Tình hình chung về NKTvà đời sống của NKT tạixã Việt Ngọc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 44)

1.1.1 .Người khuyết tật

2.1. Thực trạng NKT tạixã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

2.1.1. Tình hình chung về NKTvà đời sống của NKT tạixã Việt Ngọc

Trước hết, để có sự hỗ trợ đúng đắn cho NKT tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang về vấn đề sinh kế thì cần hiểu rõ về thực trạng NKT tại đây. Những thông tin về số lượng, dạng tật, mức độ khuyết tật… có ý nghĩa khơng nhỏ phục vụ cho quá trình tìm hiểu sâu hơn cũng như phục vụ đắc lực cho quá trình nghiên cứu.Hướng đến mục tiêu nắm được cơ bản các thông tin về NKT trong tồn xã và từ đó có thể đề xuất các giải pháp lâu dài, bền vững cho NKT tại đây.

Là một trong nhiều nhóm đối tượng yếu thế, NKT của xã Việt Ngọc cũng chiếm một tỷ lệ khơng nhỏ. Số NKT là 134 NKT/8628 người trong tồn xã với nhiều dạng khuyết tật: vận động, trí tuệ, khiếm thị, khiếm thính và do nhiều nguyên nhân khác nhau… Tác giả tiến hành tìm hiểu và đưa ra các số liệu chi tiết về NKT của xã Việt Ngọc cụ thể qua bảng sau:

Bảng 2.1: Tỷ lệ NKT phân theo đơn vị hành chính cấp thơn

STT Thôn Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Phú Thọ 1 3 2.2 2 Phú Thọ 2 5 3.7 3 Đầm Lác 5 3.7 4 Thôn Đồng 7 5.2 5 Đồng Xứng 10 7.5 6 An Lạc 1 7 5.2

STT Thôn Số lƣợng Tỷ lệ (%) 8 Cầu Trại 1 6 4.5 9 Cầu Trại 2 6 4.5 10 Thơn Chính 8 6 11 Thơn Dĩnh 9 6.7 12 Hàng Gia 9 6.7 13 Thôn Nành 8 6 14 Ngõ Đá 5 3.7 15 Ngõ Giữa 11 8.2 16 Ngõ Nành 5 3.7 17 Phố Mới 4 3.1 18 Tân An 5 3.7 19 Thể Hội 4 3.1 20 Trại Hạ 2 1.5 21 Trại Tón 9 6.7 22 Việt Hùng 1 2 1.5 23 Việt Hùng 2 3 2.2

(Nguồn: Báo cáo theo dõi xác nhận khuyết tật xã Việt Ngọc)

Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng, hai thôn Ngõ Giữa và Đồng Xứng chiếm số lượng NKT lớn hơn so với các thôn khác, tương ứng là 11 và 10 NKT. Điều này được lý giải do số lượng dân cư sinh sống tại đây chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tồn xã. Địa hình đồi thấp kết hợp với đồng bằng đã thu hút dân cư tập trung sinh sống tại các khu vực này. Trong khi đó, một số khu vực khác như ở thôn Trại Hạ (2 NKT) và An Lạc 2 (1 NKT) có mật độ dân cư khơng lớn do địa hình nơi đây là các dải đồi xen kẽ, dân cư trở nên thưa thớt

NKT nói chung và NKT của xã Việt Ngọc nói riêng được hình thành từ nhiều dạng tật và nhiều nguyên nhân khác nhau. Những dạng khuyết tật cơ bản bao gồm: khuyết tật trí tuệ, khiếm thị, khiếm thính, khuyết tật nói, khuyết tật vận động và đa khuyết tật. Những dạng tật này được phân chia rõ ràng nhằm phục vụ cho công tác hỗ trợ NKT của địa phương. Bên cạnh đó, việc xác định các dạng khuyết tật cũng có ý nghĩa khơng nhỏ giúp tác giả có thể đưa ra những hỗ trợ và các giải pháp cần thiết cho NKT tại xã Việt Ngọc. Bảng số liệu dưới đây đã đưa ra thông tin chi tiết, cụ thể về các dạng tật cũng như nguyên nhân.

