Đánh giá hiệu quả công tác hỗ trợ sinh kế cho NKT tạixã Việt Ngọc,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 83)

1.1.1 .Người khuyết tật

2.3. Đánh giá hiệu quả công tác hỗ trợ sinh kế cho NKT tạixã Việt Ngọc,

huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

Các hoạt động chỗ trợ sinh kế cho NKT đã được chính quyền địa phương xã Việt Ngọc thực hiện tương đối tốt. Đây hoàn toàn là những hoạt động thể hiện sự quan tâm, thu được nhiều kết quả đáng mong đợi và khích lệ.

2.3.1. Các hiệu quả đã đạt được

Thứ nhất, công tác hỗ trợ sinh kế cho NKT đã được chính quyền địa phương và các tổ chức đồn thể quan tâm, có sự chỉ đạo sát sao.

Từ cán bộ phụ trách LĐTB & XH cho đến các cán bộ phụ trách Hội như Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên đều thể hiện sự quan tâm và có các việc làm thiết thực giúp hỗ trợ sinh kế cho NKT. Mỗi tổ chức Hội lại có một hoạt động gắn với mục tiêu hoạt động của mình và phát huy đúng tinh thần, khả năng của mình. Tuy bản thân nhóm NKT khơng phải là một đối tượng yếu thế duy nhất tại xã Việt Ngọc, cũng không phải là đối tượng duy nhất cần nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền, song lại là một nhóm đối tượng xứng đáng được hỗ trợ sinh kế để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Các hoạt động cụ thể được tiến hành như hỗ trợ có ruộng gần nhà của Hội Nơng dân, hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ cây con giống của Hội phụ nữ xã, hỗ trợ giống cây và kiến thức trồng trọt của Hội cựu chiến binh và cán bộ khuyến nông hay hỗ trợ thu hoạch nông sản và đào tạo nghề của Đoàn thanh niên và Hội NKT huyện Tân Yên… đều mang đến những hiệu quả vô cùng to lớn. Các đối tượng NKT nhận được sự hỗ trợ đều cảm thấy hài lòng và thu được nguồn sinh kế to lớn.

Rất nhiều NKT đã có được cuộc sống tốt đẹp hơn từ khi nhận sự hỗ trợ sinh kế của các tổ chức Hội, đoàn thể tại địa phương. Các trường hợp điển cứu cho thấy một cách rõ ràng nhất hiệu quả của các hoạt động sinh kế. Mỗi NKT với hoàn cảnh khác nhau, dạng tật khác nhau, vấn đề gặp phải khác nhau thì đều nhận được sự quan tâm, hỗ trợ vô cùng phù hợp, chính xác. Nhiều NKT khi được hỏi cũng bày tỏ sự hài lòng với những kết quả từ quá trình thực hiện theo hoạt động hỗ trợ sinh kế.

Như vậy, những hoạt động hỗ trợ sinh kế của chính quyền địa phương xã Việt Ngọc dành cho NKT đã thể hiện được rất nhiều ý nghĩa và cả những hiệu quả thu được ngay cả trên thực tiễn. Điều này thực sự đáng khích lệ và có tác dụng khơng nhỏ trong việc hỗ trợ cho NKT tại địa phương nâng cao chất lượng cuộc sống.

2.3.1. Những hạn chế của các hoạt động

Thứ nhất, các cơ sở sản xuất và kinh doanh tại địa phương tuy chiếm số lượng tương đối lớn nhưng rất ít cơ sở nhận NKT vào làm việc hay tạo điều kiện cho NKT có cơ hội được tham gia lao động, sản xuất tại cơ sở mình. Chính quyền địa phương chỉ tập trung vào kêu gọi mà chưa thực sự có các biện pháp, vận động để các doanh nghiệp tự giác hơn trong việc sử dụng lao động là NKT tại địa phương. Số doanh nghiệp nhận lao động là NKT chiếm tỉ lệ rất thấp.

Thứ hai, các hoạt động sinh kế đều do các tổ chức bán chuyên thực hiện nên còn mắc phải hạn chế trong khâu kết nối và có cả trùng lặp. Có nhiều tổ chức thực hiện chung một hoạt động hỗ trợ cây con giống như Hội phụ nữ và Hội cựu chiến binh. Điều này dẫn đến việc khơng đa dạng được hình thức hỗ trợ và không phát huy được nhiều hơn nữa vai trị của các nhóm tổ chức này.

