Các lý thuyết vận dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 30 - 35)

1.1.1 .Người khuyết tật

1.2. Các lý thuyết vận dụng

1.2.1. Lý thuyết hệ thống – sinh thái

Giáo trình “Lý thuyết Cơng tác xã hội” của TS. Trần Văn Kham đã trình bày rất đầy đủ nội dung cơ bản của lý thuyết hệ thống sinh khái.

Lý thuyết hệ thống chỉ ra sự tác động mà các tổ chức, chính sách, các cộng đồng và các nhóm ảnh hưởng lên cá nhân. Cá nhân được xem như là bị lôi cuốn vào sự tương tác không dứt với nhiều hệ thống khác nhau trong môi trường. Lý thuyết hệ thống xem mỗi một cá nhân con người được cấu thành nên từ các tiểu hệ thống: sinh học, tâm lý - xã hội. CTXH khi tiếp cận với cá nhân cần đặt cá nhân đó dưới góc nhìn hệ thống. Lý thuyết sinh thái là tập hợp con của lý thuyết hệ thống với định nghĩa ba cấp độ hệ thống: cấp vi mô, cấp trung mô, cấp vĩ mô.

Hệ thống sinh thái với mỗi cá nhân là khơng cố định, nó ln biến đổi. Vì vậy khi NVCTXH tiếp cận thân chủ cần đặt thân chủ vào hệ thống – sinh thái hiện tại mà họ đang tồn tại và tìm ra những yếu tố tác động. Từ đó, xem hệ thống nào tác động tới cá nhân, hệ thống nào cần phục hồi, cần thiết lập lại.

Cả lý thuyết hệ thống và sinh thái đều hỗ trợ rất lớn cho những người làm CTXH trong mọi lĩnh vực, nó cung cấp cho NVCTXH khn khổ để phân tích sự tương tác ln thay đổi và ln tác động lên con người.

Trên cơ sở đó, địi hỏi NVCTXH khi xem xét thân chủ, phải xem xét thân chủ như một hệ thống có mối liên hệ tổng hợp với các hệ thống khác lớn hơn như bối cảnh, môi trường gia đình, cộng đồng…chứ khơng được xem họ như các yếu tố tách biệt, tự thân, vận hành một mình. Vì vậy khi phân tích, nhận diện về thân chủ cần đặt thân chủ trong hệ thống sinh thái mơi trường, gia đình, cộng đồng… để hiểu rõ về các mối quan hệ cũng như các vấn đề của họ. Bên cạnh đó, đặt thân chủ trong hệ thống mơi trường cũng là để tìm ra cấp độ can thiệp (nghĩa là xem vấn đề của họ nằm ở đâu? Họ cần được can thiệp ở cấp độ nào?).

Lý thuyết này được vận dụng nhằm xem xét đối tượng NKT trong mối quan hệ giữa họ với gia đình và với các mối quan hệ của họ. Đánh giá mức độ tương tác giữa NKT với các nhóm đối tượng có liên quan. Qua đó, xác định nguồn lực hỗ trợ, những khó khăn mà NKT gặp phải.

1.2.2. Lý thuyết nhu cầu của A.Maslow

Trong cuốn sách giáo trình Tham vấn của GS. TS. Trần Thị Minh Đức đã trình bày rất cụ thể về lý thuyết này. Đây là một trong những lý thuyết nền tảng, cơ bản giúp nghiên cứu đầy đủ, đúng đắn về nhu cầu của con người nói chung và góp phần khơng nhỏ vào phân tích nhu cầu của các nhóm đối tượng yếu thế như NKT nói riêng.

- Nhu cầu cơ bản:Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể

(body needs) hoặc nhu cầu sinh lý (physiological needs), bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, khơng khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải mái,…đây là những nhu cầu cơ bản nhất và

mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất, cơ bản nhất.

- Nhu cầu an toàn:Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản,

tức các nhu cầu này khơng cịn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa thì các nhu cầu về an tồn, an ninh sẽ bắt đầu được hình thành. Nhu cầu an tồn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống cịn của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống.

- Nhu cầu xã hội: Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương (needs of love). Con người ln phải sống trong một cộng đồng và hình thành những mối quan hệ xã hội, tham gia các hoạt động tập thể mới phát huy được bản thân. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ với bản thân mỗi cá nhân bình thường mà cịn vơ cùng quan trọng với nhóm đối tượng yếu thế như NKT.

- Nhu cầu được tôn trọng: Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng

(self esteem needs) vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lịng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân.