Bảng 2.2: Tỷ lệ NKT phân theo dạng khuyết tật

Dạng khuyết tật Nguyên nhân Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Khuyết tật trí tuệ (thần kinh, tâm thần)

Bẩm sinh, tai nạn, bệnh

tật, chiến tranh 33 24.6 Khuyết tật khiếm thị,

khiếm thính, khuyết tật nói

Bẩm sinh, tai nạn, bệnh

tật, chiến tranh 8 6 Khuyết tật vận động Bẩm sinh, tai nạn, bệnh

tật, chiến tranh 51 38 Đa khuyết tật Bẩm sinh, tai nạn, bệnh

tật, chiến tranh 42 31.4

Tổng 134 100

(Nguồn: Báo cáo theo dõi xác nhận khuyết tật xã Việt Ngọc)

Qua bảng số liệu có thể nhận thấy, số NKT vận động tại xã Việt Ngọc chiếm tỷ lệ cao nhất, với 51/134 NKT, chiếm 38%. Chiếm số lượng lớn thứ hai là dạng đa khuyết tật với 42/134 NKT, chiếm 31.4%. Dạng khuyết tật trí tuệ đứng thứ ba với 33/134 NKT, chiếm 24.6% số NKT trong toàn xã. Và số NKT dạng khiếm thị, khiếm thính, khuyết tật nói chiếm tỷ lệ thấp nhất: 8/134 NKT, chiếm 6%.

* Số lƣợng NKT từ 15 – 60 tuổi:

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả thực hiện tìm hiểu về NKT tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang trong độ tuổi lao động theo Luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: từ 15 – 60 tuổi. Đây là độ tuổi lao động nói chung của cơng dân nước Việt Nam, khi con người có đầy đủ điều kiện về thể chất, tinh thần để tham gia lao động theo quy định. Với NKT nói riêng, rất nhiều người trong độ tuổi này vẫn có thể tham gia lao động và thực hiện được nhiều hoạt động việc làm, có thu nhập chính đáng. Bảng số liệu được tổng hợp từ báo cáo xác nhận NKT tại xã Việt Ngọc dưới đây sẽ đưa ra số liệu chi tiết về NKT phân chia theo độ tuổi.

Bảng 2.3: Tỷ lệ NKT từ 15 tuổi trở lên phân theo độ tuổi

Độ tuổi Số lƣợng Tỷ lệ (%) Từ 15 đến<=18 tuổi 0 0 Từ 19 đến <= 30 tuổi 12 14.2 Từ 31 đến <= 45 tuổi 32 38.2 Từ 46 đến <= 60 tuổi 40 47.6 Tổng 84 100

(Nguồn: Báo cáo theo dõi xác nhận khuyết tật xã Việt Ngọc)

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy rằng NKT trong độ tuổi từ 15 đến <=18 tuổi ở xã Việt Ngọc hiện tại chiếm tỷ lệ thấp nhất: 0%. Trong khi đó, số NKT từ 46 đến <=60 tuổi lại chiếm tỷ lệ cao nhất tới 47.6%. Số NKT ở độ tuổi từ 31 đến <=45 tuổi chiếm 38.2% và từ 19 đến <=30 tuổi chiếm 14.2%. NKT trong độ tuổi từ 46 đến <=60 tuổi chủ yếu là những NKT vận động và đa khuyết tật do bẩm sinh và tai nạn. Phần lớn nằm trong tình trạng khuyết tật nặng. Số NKT còn khả năng lao động trong độ tuổi này chiếm tỷ lệ khơng

* Tỷ lệ giới tính:

Bảng 2.4: Tỷ lệ NKT từ 15 tuổi đến 60 tuổi phân theo giới tính

Giới tính Số lƣợng Tỷ lệ

Nam 54 64.3

Nữ 30 35.7

Tổng 84 100

(Nguồn: Báo cáo theo dõi xác nhận khuyết tật xã Việt Ngọc)

Qua bảng số liệu được tổng hợp từ số liệu của địa phương kể trên, có thể thấy rằng số NKT là nam chiếm tỷ lệ lớn hơn so với số NKT nữ trong độ tuổi từ 15 tuổi đến 60 tuổi.

