Hoàn cảnh gia đình của NKT tạixã Việt Ngọc, huyện Tân Yên,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 50 - 52)

1.1.1 .Người khuyết tật

2.1. Thực trạng NKT tạixã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

2.1.2. Hoàn cảnh gia đình của NKT tạixã Việt Ngọc, huyện Tân Yên,

Bắc Giang

Trước hết, để có thể hiểu được NKT tại xã Việt Ngọc, nhất định không thể bỏ qua việc tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của NKT tại đây. Đại đa số gia đình NKT tại đây có đời sống vật chất hết sức khó khăn. Trong tổng số 84 NKT từ 15 – 60 tuổi đã thống kê ở các bảng số liệu về thực trạng kể trên, có 12 NKT hiện đang sống một mình. Trong đó, chủ yếu là NKT nhẹ và khuyết tật nặng. 72 NKT còn lại là những NKT nhẹ, nặng, đặc biệt nặng hiện đang sinh sống cùng với người thân và gia đình. Theo chị Nguyễn Thị Hà – cán bộ phụ trách LĐ – TB & XH xã Việt Ngọc, hầu hết hoàn cảnh gia đình NKT đều hết

Không có việc làm, không thể hỗ trợ gia đình, lại mang trong mình sự khuyết tật là một trong những yếu tố gây ra sự giảm sút về kinh tế của gia đình những NKT.

Để tìm hiểu rõ hơn về đời sống của NKT, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 10 NKT ở các độ tuổi trong khoảng từ 15 đến <=60 tuổi và mô tả chi tiết về hoàn cảnh gia đình của 5 NKT tại xã Việt Ngọc. Qua quá trình thực hiện, có thể thấy rằng, điều kiện vật chất của các hộ gia đình này gặp phải nhiều khó khăn. Nhiều NKT khi được hỏi đã chia sẻ rằng thu nhập của cả gia đình 4 người đôi khi chỉ trông vào một thành viên hay cá biệt có gia đình có tới hai NKT khiến cho kinh tế gia đình càng lâm vào cảnh thiếu thốn hơn…

“Em chẳng được đi học nên chẳng biết chữ, giờ cũng 23 tuổi rồi mà chẳng biết làm gì ra tiền, chỉ loanh quanh ở nhà với thi thoảng em sang hàng xóm. Bố mẹ em cũng chỉ có mỗi nghề làm ruộng. Giờ ngày nông nhàn bố em lại chạy đi xách vữa cho bác em, bác đi xây quanh xã nên bảo bố em đi cùng. Nhà còn hai đứa em, may mà lành lặn, chẳng bị què quặt như em, nhưng chúng nó bé nên không làm ra tiền. Em chỉ làm mấy cái vặt vãnh việc nhà với trông nhà thôi”.

(Trích phỏng vấn sâu NKT nam, khuyết tật vận động, 23 tuổi, thôn Chính)

“Em ở với ông bà em từ lúc 10 tuổi chị ạ. Bố mẹ em đi vào Nam làm ăn, mang theo đứa em gái em vào đấy, Tết mới về. Thi thoảng bố mẹ em lại gửi tiền ra cho ông bà em nuôi em. Nhưng ông bà em già rồi, không làm được việc nặng. Bà em trồng mấy cây rau trong vườn khi nào có phiên chợ thì bán, còn lại để nhà ăn. Ông em bị tai biến, đi lại cũng khó khăn như em này, hai ông cháu ở nhà chỉ loanh quanh đuổi gà cho nó đỡ chui vào vườn rau với vào bếp. Ông nghe đài suốt, nhà còn không có ti vi chị ạ”.

Có thể thấy rằng việc có được đời sống vật chất thoải mái hơn là mong muốn chính đáng không của riêng ai và NKT cũng vậy. Chia sẻ của NKT cho thấy nhận thức rõ ràng của họ về những khó khăn về kinh tế mà gia đình gặp phải. Những khó khăn về vật chất chính là yếu tố tác động không nhỏ tới cuộc sống của NKT cũng như chính gia đình của họ. Và để giải quyết được vấn đề này, thực hiện hoạt động hỗ trợ sinh kế chính là việc làm đúng đắn và cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)