Mỗi NKT là một con người và việc NKT mong muốn nhận được sự tôn trọng từ người khác cũng là điều hồn tồn bình thường. Bản thân NKT cũng xứng đáng để nhận được sự quý mến, kính trọng từ mọi người xung quanh và sự tự tin vào bản thân mình của NKT cũng là điều tất yếu. Hiểu được điều này sẽ giúp mọi người có cái nhìn cơng bằng, khách quan và có những hỗ trợ phù hợp cho NKT.

- Nhu cầu được thể hiện mình:Đây là nhu cầu được sử dụng hết khả

năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội.

Hình ảnh tháp nhu cầu

1.2.3. Lý thuyết sinh kế bền vững

Nội dung lý thuyết sinh kế bền vững được tác giả Nguyễn Văn Sửu chắt lọc và phân tích chi tiết trong cuốn sách Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

và biến đổi sinh kế ở ven đô Hà Nội. Nội dung lý thuyết chỉ rõ những tác động

của các yếu tố bên ngoài và những biến đổi của các nguồn vốn sinh kế. Để từ đó, có được cách thức giải quyết và lựa chọn các nguồn vốn phù hợp cho quá trình giải quyết vấn đề, điều này phù hợp với cả nhóm đối tượng là NKT.

Theo Serrat (2008), tiếp cận sinh kế bền vững (the sustainable livelihoods approach) là một phương pháp tư duy để xác định mục tiêu, phạm vi và ưu tiên cho các hoạt động/can thiệp phát triển dựa trên các cân nhắc/phân tích về cách sinh sống của đối tượng dễ tổn thương và tầm quan trọng của các chính sách, các thể chế liên quan. Các can thiệp/hoạt động phát triển được xây dựng phải đảm bảo: lấy con người/nhóm đối tượng nghèo và dễ tổn thương làm trung tâm; đảm bảo tính tham gia và tính đáp ứng đến đối tượng dễ tổn thương; đa cấp độ; được thực hiện với mối liên kết/đối tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân; linh hoạt/dễ điều chỉnh; và cuối cùng nhưng không kém quan trọng là bền vững.

Cách tiếp cận này cho phép kết nối các chủ thể với mơi trường chung có ảnh hưởng đến kết quả của chiến lược sinh kế. Tiếp cận này tính đến một cách thấu đáo các tiềm năng của cộng đồng như năng lực/trình độ của người lao động, mạng lưới xã hội (tài sản xã hội), tiếp cận đến các nguồn lực vật chất và tài chính cần thiết cho phát triển sinh kế và khả năng ảnh hưởng đến và của các thể chế cốt lõi. Tự nhiên Tài chính Xã hội Vật chất Con ngƣời Bối cảnh dễ tổn thƣơng - Xu hướng - Thời vụ - Chấn động (trong tự nhiên và môi trường, thị trường, chính trị, chiến tranh…) Chính sách, tiến trình và cơ cấu -Ở các cấp khác nhau của Chính phủ, luật pháp, chính sách cơng, các động lực, các qui tắc. -Chính sách và thái độ đối với khu vực tư nhân

-Các thiết chếcơng dân, chính trị và kinh tế (thịtrường, văn hoá) Các chiến lƣợc SK -Các tác nhân xã hội (nam, nữ, hộ gia đình, cộng đồng …) -Các cơ sở tài nguyên thiên nhiên -Cơ sở thị trường - Đa dạng -Sinhtồn hoặc tính bền vững Các kết quả SK

-Thu nhập nhiều hơn -Cuộc sống đầyđủ hơn -Giảm khả năng tổn thương

-An ninh lương thực được cải thiện -Công bằng xã hội được cải thiện -Tăng tính bền vững của tài nguyên thiên nhiên

-Giá trị khôngsử dụng của tự nhiên đượcbảo vệ

1.3. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề hỗ trợ sinh kế cho ngƣời khuyết tật

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 được Quốc hội thơng qua ngày 28/11/2013, có hiệu lực ngày 1/1/2014 cũng đã chỉ rõ: “Nhà nước… tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học

văn hóa và học nghề” (Điều 61). Và “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hồn cảnh khó khăn khác” (Điều 59). Qua đó có thể thấy rằng, Nhà nước

ta rất quan tâm đến đối tượng NKT và đây là nhóm đối tượng xứng đáng nhận được sự hỗ trợ giúp đỡ. Đặc biệt, trong đó vấn đề sinh kế, việc tạo điều kiện để NKT có được chất lượng cuộc sống tốt hơn là việc làm vô cùng cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật tại xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 30 - 35)