa phương, các hoạt động tạo việc làm cũng đã được triển khai nhưng có nhiều hoạt động mang đến hiệu quả thấp và chưa thực sự đạt được kết quả như mong đợi. Căn cứ vào thực tiễn xã Việt Ngọc có số lượng NKT trong độ tuổi lao động, có nhu cầu và có thể tham gia lao động. Kết hợp với thực tiễn việc đào tạo nghề cho NKT là việc làm phù hợp. Nhận thấy có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện một hoạt động hỗ trợ hiệu quả, tác giả đề xuất xây dựng một sự án hỗ trợ cho nhóm đối tượng NKT: “Hỗ trợ việc làm chổi tre, chổi rơm cho NKT tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”. Qua khảo sát thực tiễn nhận

thấy nhu cầu của địa phương về các sản phẩm thủ công giá thành rẻ rất cao. Cùng với đó, nguồn lực sẵn có là rơm từ thu hoạch lúa và tre tại địa phương rất lớn. Chính vì vậy, dự án là hồn tồn có thể thực hiện được.

7. Các giai đoạn và hoạt động chính của dự án:

STT Ngày, tháng, năm Hoạt động chính

Giai đoạn

I

01/07 - 07/07/2017

Gặp gỡ và làm việc với các bên của dự án. Thống nhất việc thực hiện, cách thức, phương pháp của dự án.

08/07 - 08/09/2017

- Làm việc với NKT, phổ biến nội dung của dự án.

- Đào tạo cách thức làm chổi tre và chổi rơm đơn giản cho nhóm NKT gồm 30 người. - NVCTXH và cán bộ phụ trách LĐTB & XH xã Việt Ngọc đóng vai trị giám sát toàn bộ hoạt động đào tạo của dự án.

Giai đoạn

II

08/09/2017 -01/07/2018

- Thời gian dự án được thực hiện, quá trình thực hiện kết hợp giám sát và điều chỉnh hoạt động của Ban quản lý dự án. - Toàn bộ sản phẩm được tiêu thụ tại địa phương huyện Tân Yên cùng các huyện lân cận.

- Dự án được lượng giá thường xuyên, có báo cáo kết quả thực hiện và công khai kết quả.

Giai đoạn

III

02/07 - 31/07/2018

- Lượng giá tổng kết các hoạt động của dự án đã được thực hiện. Đánh giá hiệu quả của dự án.

- Lấy ý kiến của NKT tham gia dự án, cùng các bên tham gia dự án về tính hiệu quả. - Xác định mức độ khả thi của dự án trong giai đoạn tiếp theo.

9. Dự trù kinh phí:

- Dự trù: 20.000.000 đồng - Ngân sách:

+ Ngân sách nhà nước: 60% + Ngân sách địa phương: 30%

+ Ngân sách ngồi (ủng hộ, đóng góp): 10%

10. Các chỉ báo:

- Dự án được thực hiện thành công với các mục tiêu tổng quát và cụ thể đều đạt được.

- NKT tham gia dự án được thụ hưởng nguồn thu lợi nhuận 100% và cảm thấy hài lịng với cơng việc được đào tạo và thực hiện.

- Giảm kỳ thị với NKT và nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ của cộng đồng trong việc hỗ trợ đào tạo nghề và tạo thu nhập cho NKT.

Tổng kết: Như vậy, thông qua việc thực hiện dự án “Hỗ trợ việc làm chổi tre, chổi rơm cho NKT tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”

NKT trong xã Việt Ngọc có thể cải thiện cuộc sống bằng chính sức lao động, có thể tham gia học nghề, làm việc và có thu nhập chính đáng. Dự án có tính khả thi bởi kinh phí thấp, nguồn ngun liệu sẵn có, lực lượng lao động NKT có nhu cầu, có thể tham gia lao động, kết hợp với sự ủng hộ của cộng đồng dân cư tại địa phương. Tồn bộ q trình thực hiện dự án được kiểm tra, đánh giá thường xuyên sẽ mang đến sự an tâm, tin tưởng của NKT khi tham gia vào dự án.

Tiểu kết chƣơng 3:

CTXH đóng một vai trị quan trọng trong quá trình hỗ trợ NKT. Qua việc xây dựng các giải pháp và một dự án hỗ trợ sinh kế cho NKT, chúng ta có thể nhận thấy CTXH hồn tồn có thể mang đến những việc làm đúng đắn, phù hợp nhất. Bản thân nhóm đối tượng NKT sẽ có được việc làm, thu nhập cùng sinh kế bền vững nếu có thể thực hiện đồng bộ, tồn diện các giải pháp hỗ trợ. Các hoạt động được triển khai hoàn toàn phù hợp với thực tiễn địa phương như xã Việt Ngọc. Quá trình tiến hành các phương pháp của CTXH cho thấy một cách làm khoa học, phù hợp với từng đối tượng NKT được trợ giúp. Khắc phục được những thiếu sót, khó khăn khi triển khai các hoạt động hỗ trợ hiện nay. Kêu gọi được lực lượng đông đảo các nguồn lực mang đến kết quả cuối cùng là hỗ trợ sinh kế cho NKT. Đặc biệt, dự án được đề xuất sẽ mang đến một cách thức thực hiện hiệu quả hơn. Đánh thức được sự quan tâm, sự hỗ trợ của toàn bộ cộng đồng xã hội trong việc trợ giúp cho NKT tại xã Việt Ngọc. Cuối cùng là mang đến cơ hội hòa nhập, cơ hội việc làm cho NKT một cách nhanh chóng và lâu dài. Qua đây cũng thấy được vai trò quan trọng của NVCTXH trong việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ. Các vai trò cụ thể được thể hiện một cách rõ ràng thông qua việc thực hiện các giải pháp và dự án. Cần phát huy đầy đủ và hiệu quả các vai trò của NVCTXH để NKT tại xã Việt Ngọc có thể nhận được những sự hỗ trợ đúng đắn và phù hợp nhất.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

