Nhu cầu hỗ trợ sinh kế của NKT tạixã Việt Ngọc, huyện Tân Yên,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 56)

1.1.1 .Người khuyết tật

2.1. Thực trạng NKT tạixã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

2.1.4. Nhu cầu hỗ trợ sinh kế của NKT tạixã Việt Ngọc, huyện Tân Yên,

tỉnh Bắc Giang

Nhu cầu của NKT cũng khơng nằm ngồi tháp nhu cầu của Maslow. Hay nói cách khác, nhu cầu của nhóm đối tượng NKT cũng giống như rất nhiều con người bình thường khác trong xã hội. Bên cạnh các nhu cầu được phân cấp thành nhiều thang bậc trong tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu được hỗ trợ sinh kế nổi lên như một trong những nhu cầu quan trọng liên quan đến quyền được sinh tồn, được phát triển của NKT. Sinh kế khơng chỉ là điều kiện để NKT có thu nhập phục vụ cho sinh hoạt cơ bản hàng ngày. Mà đây còn là một cơ hội để NKT khẳng định bản thân mình và nhận được sự tơn trọng của cộng đồng xã hội.Hiện nay, đại đa số NKT tại xã Việt Ngọc khi được hỏi đều rất mong muốn có cơ hội được làm việc, trước là tạo thu nhập cho bản thân và gia đình bớt đi gánh nặng về vật chất, tiếp đến là cống hiến cho xã hội.

“Mong muốn có việc làm lắm chứ, chỉ là chẳng biết là mình thì làm được gì? Ai nhận mình vào làm thơi chị ạ”.

(Trích phỏng vấn sâu NKT nữ, 22 tuổi, khiếm thị, thôn Dĩnh)

“Người như các cơ mà được đi làm thì mong gì hơn. Cháu mà thấy có nơi nào người ta nhận người bị khuyết tật như cơvào làm việc thì bảo cơ nữa nhé.”

“Chị là chị mong được đi làm từ lâu rồi em ạ. Khổ nỗi mình chẳng được học hành, đi lại thì khó khăn, nhà lại nghèo… Chứ nhà có hai chị em, chị gái chị đi làm Samsung, tuần ca ngày, tuần ca đêm, vất vả lắm mà khơng giúp được gì. Chị xót hết cả ruột”.

(Trích phỏng vấn sâu NKT nữ, 28 tuổi, khuyết tật vận động, thơn Phú Thọ 1)

“Mong muốn đi làm thì có khi bác cịn trẻ đã muốn được đi làm cho bố mẹ đỡ khổ về mình. Sau này bác lấy bá thì bá làm hết, các anh chị cũng một tay bá ni lớn. Nhìn vợ con bao năm vất vả nghĩ nhiều mà chẳng đỡ đần được mấy. Chỉ loanh quanh trong nhà lo nấu nồi cám, bá vác ngơ về thì bẻ ngơ, phơi thóc… Giờ có tuổi rồi nhưng có việc bác vẫn muốn làm”.

(Trích phỏng vấn sâu NKT nam, 55 tuổi, khuyết tật vận động, khiếm thị, thôn Cầu Trại 1)

Nhu cầu được làm việc của NKT rất chính đáng nhưng rất cần nhận được sự hỗ trợ. Bởi lẽ những khó khăn như đã phân tích ở mục 2.1.2 cũng đã cho thấy cơ hội việc làm của NKT rất hạn chế. Cho dù bản thân NKT có nhu cầu, có mong muốn được làm việc nhưng những khó khăn đó sẽ là những trở ngại để NKT có được sinh kế ổn định.