Thứ ba, dù đã thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ sinh kế cho NKT nhưng các cán bộ phụ trách các tổ chức hội nhóm mới quan tâm và có những kế hoạch, hoạt động hỗ trợ NKT một cách đơn giản. Thông qua các hoạt động hỗ trợ cây con giống, hỗ trợ kiến thức hay ruộng gần nhà… để NKT có sự thuận lợi nhất trong hoạt động lao động… Chưa thực sự quan tâm đến nhu cầu của từng nhóm đối tượng khuyết tật, từng cá nhân NKT. Đây mới chỉ là hỗ trợ một phía, chưa có sự tương tác thực sự giữa NKT và các tổ chức thực hiện hỗ trợ sinh kế. Do đó, cần có sự can thiệp thơng qua hoạt động tham vấn để NKT hiểu bản thân thực sự có thể làm được cơng việc gì, có những thế mạnh gì, việc làm nào phù hợp với hồn cảnh và tình trạng tật của mình, tăng cường sức mạnh và ý chí lao động, được làm việc của NKT… Hơn nữa, cần tham vấn để chính các cán bộ, các lãnh đạo đơn vị tổ chức hội và đồn thể của địa phương có thể hiểu một cách chính xác hơn về hoạt động hỗ trợ sinh kế cho nhóm đối tượng đặc biệt như NKT và có những hoạt động hỗ trợ sinh kế phù hợp hơn nữa với từng nhóm đối tượng NKT với dạng tật và mức độ khác nhau.

Thứ tư, chính quyền địa phương chưa hướng NKT tới việc phát huy năng lực của chính bản thân mình trong việc hỗ trợ để NKT tự tạo dựng việc làm cho mình và những người cùng cảnh ngộ. NKT có thể tự mình xây dựng các cơ sở, các xưởng sản xuất các mặt hàng thủ công hay các sản phẩm thực phẩm đơn giản chỉ cần có sự hỗ trợ và kết nối phù hợp. Đây là điều chưa được chính quyền địa phương chú trọng nhưng lại là một hoạt động hỗ trợ sinh kế tương đối hiệu quả.

Tiểu kết chƣơng 2

Qua q trình tìm hiểu tồn bộ thực trạng NKT tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang cùng với việc đi sâu tìm hiểu về hồn cảnh gia đình, những khó khăn của NKT tại đây đã cho thấy nhu cầu sinh kế, hoạt động hỗ trợ trợ sinh kế, tạo điều kiện cho NKT có việc làm là hoạt động cần thiết. Lãnh đạo địa phương cùng các tổ chức đồn thể chính trị xã hội của xã Việt Ngọc cũng đã có những hoạt động thiết thực, cụ thể để giúp đỡ cho NKT cùng gia đình họ vượt qua khó khăn. Cơng tác hỗ trợ sinh kế được chính quyền địa phương quan tâm cũng như cộng đồng dân cư tại đây hết sức ủng hộ. Các hoạt động thiết thực đã được triển khai như tổ chức dạy nghề, hỗ trợ lao động sản xuất, tạo việc làm tại chỗ, hỗ trợ cây con giống… Nhiều NKT tại xã Việt Ngọc đã có được cuộc sống ổn định từ việc tham gia học nghề, thực hiện chăn ni, trồng trọt… Như vậy, có thể thấy cơng tác hỗ trợ sinh kế đã được thực hiện tốt, mang đến nhiều kết quả đáng mong đợi.

Tuy nhiên, qua đánh giá về các ưu điểm và hạn chế của các chương trình và hoạt động hỗ trợ sinh kế cho NKT tại xã Việt Ngọc, có thể thấy rằng các hoạt động được thực hiện đều do các nhân viên công tác xã hội bán chuyên hay chính là các cán bộ phụ trách các tổ chức xã hội tại địa phương triển khai nên cịn nhiều điểm chưa thực sự hồn thiện. Do đó, cần phải có nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực hơn. Đặc biệt, cần phải có sự điều chỉnh dựa trên nền tảng công tác xã hội để các hoạt động hỗ trợ sinh kế được nâng cao hơn nữa.

CHƢƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỖ TRỢ SINH KẾ CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT TẠI XÃ VIỆT NGỌC, HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG DƢỚI GĨC NHÌN CƠNG TÁC XÃ HỘI 3.1. Phƣơng hƣớng chung

Vấn đề sinh kế đã có ảnh hưởng rất lớn tới bản thân và gia đình NKT và các cơ quan chức năng cần có những hành động để giải quyết vấn đề này. Trên thực tế, NKT tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang cũng đã nhận được rất nhiều hỗ trợ từ chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, với vai trò của một ngành khoa học hiện đại và sự chuyên nghiệp cũng như hiệu quả, CTXH sẽ đem lại nhiều cách thức và giải pháp để trợ giúp NKT giải quyết vấn đề của chính họ. Đặc biệt, về lĩnh vực sinh kế, CTXH sẽ đưa ra nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ cho NKT tại đây có được thu nhập, việc làm hướng tới sinh kế ổn định.