* Trình độ học vấn:

NKT cũng có mong muốn được học tập và rất nhiều NKT tại xã Việt Ngọc đã được tham gia học tập ở nhiều cấp học khác nhau. Rất nhiều NKT đang tham gia học tập nhưng do gặp phải tai nạn đáng tiếc dẫn đến bị khuyết tật và phải dừng việc học, việc làm. Có những NKT dù có mong muốn đi học song sức khỏe không thể đáp ứng khiến cho ước mơ đi học trở nên xa vời. Bảng số liệu dưới đây sẽ cho thấy điều này.

Bảng 2.5: Tỷ lệ NKT từ 15 tuổi trở lên phân theo trình độ học vấn

Độ tuổi Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Chưa từng đi học 65 77.4

Tiểu học 8 9.5

Trung học cơ sở 6 7.1

THPT 5 6

Trung cấp nghề /trường dạy nghề 0 0

Cao đẳng 0 0

Đại học 0 0

Sau đại học 0 0

Bảng số liệu cho thấy NKT tại xã Việt Ngọc chưa từng được đi học chiếm tỷ lệ cao nhất lên tới 65 NKT/84 NKT trong độ tuổi từ 15 đến <= 60 tuổi. Số liệu này cho thấy đại đa số NKT tại địa phương có trình độ học vấn rất thấp, dẫn đến việc tham gia lao động, kiếm việc làm để có được sinh kế càng trở nên khó khăn. Tỷ lệ NKT tham gia học tập đến hết cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thơng giảm dần, chiếm tỷ lệ rất thấp. Chính yếu tố khuyết tật dẫn đến sự khó khăn trong hoạt động học tập, làm giảm cơ hội được tham gia học nghề, tham gia lao động, có việc làm của NKT tại xã Việt Ngọc. Điều này được làm rõ qua nội dung tình trạng việc làm của NKT dưới đây.

* Tình trạng việc làm:

Bảng 2.6: Tỷ lệ NKT từ 15 tuổi trở lên phân theo tình trạng việc làm

Tình trạng việc làm Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Hiện đang có việc làm 22 26.2 Từng có việc làm 15 17.9 Khơng có việc làm 47 55.9

Tổng 84 100

(Nguồn: Báo cáo theo dõi xác nhận khuyết tật xã Việt Ngọc)

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy rằng số NKT từ 15 đến <=60 tuổi của xã Việt Ngọc hiện đang có việc làm chỉ có 22 người, chiếm 26.2%. Trong khi đó, nhiều NKT đang có việc làm song do vấn đề khuyết tật phải kết thúc hoạt động lao động cũng lên tới 15 người, chiếm 17.9%. Song chiếm tỷ lệ cao nhất lên tới 55.9% là số NKT khơng có việc làm. Đây là một vấn đề đòi hỏi phải có sự quan tâm, hỗ trợ để những NKT có nhu cầu, mong muốn có việc làm và thu nhập có thể tìm thấy hướng đi cho mình.

*Nghề nghiệp:

Bảng 2.7: Tỷ lệ NKT từ 15 tuổi trở lên hiện đang có việc làm phân theocơ cấu nghề nghiệp

Nghề nghiệp Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Nông dân 15 68.1

Lao động tay chân 3 13.7 Tiểu thương/dịch vụ 4 18.2

Công nhân 0 0

Nghề khác 0 0

Tổng 22 100

Trong tổng số 22 NKT hiện đang có việc làm như thống kê tại bảng 2.6, có thể thấy rằng, có tới 15 NKT tham gia hoạt động nông nghiệp làm nông dân như bảng 2.7 đã chỉ rõ. Bên cạnh đó, vẫn có tới 3 NKT tham gia lao động tay chân và 4 NKT làm tiểu thương/dịch vụ. Qua đây có thể thấy rằng nghị lực của NKT rất mạnh mẽ. Bản thân NKT cũng có thể tham gia lao động, thực hiện hoạt động sinh kế để có thể có được cuộc sống tốt đẹp hơn.