2.2.Thực hiện công tác hỗ trợ sinh kế cho NKT tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

2.2.1. Quan điểm của chính quyền địa phương về công tác hỗ trợ sinh kế cho NKT

Chính quyền địa phương đóng một vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ sinh kế cho NKT tại xã Việt Ngọc hiện nay. Quan điểm của lãnh đạo xã Việt Ngọc về các vấn đề của NKT được thể hiện khá rõ ràng. Chính quyền xã Việt

Việc thực hiện chính sách trợ cấp hàng tháng cho NKT được cán bộ phụ trách LĐTB & XH thực hiện một cách thường xuyên. Thực hiện tốt tinh thần tương thân tương ái, địa phương thường xuyên tặng quà cho các hộ gia đình có NKT. Những hộ gia đình có NKT được địa phương tạo điều kiện, thực hiện theo đúng quy định của nhà nước.

“Địa phương luôn thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho NKT trong xã. Các hoạt động hàng năm như lễ Tết, các ngày kỷ niệm, xã đều có các phần q cho các gia đình hộ nghèo, nhiều hộ gia đình trong đó là NKT. Những hộ gia đình có NKT được xã thực hiện phát tiền trợ cấp hàng tháng theo quy định mức trợ cấp của Nhà nước. Nhiều tổ chức như các Hội, Mặt trận các thôn cũng là một lực lượng quan trọng thực hiện hoạt động hỗ trợ NKT về mọi khía cạnh. Địa phương có những hoạt động ưu tiên cho nhóm đối tượng NKT để giúp đỡ họ vượt qua khó khăn như hoạt động của bên Đồn thanh niên trao quà tình thương, hỗ trợ thu hoạch nơng sản… Riêng về sinh kế thì xã đã triển khai và thực hiện nhiều kế hoạch khác nhau như ưu tiên cho NKT, người có cơng, gia đình chính sách có ruộng gần nhà, vận động bà con thu mua nơng sản cho hộ gia đình có người khuyết tật...”.

(Trích phỏng vấn sâu bà Nguyễn Thị Hà, cán bộ phụ trách LĐTB & XH xã Việt Ngọc)

“Xã rất quan tâm đến NKT cũng như nhiều đối tượng bảo trợ xã hội trong địa bàn. Trong nhiều năm qua, việc thực hiện chính sách được cán bộ phụ trách LĐTB & XH xã tiến hành rất đầy đủ theo quy định. Những gia đình có người NKT được xã tặng quà bánh hàng năm, thực hiện nhiều chương trình ủng hộ, giúp đỡ thường xuyên. Mỗi tổ chức tại địa phương đều thể hiện vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động hỗ trợ và mạnh mẽ nhất phải kể đến Hội Phụ nữ, Hội Nơng dân và Đồn thanh niên xã”.

“Đồn thanh niên ln cố gắng phát huy vai trị xung kích của mình trong việc sáng tạo và thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ cho bà con trong xã. NKT của xã được Đoàn xác định cần phải có những hỗ trợ thiết thực nên đã cố gắng phát động phong trào để anh chị em thanh niên các thơn có được tinh thần giúp đỡ và tham gia giúp đỡ cho các cô bác bị khuyết tật. Các hoạt động trao quà, hỗ trợ thu hoạch khi mùa vụ đến đều được chúng tôi thực hiện rất tích cực. Gia đình có các em nhỏ khuyết tật khơng thể đến trường thì được thanh niên chi đồn trong thơn có hộ gia đình đó phụ trách tổ chức dạy chữ… Nhìn chung quan điểm hỗ trợ cho NKT tại địa phương được thực hiện thường xuyên, thể hiện đúng tinh thần của thanh niên”.

(Trích phỏng vấn sâu Nguyễn Thị Thảo, Bí thư Đồn thanh niên xã Việt Ngọc)

Quan điểm của chính quyền địa phương được thể hiện rõ qua nhiều hoạt động như bà Nguyễn Thị Hà và ông Trần Công Việt… đã chia sẻ. Với những quan điểm rõ ràng về việc hỗ trợ cho NKT nói chung và lĩnh vực sinh kế nói riêng, chính quyền xã đã thể hiện sự quan tâm tới việc phát triển cộng đồng, mang đến ấm no, cơng bằng, góp phần giúp các đối tượng yếu thế như NKT có được cuộc sống thực sự tốt đẹp hơn.