NKT rất nhiều vấn đề cần nhận được sự quan tâm, giúp đỡ kịp thời. Riêng về lĩnh vực sinh kế, những khó khăn trong cơng tác thực hiện, những rào cản khiến NKT không thể thực hiện được những hoạt động cần thiết cho sinh kế cần có sự trợ giúp để có thể vượt qua. NKT hồn tồn có thể tham gia vào các hoạt động lao động phù hợp để có việc làm và thu nhập. Những mong muốn chính đáng có thể là động lực to lớn giúp NKT có thể vượt qua những khó khăn và vươn lên trong cuộc sống. Đặc biệt, khi có thêm sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội, của chính quyền địa phương cùng các tổ chức chính trị xã hội.

Qua q trình nghiên cứu, đề tài “Hỗ trợ sinh kế cho NKT tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang” đã cho thấy một cái nhìn về vấn đề sinh kế cho NKT tại một địa bàn nghiên cứu cụ thể. Đề tài cũng cho thấy những giả thuyết đặt ra là hoàn toàn đúng đắn.

Thứ nhất, đời sống của NKT tại xã Việt Ngọc hiện nay cịn rất nhiều khó khăn. Nhiều hộ gia đình có NKT là hộ nghèo, nhiều NKT khơng có việc làm dẫn đến khơng có thu nhập và cuối cùng là cuộc sống càng trở nên vất vả. Nhiều hộ gia đình cá biệt có đến 2 NKT hay có những trụ cột gia đình lại là NKT. Đây thực sự là vấn đề cho thấy cần phải có sự hỗ trợ để NKT có thể nâng cao chất lượng cuộc sống, vượt qua những nỗi khó khăn hiện tại.

Thứ hai, bản thân chính quyền địa phương hay chính là lãnh đạo, cán bộ xã Việt Ngọc cũng có quan điểm hết sức đúng đắn và rõ ràng về vấn đề hỗ trợ sinh kế cho NKT. Trưởng các ban ngành đoàn thể cũng như ban lãnh đạo xã đã cho thấy việc hỗ trợ giúp đỡ các hộ gia đình có NKT là việc làm cần

mà còn là quy định của pháp luật, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

Thứ ba, về hoạt động hỗ trợ sinh kế cho NKT trên thực tiễn tại xã Việt Ngọc đã cho thấy rất nhiều điểm tích cực đáng ghi nhận. Nhiều hoạt động được trực tiếp các cơ quan và tổ chức xã hội tại xã thực hiện nhưng cũng có những hoạt động là sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và các tổ chức và đơn vị khác. Nhiều mơ hình hỗ trợ sinh kế đã được triển khai và mang lại hiệu quả thiết thực không thể phủ nhận tại xã Việt Ngọc như: hỗ trợ cây con giống, hỗ trợ lao động sản xuất, hỗ trợ để NKT có ruộng gần nhà, hỗ trợ con em các gia đình có NKT.... Đặc biệt, các doanh nghiệp trên địa bàn cũng đã có ít nhiều thể hiện sự quan tâm với hoạt động hỗ trợ sinh kế cho NKT.

Thứ tư, dù thực tiễn địa phương đã xây dựng được rất nhiều mơ hình, nhiều hoạt động hỗ trợ sinh kế nhưng những hoạt động chưa thể khai thác và thực hiện đã được các giải pháp dưới góc độ CTXH góp phần hỗ trợ để mang lại hiệu quả. Nhóm các giải pháp gắn liền với vai trị của NVCTXH được xây dựng sẽ góp phần đẩy mạnh và mang đến hiệu quả hỗ trợ sinh kế cho NKT tại xã Việt Ngọc. Một dự án mang tính khả thi cũng được xây dựng có thể là một gợi ý quan trọng để hỗ trợ cho NKT tại xã Việt Ngọc có được việc làm ổn định, vươn lên khẳng định bản thân.

