Hoàng Thị Mai, Nguyễn Thị Ngọc, Sân Dù Cường, Dương Văn Quân
(Khoa Nông học, Trường Đại học Nơng - Lâm Bắc Giang)
TĨM TẮT
Trong nhân giống cây ăn quả có múi, bưởi bằng phương pháp ghép đạt hiệu quả cao phụ thuộc rất lớn vào cây gốc ghép, nguồn vật liệu ghép và giá thể hữu cơ làm gốc ghép. Trong nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các giá thể như phân chuồng, xơ dừa, mùn cưa, trấu hun với các tỷ lệ phối trộn từng loại: 30%, 50%, 70%; Thí nghiệm cơ bản 12 cơng thức để đánh giá khả năng sinh trưởng của cây bưởi làm gốc ghép trong giai đoạn vườn ươm. Kết quả đã xác định được giá thể gồm 30% trấu hun + 15% phân chuồng + 2% phân supe lân làm giá thể gốc ghép cho cây bưởi ở giai đoạn vườn ươm sẽ cho tỷ lệ nảy mầm hạt bưởi cao (99,33%), chiều cao cây gốc ghép cao hơn đối chứng 10,13cm, động thái ra lá 39,19 lá/cây; gốc ghép có tỷ lệ sống của mắt ghép cao (91,84%); số cây ghép đạt tiêu chuẩn xuất vườn cao 96,30% (8 tháng sau trồng), hiệu quả kinh tế cao, giá thành sản xuất 4.082 đồng/cây và lãi thuần 5.918 đồng/cây ghép, vượt đối chứng 5.665 đồng/cây ghép.
Từ khóa: Giá thể hữu cơ, gốc ghép bưởi, tỷ lệ phối trộn, vườn ươm.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây bưởi (Citrus grandis (L.) Osbeck) là cây ăn quả có múi được trồng khá phổ biến ở Việt Nam cũng như các nước thuộc vùng châu Á. Nhân giống cây ăn quả có múi bằng phương pháp ghép đang được sử dụng phổ biến với nhiều ưu điểm như: hệ số nhân giống cao, thời gian nhân giống nhanh đảm bảo các đặc điểm di truyền tốt của cây mẹ, đảm bảo nhân giống chất lượng cao, giống sớm cho ra hoa kết quả, tăng tuổi thọ của cây... Phương pháp này đã được ứng dụng trên các loại cây ăn quả thân gỗ như: bưởi, cam, quýt, vải, nhãn, xoài, lê, táo… (Trần Thế Tục, 2008).
Sản xuất cây bưởi giống bằng phương pháp ghép chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, yêu cầu kỹ thuật, sự lựa chọn gốc ghép và cành ghép. Chất lượng cây con làm gốc ghép phụ thuộc vào tỷ lệ phối trộn giá thể trong bầu (Trần Thế Tục,1995). Để cây bưởi làm gốc ghép sinh trưởng tốt cần có giá thể hữu cơ đóng bầu tơi xốp và giàu dinh dưỡng đồng thời chi phí thấp, phù hợp với điều kiện sản xuất qui mô vườn ươm.
Đã có rất nhiều nghiên cứu về giá thể hữu cơ trên các loại cây lâm nghiệp như: trấu, hồi, bằng lăng và một số cây rau, cây hoa… (Nguyễn Thái Hà, 2013), (Triệu Quang Huy, 2015). Mỗi loại cây cần xác định tỷ lệ phối trộn các nguyên liệu
hữu cơ khác nhau. Với cây bưởi làm gốc ghép chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của giá thể hữu cơ trong giai đoạn vườn ươm. Do đó, cần tìm ra vật liệu hữu cơ và tỷ lệ phối trộn thích hợp để rút ngắn thời gian cây con trên vườn ươm, sớm có sản phẩm tăng hiệu quả kinh tế. Vì vậy, việc nghiên cứu: “Ảnh hưởng giá thể hữu cơ và tỷ
lệ phối trộn đến sinh trưởng cây bưởi làm gốc ghép trong giai đoạn vườn ươm”.