2.2.2. Tổ chức thực hiệnhỗ trợ sinh kế cho NKT tại địa phương

Các mơ hình, chính sách hỗ trợ sinh kế có vai trị khơng nhỏ với hoạt động hỗ trợ cho NKT tại xã Việt Ngọc. Ở cấp huyện và xã cũng đã có những mơ hình thể hiện sự sáng tạo, sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng như cả cộng đồng xã hội với đối tượng NKT.

Hội Người khuyết tật huyện Tân Yên đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ cho các nhóm đối tượng NKT và mang lại thành công. Hội đã tổ chức nhiều

việc làm tại chỗ cho NKT và thương binh của xã Ngọc Lý từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2015. Mơ hình này đã mang lại hiệu quả to lớn, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho 30 NKT. Việc nhân rộng mơ hình này ra các xã trong địa bàn huyện đã và đang được Hội Người khuyết tật cũng như lãnh đạo các cấp huyện, xã xem xét. Điều này sẽ mở ra cơ hội cho NKT tại xã Việt Ngọc cũng như nhiều xã khác có việc làm, có sinh kế ổn định.

Bên cạnh đó, Hội Người mù huyện Tân n chính là một mơ hình hỗ trợ sinh kế cho NKT tiêu biểu. Trong những năm qua, Hội đã thành lập một tổ sản xuất tăm tre theo mùa vụ duy trì số lượng NKT khoảng 12 - 15 người mang lại thu nhập tương đối ổn định cho các hội viên. Bên cạnh đó, Hội cũng thành lập một nhóm tẩm quất người mù cho 5 - 6 hội viên thường xuyên hoạt động. Đây là những hoạt động thiết thực hỗ trợ cho đối tượng NKT trong huyện. NKT khiếm thị tại xã Việt Ngọc đều là hội viên của Hội Người mù huyện Tân Yên. Nhờ hoạt động tích cực của Hội đã có tác động khơng nhỏ tới NKT nên trong nhiều năm qua hội viên khuyết tật tại xã Việt Ngọc cũng tham gia vào mơ hình sản xuất tăm tre. Hội viên cũng mang sản phẩm của mình tới các đơn vị trường học, các tổ chức chính trị xã hội để quảng bá và nhận được sự ủng hộ to lớn. Đây là thành quả đáng khích lệ và mang đến sự tự tin, nguồn thu nhập khơng nhỏ cho nhóm đối tượng NKT tại xã Việt Ngọc nói riêng và NKT trên tồn huyện Tân n nói chung.

Ởcấp xã, Việt Ngọc đã thực hiện đầy đủ các chính sách nằm trong phạm vi các chính sách hỗ trợ trợ cấp theo quy định hàng tháng. Nhưng bên cạnh đó có rất nhiều hoạt động khác thể hiện sự quan tâm của chính quyền địa phương, thể hiện đúng quan điểm hỗ trợ đã được cán bộ lãnh đạo xã khẳng định.

Cụ thể, phải kể đến hoạt động hỗ trợ để NKT có ruộng gần nhà do Hội Nơng dân xã Việt Ngọc thực hiện. Hoạt động này được Hội Nông dân xã Việt Ngọc thực hiện rất cẩn thận để cộng đồng dân cư khu vực các thơn có được sự

các gia đình chính sách, gia đình có NKT được tham gia lao động sản xuất gần khu vực sinh sống luôn được xã thực hiện triệt để. Điều này thể hiện sự nhân văn, nhân đạo và phù hợp với hồn cảnh, điều kiện của các hộ gia đình này.