Trong hoạt động trợ giúp, CTXH sẽ dựa trên vai trị của mình để đề ra nhiều giải pháp phù hợp nhằm hỗ trợ NKT về sinh kế. Hướng đến các giải pháp cụ thể và xây dựng dự án hỗ trợ cho NKT. Theo một hướng nghiên cứu chung nhất, tôi sẽ tiến hành đề ra các giải pháp cụ thể và đề xuất xây dựng một dự án trợ giúp NKT. Trong các giải pháp, sẽ hướng đến việc gắn với vai trò của nhân viên CTXH. Bởi lẽ, các giải pháp đều là của ngành CTXH và người thực hiện chính là các nhân viên CTXH nên cần gắn bó chặt chẽ với vai trò của họ để đảm bảo việc thực hiện được hiệu quả, đúng với thực tế. Trong mỗi giải pháp sẽ tiến hành lồng ghép các ví dụ hay chính là cụ thể hóa giải pháp đó. Đồng thời tiến hành làm rõ cả vai trị của các bên liên quan khi thực hiện theo giải pháp đã đề ra. Các giải pháp đều được xây dựng dựa trên thực

Bên cạnh việc đề xuất các giải pháp, tiến hành xây dựng và tóm tắt một cách sơ lược nội dung của một dự án hỗ trợ cho NKT tại Việt Ngọc. Dự án đảm bảo về mục đích, nội dung chương trình kế hoạch đều có thể thực hiện được, phù hợp với NKT. Quan trọng nhất là dự án được đề xuất sẽ xây dựng dựa trên các điều kiện có sẵn tại địa phương và lồng ghép các điều kiện có sẵn đó, phối hợp với nhau. Việc tận dụng nguồn lực tại địa phương sẽ giúp tiết kiệm nhiều chi phí, khả năng thực hiện sẽ cao hơn và tăng cường tính trách nhiệm của các bên liên quan. Giúp cho công tác quản lý được thực hiện dễ dàng.

Toàn bộ các giải pháp cũng như dự án đều giúp phát huy các hoạt động hỗ trợ sinh kế cho NKT đã được địa phương thực hiện tốt và đề xuất xây dựng thêm các giải pháp mà xã Việt Ngọc có thể thực hiện. Trên thực tế, cơng tác hỗ trợ sinh kế cho NKT đã được chính quyền địa phương hết sức quan tâm, thực hiện nhiều hoạt động mang lại hiệu quả. Song các giải pháp được xây dựng sẽ khắc phục những vấn đề cịn là thiếu sót, chưa được địa phương khai thác một cách triệt để.

Toàn bộ phương hướng sẽ được xây dựng dựa trên kiến thức và kỹ năng của CTXH, các giải pháp cũng như dự án đều dựa trên nền tảng CTXH. Và các giải pháp đều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả cơng tác hỗ trợ sinh kế cho NKT tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Do đó, sẽ hướng tới bổ sung những vấn đề được đánh giá là cịn thiếu sót trong cơng tác hỗ trợ sinh kế ở xã Việt Ngọc. Đồng thời giải pháp cũng như những gợi ý giúp các cơ quan có thẩm quyền tham khảo để thực hiện hoạt động hỗ trợ sinh kế cho NKT được hiệu quả hơn. Và xây dựng thêm những giải pháp mới, phù hợp hơn với NKT của Việt Ngọc.

3.2. Các giải pháp cụ thể của Công tác xã hội đối với NKT tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

3.2.1. Giải pháp 1: NVCTXH giúp NKT tiếp cận các cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp, xưởng sản xuất tại địa phương doanh nghiệp, xưởng sản xuất tại địa phương

Giải pháp đầu tiên chính là việc để cho NKT được tham gia vào các mơ hình sản xuất mà cụ thể là các xưởng sản xuất, các cơ sở sản xuất ngay tại địa phương hoặc các địa bàn lân cận.