Như vậy, sinh kế cho nhóm đối tượng NKT là việc làm phù hợp và đúng đắn. Giải quyết vấn đề sinh kế cũng là một bước tiến quan trọng giúp nhóm đối tượng NKT tại xã Việt Ngọc hòa nhập với cộng đồng, vượt qua chính mình để khẳng định giá trị bản thân.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với chính quyền địa phương

luật cũng như hiểu rõ nhất về cộng đồng dân cư cũng như các đối tượng yếu thế. Các cán bộ lãnh đạo nên tiếp tục thực hiện và làm tốt vai trị của mình trong cơng tác lãnh đạo, quản lý. Thực hiện nhiều hơn nữa các hoạt động hỗ trợ để NKT có được sinh kế bền vững và cuộc sống tốt đẹp hơn. Có những đề xuất và kiến nghị với lãnh đạo cấp trên để đưa ra các chương trình, kế hoạch phù hợp và mang lại những hiệu quả to lớn cho NKT tại địa phương.

2.2. Đối với cộng đồng xã hội

Cộng đồng xã hội có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy q trình hịa nhập, tham gia lao động sản xuất và tiến tới phát triển của NKT. Cộng đồng xã hội cần thể hiện sự quan tâm và có những việc làm thiết thực, thường xuyên hơn nhằm mang đến cuộc sống tốt đẹp cho NKT, hướng tới phát triển xã hội. Cộng đồng cần chung tay để đẩy lùi các hoạt động kỳ thị, các việc làm phân biệt đối xử, bất công đối với NKT. Cần thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước với NKT.

2.3. Đối NKT và gia đình

NKT cần xây dựng sự tự tin, ý thức về bản thân, về cơng bằng để có thể tham gia các hoạt động. Khơng ngừng cố gắng, vượt qua chính mình để có thể trở thành một cơng dân có ích.

Gia đình là chỗ dựa vững chắc cho NKT, là nguồn động viên to lớn giúp NKT vượt qua tất cả những khó khăn. Gia đình cần phát huy vai trị của mình để hỗ trợ, giúp đỡ NKT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Lao động – thương binh và xã hội, Báo cáo kết quả giám sát việc thực

hiện chính sách, pháp luật về NKT, năm 2015.

2. Bộ Lao động – thương binh và xã hội (2001), hệ thống văn bản pháp luật

hiện hành về bảo trợ xã hội, NXB LĐXH, Hà Nội.

3. Bộ Lao động – thương binh và xã hội – Bộ Y tế - Bộ Tài chính – Bộ Giáo dục và đào tạo (2012) thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT BLĐTBXH – BYT – BTC – BGDĐT ngày 28/12/2012 quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.

4. Bộ Y tế - Bộ Lao động – thương binh và xã hội (2012), thông tư liên tịch

số 34/2012 quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng giám định y khoa thực hiện.

5. Chính phủ (2012) Quyết định số 1019/QĐ-TTg quyết định phê duyệt đề án

trợ giúp Người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020.

6. Chính phủ (2012) Nghị định 28/2012/NĐ – CP ngày 10/4/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.

7. Đại hội đồng Liên hợp quốc (1975), Tuyên bố về quyền của Người khuyết

tật.

8. Trần Thị Minh Đức (1996), Giáo trình tâm lý học đại cương, NXB Giáo dục.

9. Trần Thị Minh Đức (2009), Giáo trình tham vấn tâm lý, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Hà (2014), Giáo trình Cơng tác xã hội với Người khuyết tật. 11. Nguyễn Thị Kim Liên (2008), Giáo trình Phát triển cộng đồng, nhà xuất

bản Lao động - Xã hội.

12. Liên Hợp Quốc (2006), Công ước quốc tế về quyền của Người khuyết tật. 13. Quốc hội (2010), Luật Người khuyết tật số 51/2012/QH12.

15. Phạm Văn Quyết – Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu

xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Tổ chức Lao động quốc tế - ILO (2008), Báo cáo khảo sát về đào tạo nghề và việc làm cho người khuyết tật tại Việt Nam.

17. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2007), Kỷ yếu hội thảo khoa học “Người khuyết tật ở Việt Nam: sinh kế, việc làm và bảo trợ xã hội”, Hà Nội.

18. Nguyễn Văn Sửu (2014), Cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa và biến đổi sinh kế

ở ven đô Hà Nội, NXB Tri thức.

19. Ủy ban thường vụ Quốc hội (1998), Pháp lệnh Người tàn tật số 06/1998/PLUBTVQH10.

20. Uỷ ban nhân dân Bắc Giang (29/6/2013), Hội thảo phát triển dạy nghề và tạo việc làm đối với người khuyết tật cịn nhiều khó khăn và thách thức. 21. Ủy ban nhân dân xã Việt Ngọc (2016), Báo cáo theo dõi xác nhận khuyết

tật.

22. Ủy ban nhân dân xã Việt Ngọc (2016), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội

năm 2016.

23. Ủy ban nhân dân xã Việt Ngọc (2016), Lịch sử Đảng bộ xã Việt Ngọc.

Danh mục các trang Web tham khảo:

24. Website Bộ lao động thương binh xã hội (http://www.molisa.gov.vn/). 25. Website thư viện pháp luật (http://www.thuvienphapluat.vn/).

26. Website Tổ chức phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (www.undp.org.vn/).

27. Website Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (http://www.bacgiang.gov.vn/).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 96)