“Hiểu được sự thiệt thịi, khó khăn của các gia đình có NKT, Hội Nơng dân xã chúng tơi kêu gọi các hộ gia đình tạo điều kiện để cho các hộ gia đình có NKT có được thuận lợi trong lao động sản xuất. Những gia đình có NKT trực tiếp tham gia lao động khi có ruộng gần nhà sẽ có điều kiện tốt hơn, dễ dàng chăm lo cho mùa màng của mình hơn. Khi có mùa vụ, các gia đình thường cấy đổi cơng hay gặt đổi cơng cho nhau nhưng với gia đình có NKT thì chúng tơi qn triệt hỗ trợ bà con lao động sản xuất... Được bà con nhân dân trong xã cũng hết sức ủng hộ hoạt động này”.

(Trích phỏng vấn sâu ơng Lê Văn Tiến, chủ tịch Hội Nông dân xã Việt Ngọc)

“Có ruộng gần nhà nên gia đình cũng đỡ khó khăn hơn. Cơ đi lại không thuận tiện nhưng may sao làm đồng ngay gần nên có muốn chuyển thóc hay rơm rạ… về cũng khơng đến nỗi vất vả lắm”.

(Trích phỏng vấn sâu NKT nữ, 52 tuổi, khuyết tật vận động, thơn Đồng) Tồn bộ q trình thực hiện hoạt động hỗ trợ NKT có ruộng gần nhà được thực hiện một cách thống nhất, có khoa học từ sự chỉ đạo của cấp chính quyền địa phương cho đến đơn vị phụ trách tổ chức thực hiện là Hội Nơng dân xã. Quy trình thực hiện tiến hành hàng năm, bao gồm việc xây dựng nên một kế hoạch thực hiện với các hoạt động cụ thể bao gồm sự tham gia của nhóm NKT và người dân có ruộng gần nhà tại các đơn vị cấp thôn. Nhân viên xã hội sẽ đóng vai trị trung gian kết nối và giám sát việc thực hiện quá trình bàn bạc, thống nhất về việc đổi ruộng, đảm bảo quyền lợi cho NKT và cả

bộ địa chính xã lập một danh sách các hộ gia đình NKT có ruộng ở xa cần phải hỗ trợ đổi ruộng. Trong nam 2017, đã tiến hành hỗ trợ cho 17 trường hợp NKT có ruộng gần nhà. Trong khi đó, số hộ gia đình có NKT được hỗ trợ để có ruộng gần nhà năm 2016 là 13 hộ.

Trong nhiều năm qua, việc thực hiện hoạt động hỗ trợ NKT có ruộng gần nhà hay chính là hoạt động trao đổi ruộng đã mang đến hiệu quả không nhỏ và thể hiện rất rõ vai trị của nhân viên Cơng tác xã hội trong việc hỗ trợ nhóm đối tượng yếu thế như NKT có được cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nhận thấy việc hỗ trợ không chỉ cùng tham gia lao động sản xuất, hay hỗ trợ để NKT có thể thuận tiện cho q trình tham gia lao động, Đồn thanh niên xã Việt Ngọc đã thực hiện thu hoạch nông sản cho NKT. Vào vụ cấy và khi gặt, Đoàn thanh niên xã sẽ cho thanh niên các chi đồn của từng thơn tổ chức hỗ trợ gia đình NKT. Cụ thể từ hoạt động gieo sạ, cấy ném khay… đến khi thu hoạch đều được thực hiện đầy đủ. Hoạt động được tiến hành trong 2 năm trở lại đây nhưng đã mang đến rất nhiều hiệu quả tích cực. Mang đến nguồn động viên to lớn cho gia đình có NKT cũng như gây dựng được phong trào thanh niên hỗ trợ gia đình có NKT trong tồn xã. Nhiều chi đồn thanh niên các thôn như: Thể Hội, Phố Mới phát huy phong trào này, đã tự mình thực hiện hoạt động hỗ trợ cho các gia đình NKT và nhiều gia đình chính sách khác thu hoạch ngơ, sắn, vừng, lạc…

“Thanh niên trong xã nhìn chung rất tích cực tham gia các hoạt động hỗ trợ cho đối tượng chính sách. Việc tham gia lao động sản xuất cùng bà con đã được thực hiện trong nhiều năm qua. Các gia đình được hỗ trợ đều là những gia đình gặp nhiều khó khăn. Chúng tơi rất vui mừng khi gây dựng phong trào và được nhiều chi đoàn thanh niên hưởng ứng, duy trì phát triển hơn tại thơn mình”.