2.1.2. Hồn cảnh gia đình của NKT tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

Trước hết, để có thể hiểu được NKT tại xã Việt Ngọc, nhất định không thể bỏ qua việc tìm hiểu hồn cảnh gia đình của NKT tại đây. Đại đa số gia đình NKT tại đây có đời sống vật chất hết sức khó khăn. Trong tổng số 84 NKT từ 15 – 60 tuổi đã thống kê ở các bảng số liệu về thực trạng kể trên, có 12 NKT hiện đang sống một mình. Trong đó, chủ yếu là NKT nhẹ và khuyết tật nặng. 72 NKT còn lại là những NKT nhẹ, nặng, đặc biệt nặng hiện đang sinh sống cùng với người thân và gia đình. Theo chị Nguyễn Thị Hà – cán bộ phụ trách LĐ – TB & XH xã Việt Ngọc, hầu hết hồn cảnh gia đình NKT đều hết

Khơng có việc làm, khơng thể hỗ trợ gia đình, lại mang trong mình sự khuyết tật là một trong những yếu tố gây ra sự giảm sút về kinh tế của gia đình những NKT.

Để tìm hiểu rõ hơn về đời sống của NKT, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 10 NKT ở các độ tuổi trong khoảng từ 15 đến <=60 tuổi và mô tả chi tiết về hồn cảnh gia đình của 5 NKT tại xã Việt Ngọc. Qua q trình thực hiện, có thể thấy rằng, điều kiện vật chất của các hộ gia đình này gặp phải nhiều khó khăn. Nhiều NKT khi được hỏi đã chia sẻ rằng thu nhập của cả gia đình 4 người đơi khi chỉ trơng vào một thành viên hay cá biệt có gia đình có tới hai NKT khiến cho kinh tế gia đình càng lâm vào cảnh thiếu thốn hơn…

“Em chẳng được đi học nên chẳng biết chữ, giờ cũng 23 tuổi rồi mà chẳng biết làm gì ra tiền, chỉ loanh quanh ở nhà với thi thoảng em sang hàng xóm. Bố mẹ em cũng chỉ có mỗi nghề làm ruộng. Giờ ngày nông nhàn bố em lại chạy đi xách vữa cho bác em, bác đi xây quanh xã nên bảo bố em đi cùng. Nhà còn hai đứa em, may mà lành lặn, chẳng bị què quặt như em, nhưng chúng nó bé nên khơng làm ra tiền. Em chỉ làm mấy cái vặt vãnh việc nhà với trông nhà thôi”.

(Trích phỏng vấn sâu NKT nam, khuyết tật vận động, 23 tuổi, thơn Chính)

“Em ở với ơng bà em từ lúc 10 tuổi chị ạ. Bố mẹ em đi vào Nam làm ăn, mang theo đứa em gái em vào đấy, Tết mới về. Thi thoảng bố mẹ em lại gửi tiền ra cho ông bà em nuôi em. Nhưng ông bà em già rồi, không làm được việc nặng. Bà em trồng mấy cây rau trong vườn khi nào có phiên chợ thì bán, cịn lại để nhà ăn. Ơng em bị tai biến, đi lại cũng khó khăn như em này, hai ông cháu ở nhà chỉ loanh quanh đuổi gà cho nó đỡ chui vào vườn rau với vào bếp. Ơng nghe đài suốt, nhà cịn khơng có ti vi chị ạ”.