Thực tiễn cho thấy tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang có 23 doanh nghiệp tư nhân và cơ sở sản xuất nhưng chỉ có 2 doanh nghiệp tiếp nhận NKT vào làm việc cũng như tạo điều kiện cho các lao động này. Trong khi đó, nhiều cơ sở sản xuất và chủ doanh nghiệp như cơ sở may, cơ sở sản xuất gỗ ép bày tỏ quan điểm rõ ràng rằng khó có thể nhận lao động là NKT. Việc làm này thể hiện thái độ của nhiều doanh nghiệp trước lao động là NKT còn chưa đúng đắn. Bên cạnh đó, nhiều NKT khi được phỏng vấn cũng cho rằng bản thân thật khó có thể làm được cơng việc gì phù hợp, đánh giá thấp khả năng của mình… Hai luồng quan điểm này song song tồn tại sẽ gây ra tình trạng lao động là NKT ngày càng cách xa với việc làm tại các doanh nghiệp.

Chính vì vậy, NVCTXH sẽ là người đóng vai trị trung gian kết nối NKT với các cơ sở sản xuất, các xưởng nghề, các công ty tại địa phương... nhằm giúp họ tới gần hơn với cơ hội được làm việc. Cần phải có sự kết nối, liên hệ với các địa chỉ việc làm tin cậy và phù hợp với NKT cũng như tạo ra được sự liên kết giữa NKT và việc làm. Cụ thể, là phải có sự thỏa thuận với các cơ sở việc làm và NKT, giúp cho các cơ sở đó tin tưởng vào khả năng, năng lực của NKT và NKT có thêm nhiều cơ hội.Trong trường hợp kết nối giữa lao động khuyết tật với các cơ sở doanh nghiệp tư nhân, NVCTXH phải

Các hoạt động cụ thể được thực hiện sẽ là trước hết tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng lao động và làm việc với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có thể nhận lao động là NKT, những việc làm phù hợp với NKT. Song song với đó, NVCTXH và cán bộ địa phương sẽ khảo sát tình hình, nhu cầu của NKT khi tham gia lao động sản xuất tại các cơ sở đó. Cuối cùng là hướng họ tới các cơ sở và các xưởng sản xuất kể trên để làm việc, tạo được việc làm và có thu nhập ổn định cho NKT.

Đặc biệt, hiện tại có nhiều nguồn lực tại địa phương chưa được khai thác triệt để cũng như chưa phát huy được hiệu quả. Trong đó có Trung tâm dạy nghề huyện Tân Yên và Trung tâm dạy nghề Bình Minh cũng ở trên địa bàn huyện Tân Yên. Đây là những nguồn lực to lớn có thể mang đến cơ hội đào tạo nghề cho NKT, tạo dựng kiến thức và kỹ năng về nghề nghiệp cho nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, những nguồn lực như vậy lại chưa phát huy được những vai trị của mình. Vì vậy, NVCTXH lúc này cần đóng vai trị huy động nguồn lực của các trung tâm dạy nghề này với NKT tại xã Việt Ngọc. Khi đó, NKT sẽ có cơ hội tiếp cận với nghề nghiệp, cơ hội có thu nhập và các trung tâm dạy nghề cũng phát huy đúng vai trị của mình.

Hoạt động khai thác tiềm năng hỗ trợ việc làm cho NKT của các doanh nghiệp trên địa bàn xã Việt Ngọc và các tổ chức khácsẽ giải quyết thiếu sót trong hoạt động hỗ trợ sinh kế cho NKT tại địa phương. Dù có tương đối nhiều chương trình và mơ hình hỗ trợ sinh kế cho NKT nhưng xã Việt Ngọc chưa thực sự kêu gọi được các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất và các tổ chức khác trên địa bàn quan tâm đến vấn đề tạo việc làm cho lao động là NKT. Chính vì vậy, giải pháp này chính là giải pháp đầu tiên và phù hợp để chính quyền địa phương có thể nghiên cứu và đưa ra hoạt động hỗ trợ sinh kế phù hợp cho NKT tại xã Việt Ngọc.

3.2.2. Giải pháp 2:Nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ sinh kế cho NKT thơng qua vai trị kiến nghị, đề xuất các giải pháp, chương trình hỗ trợ, thơng qua vai trị kiến nghị, đề xuất các giải pháp, chương trình hỗ trợ, hạn chế được sự trùng lặp của NVCTXH.

Với vai trị của mình, NVCTXH có thể đề xuất, khuyến nghị với các cơ quan có thẩm quyền nhằm tạo ra những thay đổi phù hợp với thực trạng, mong muốn của NKT. Như ngay trong vấn đề đào tạo nghề cho lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 83)