Công ƣớc quốc tế về các quyền của NKT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 38 - 40)

1.1.1 .Người khuyết tật

1.4. Công ƣớc quốc tế về các quyền của NKT

Khơng chỉ có văn bản quy phạm pháp Luật của mỗi quốc gia thể hiện sự quan tâm đến các nhóm đối tượng yếu thế. Rất nhiều văn bản quốc tế đã ra đời hướng đến sự bình đẳng, cơng bằng xã hội cho tất cả các nhóm đối tượng chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội. Điều này khơng chỉ thể hiện tính nhân văn, nhân đạo giữa con người với con người mà còn thể hiện những giá trị to lớn về sự công bằng, hướng đến sự phát triển chung cho mọi người.

Với riêng nhóm đối tượng NKT, chắc chắn không thể bỏ qua “Công ước Quốc tế về các quyền của Người khuyết tật” được Liên hợp quốc đưa ra

ngày 30/3/2007. Đây là một văn bản quan trọng có ý nghĩa thúc đẩy, bảo hộ và đảm bảo người khuyết tật được hưởng thụ một cách đầy đủ và bình đẳng quyền con người, các quyền tự do cơ bản và nâng cao sự tôn trọng nhân phẩm của NKT. Các Quốc gia thành viên của Cơng ước trong đó có Việt Nam đã cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các điều khoản quy định và luôn cố gắng để thực hiện các điều khoản đó. Tồn bộ nội dung Cơng ước bao gồm hai phụ lục, 68 điều. Trong đó, điều 27 của Cơng ước quy định rất rõ ràng về vấn đề lao động và việc làm, cụ thể:

1. Quốc gia thành viên công nhận quyền lao động của người khuyết tật trên cơ sở bình đẳng với những người khác; quyền này bao gồm cả quyền có cơ hội tự kiếm sống bằng hình thức lao động do người lao động chọn hoặc chấp nhận trên thị trường lao động và trong môi trường lao động mở, dễ tiếp cận đối với người khuyết tật. Quốc gia thành viên bảo vệ và thúc đẩy việc

trong quá trình lao động, bằng cách tiến hành các bước thích hợp, bao gồm việc thông qua các biện pháp lập pháp, nhằm một số mục đích, trong đó có:

a. Cấm phân biệt trên cơ sở sự khuyết tật trong mọi vấn đề liên quan đến việc làm, bao gồm điều kiện tuyển dụng, sự thuê mướn và tuyển dụng, tiếp tục được tuyển dụng, thăng tiến nghề nghiệp và điều kiện làm việc an toàn và bảo đảm sức khỏe;

b. Bảo vệ quyền của người khuyết tật được có điều kiện làm việc chính đáng và thuận lợi trên cơ sở bình đẳng với những người khác, trong đó có cơ hội bình đẳng và được trả lương ngang nhau cho cơng việc có giá trị ngang nhau, điều kiện làm việc an toàn và bảo đảm sức khỏe, bao gồmviệc được bảo vệ không bị quấy rối hay bị mắng nhiếc;

c. Bảo đảm cho người khuyết tật có thể thực hiện quyền tham gia cơng đồn, nghiệp đồn trên cơ sở bình đẳng với những người khác;

d. Tạo điều kiện cho người khuyết tật tiếp cận các chương trình kỹ thuật và hướng nghiệp chung, các dịch vụ việc làm, đào tạo nghề và đào tạo tiếp tục;

e. Thúc đẩy cơ hội việc làm và thăng tiến nghề nghiệp cho người khuyết tật trên thị trường lao động, cũng như thúc đẩy hỗ trợ tìm kiếm việc làm, duy trì và quay trở lại làm việc;

f. Thúc đẩy cơ hội tự làm việc, nhận thầu, phát triển hợp tác xã và khởi nghiệp;

g. Tuyển dụng người khuyết tật trong lĩnh vực công;

h. Thúc đẩy tuyển dụng người khuyết tật trong lĩnh vực tư, thông qua các biện pháp và chính sách thích hợp, trong đó có thể có các chương trình hành động mang tính chất động viên, khen thưởng và các biện pháp khác;

j. Tạo điều kiện cho người khuyết tật có kinh nghiệm làm việc trên thị trường lao động mở;

k. Thúc đẩy các chương trình phục hồi nghề nghiệp, giữ gìn nghề nghiệp và quay trở lại làm việc cho người khuyết tật.

2. Quốc gia thành viên bảo đảm rằng người khuyết tật không phải làm nô dịch hoặc lao dịch, và được bảo vệ khỏi hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc, trên cơ sở bình đẳng với những người khác.

Như vậy, có thể thấy rằng vấn đề việc làm nói riêng và sinh kế cho NKT nói chung quả thực là những vấn đề cần nhận được sự chung tay của các cơ quan có thẩm quyền, của cộng đồng xã hội cũng như của chính NKT. Cơng ước cho thấy tầm quan trọng của việc giúp đỡ NKT cũng như trách nhiệm của các Quốc gia thành viên. “Công ước Quốc tế về các quyền của Người khuyết tật” cũng giúp tác giả có cái nhìn sâu rộng hơn về các vấn đề

của NKT cũng như có hướng nghiên cứu, tìm hiểu đúng đắn cho quá trình thực hiện đề tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 38 - 40)