Có thể thấy rằng việc có được đời sống vật chất thoải mái hơn là mong muốn chính đáng khơng của riêng ai và NKT cũng vậy. Chia sẻ của NKT cho thấy nhận thức rõ ràng của họ về những khó khăn về kinh tế mà gia đình gặp phải. Những khó khăn về vật chất chính là yếu tố tác động khơng nhỏ tới cuộc sống của NKT cũng như chính gia đình của họ. Và để giải quyết được vấn đề này, thực hiện hoạt động hỗ trợ sinh kế chính là việc làm đúng đắn và cần thiết.

2.1.3. Những khó khăn trong vấn đề sinh kế của NKT tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

Sinh kế là một trong những vấn đề khó khăn khơng chỉ của riêng một nhóm đối tượng yếu thế nào. NKT tại xã Việt Ngọc cũng không phải là ngoại lệ. Cơ hội việc làm của nhóm đối tượng này rất hạn chế ở mọi lĩnh vực từ nông nghiệp, thương nghiệp, công nghiệp đến dịch vụ… Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân và nhiều phía, địi hỏi phải có cái nhìn đa chiều để xác định những vấn đề khó khăn đang cản trở NKT đến với cơ hội sinh kế của mình.

Thứ nhất, khó khăn xuất phát từ phía NKT. Tâm lý lo lắng, e dè của

NKT là khó khăn đầu tiên khiến cho cơ hội sinh kế, cơ hội việc làm của NKT bị ảnh hưởng. Yếu tố khuyết tật có ảnh hưởng khơng nhỏ tới cơ hội việc làm, nhưng yếu tố tâm lý của chính những NKT mới thực sự là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến những khó khăn trong vấn đề sinh kế. Đa số NKT tại xã Việt Ngọc rất tự ti về tình trạng khuyết tật của mình. Sự khuyết tật dù là bẩm sinh hay xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân nào cũng để lại cho bản thân NKT cảm giác mặc cảm. Suy nghĩ bản thân là người vô dụng, là người thừa thường xuất hiện trong mọi hoạt động của NKT. Rất ít NKT khi được hỏi cho rằng bản thân mình có những khả năng, thế mạnh riêng và những điều đó có thể mang đến cơ hội việc làm cho chính bản thân họ. Đây là khó khăn lớn nhất khi bàn đến vấn đề sinh kế của NKT tại xã Việt Ngọc.

“Bị què cụt như cơ thì làm được gì hả cháu? Có đi làm xa thì chân cẳng này cũng chẳng đi được.”

(Trích phỏng vấn NKT nữ, khuyết tật vận động, 45 tuổi, thơn Đầm Lác)

“Nếu nói có muốn đi làm khơng thì em mong muốn lắm chị ạ. Hai mấy tuổi đầu, bằng tuổi em, giờ mấy bạn trong xóm này đi làm công ty mang tiền về cho bố mẹ làm nhà, sửa nhà. Em thì ngồi đây thế này chán lắm chị ạ. Nhưng biết làm gì, ai người ta nhận người như mình vào làm.”

(Trích phỏng vấn sâu NKT nữ, 23 tuổi, khiếm thị, thôn Ngõ Đá)

Thứ hai, khó khăn xuất phát từ phía cộng đồng xã hội. Đây là một trong

những khó khăn rất lớn mang đến tâm lý e ngại của NKT. Các hoạt động ủng hộ cho NKT vào các dịp lễ Tết, các ngày kỷ niệm đều được người dân trong xã nhiệt tình tham gia… Nhưng vấn đề việc làm của NKT lại là một điều còn rất xa lạ. Bản thân NKT dù rất mong muốn có được việc làm song rất nhiều người dân lại cho rằng NKT thì khó có thể làm tốt được các cơng việc như một người bình thường. Suy nghĩ đó khiến cho NKT càng trở nên thu mình và khó có thể đến gần với cơ hội được làm việc, cơ hội sinh kế như những người bình thường khác. Đây là một trong những hạn chế của người dân hiện nay về quan niệm hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế trong xã hội. Nhiều người còn cho rằng hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế là trách nhiệm thuộc về các cấp ban ngành, đoàn thể,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)