“May lắm cháu ạ. Mỗi lần đến vụ lúa là các em nó lại đến nhà bác để giúp cấy hái. Đỡ được bao nhiêu là việc. Lúc cịn trẻ thì cịn cố gắng làm được, nay có tuổi hơn rồi may quá lại có các em nó tổ chức hỗ trợ cho mình. Nhìn chúng nó rõ vất vả nhưng lúc nào cũng bảo vui lắm bá ạ…”

(Trích phỏng vấn sâu NKT nữ, 56 tuổi, khuyết tật vận động, thơn Phú Thọ 2) Về quy trình thực hiện hoạt động hỗ trợ cho NKT thu hoạch nơng sản, Đồn thanh niên xã Việt Ngọc đã phối hợp rất chặt chẽ với Hội Nông dân và nhân viên Cơng tác xã hội để q trình thực hiện được diễn ra sn sẻ, thuận lợi nhất. Đầu tiên, Bí thư Đồn Thanh niên xã Việt Ngọc tiến hành xây dựng kế hoạch hỗ trợ thu hoạch nông sản theo mùa vụ cho các hộ gia đình có NKT. Thông thường, hoạt động này được thực hiện vào dịp hè hàng năm, khi các thanh niên của xã có nhiều thời gian rảnh rỗi, có thể tham gia hoạt động tình nguyện… Kế hoạch được triển khai đến từng chi đồn các thơn và Bí thư Đồn mỗi thơn sẽ tiến hành lên kế hoạch thu hoạch nơng sản cho từng hộ gia đình NKT. Đảm bảo, tất carcacs hộ gia đinh NKT làm nông nghiệp đều được hỗ trợ thu hoạch nơng sản. Các đồn viên trong mỗi chi đồn thơn tại xã Việt Ngọc chia ra thành từng nhóm nhỏ, tiến hành đồng thời các hoạt động hỗ trợ gia đình NKT. Cuối mỗi tuần hoặc tháng đều có báo cáo tổng kết hoạt động hỗ trợ đã được thực hiện trong bao lâu, các hộ gia đình hay NKT nào được hỗ trợ và cuối cùng là rút kinh nghiệm, biểu dương tinh thần các đội, nhóm hồn thành tốt hoạt động.

Đây là một hoạt động có sự tham gia phối hợp của cán bộ phụ trách Cơng tác xã hội với vai trị phối hợp cung cấp thông tin và giám sát, kết nối với các gia đình có NKT. Hoạt động thực sự đã mang đến hiệu quả không nhỏ

đang nhận được sự quan tâm cũng như được tiến hành hết sức đa dạng với nhiều hoạt động khác nhau.

Không chỉ dừng lại ở hoạt động hỗ trợ để lao động là NKT có ruộng gần khu vực sinh sống hay thu mua nông sản, về lĩnh vực sinh kế, Hội Phụ nữ xã Việt Ngọc đã hỗ trợ các gia đình phụ nữ khuyết tật, phụ nữ có người thân là NKT trong toàn xã các sản phẩm cây, con giống mỗi khi có mùa vụ. Nguồn kinh phí được chính các phụ nữ trong các thôn gây dựng và được tổ chức thực hiện một cách hiệu quả, đạt được nhiều thành công. Đơn cử như hoạt động hỗ trợ giống gà và cá cho NKT tại thôn Việt Hùng 1. Bản thân các hộ gia đình này cịn được cán bộ khuyến nông xã trực tiếp hướng dẫn về các chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)