CỦA MƠ HÌNH TRỒNG CÂY XẠ ĐEN (Ehretia asperula Zoll. & Mor) DƯỚI TÁN RỪNG TẠI XÃ CỐC MỲ, HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI
Nguyễn Thị Thanh Nguyên, Dương Quốc Hùng
(Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nơng - Lâm Bắc Giang)
TĨM TẮT
Cây Xạ đen (Ehretia asperula Zoll. & Mor) thuộc loại cây dây leo thân gỗ, mọc thành búi, có thể trồng tận dụng đất vườn, nương bãi và đặc biệt rất thích hợp trồng xen canh, trồng dưới tán rừng và được xem là một loại cây dược liệu quý với nhiều công dụng khác nhau như: điều trị, ức chế và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, tiêu hạch, tiêu độc, thanh nhiệt, mát gan, hành thủy, điều hòa hoạt huyết, giảm đau, an thần, giải độc, giảm tiết dịch trong xơ gan cổ chướng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể (Nguyễn Tập (2006). Kết quả trồng thử nghiệm mơ hình cây Xạ đen dưới tán rừng tại xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai cho thấy: Cây sinh trưởng và phát triển tốt, chiều cao trung bình đạt 93cm (trong đó chiều cao lớn nhất đạt 115cm, nhỏ nhất là 75cm), phạm vi biến động là 40, đường kính trung bình đạt 1.4cm (trong đó lớn nhất 1.9cm và nhỏ nhất là 0.9cm), kết quả phân tích thống kê cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng có liên hệ chặt chẽ với nhau phạm vi biến động về đường kính là 1.1 và chiều cao trung bình là 75.70. Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình cho thấy: Bình quân 1ha cho thu nhập khoảng 100 triệu/ha, hiệu quả xã hội đem lại tạo ra 200 cơng lao động.
Từ khóa: Doo, Hvn, rừng phục hồi, tán rừng, tỷ lệ, Xạ đen. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Xạ đen (Ehretia asperula Zoll. & Mor) thuộc loại cây dây leo thân gỗ, mọc thành búi và được xem là một loại cây thuốc nam quý với nhiều công dụng khác nhau như: Cây Xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch trong xơ gan cổ chướng và đặc biệt trong chữa trị ung thư. Có tác dụng thơng kinh lợi niệu. Cây dùng trị kinh nguyệt không đều, bế kinh, viêm gan, bệnh lậu.
Xạ đen là loại cây dễ trồng nên có thể trồng tận dụng đất vườn, nương bãi và đặc biệt rất thích hợp trồng xen canh, trồng dưới tán rừng. Thực tế, mơ hình trồng xen Xạ đen dưới tán rừng tại tỉnh Hịa Bình, Phú Thọ, Tun Quang đã mang lại hiệu quả rất lớn cho người dân sống gần rừng giá trị kinh tế cao gấp 3 - 4 lần so với canh tác lúa hoặc các loại hoa màu khác.
Tỉnh Lào Cai có vị trí địa lý nằm sâu trong lục địa, địa hình phức tạp, chia cắt mạnh tạo nên nhiều điểm khác biệt so với các tỉnh thành, nhiệt độ trung bình thấp giao động 22 - 240C; cao nhất 360C, một số huyện có biên độ nhiệt ngày đêm lớn (huyện Sa Pa; Bát Xát; Bắc Hà; Si Ma Cai) đây là yếu tố thuật lợi phát triển các sản phẩm cây trồng, vật nuôi ôn đới (lê, đào, mận, rau trái vụ,
cây dược liệu,...). Có nhiều danh lam thắng cảnh nổi bật thu hút khách du lịch trong và ngoài nước (đỉnh Fansipan, ruộng bậc thang, thung lũng hoa, bãi đá cổ,... Cơ cấu dân số, thành phần dân tộc đa dạng, có nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng, giàu bản sắc (lễ hội đua ngựa, chợ phiên, thuốc tắm người Dao đỏ,...) là yếu tố thuận lợi phát triển các làng nghề, lễ hội truyền thống thông qua dịch vụ du lịch gắn với phát triển cộng đồng.
Tuy nhiên, khả năng tận dụng và phát triển lợi thế chưa tương xứng với tiềm năng, hoạt động sản xuất còn nhỏ lẻ, thiếu ổn định; việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến vào sản xuất chưa mạnh; các hình thức liên kết trong sản xuất chưa rõ ràng, thiếu tính ràng buộc; quy mơ, phạm vi liên kết cịn nhỏ. Mơ hình tăng trưởng nơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông nghiệp. Ngày 02/3/2017, Hội nghị “Phát triển Mỗi xã một sản phẩm trong xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp” được tổ chức tại tỉnh Quảng Ninh, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trịnh Đình Dũng đã có chỉ đạo triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” trong phạm vi toàn quốc nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, đồng thời thực hiện hiệu quả mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Với trọng tâm phát triển vùng dược liệu của huyện Bát Xát, đặc biệt
LÂM SINH
44 TẠP CHÍ KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN - SỐ 2 (11/2019) với mục tiêu trọng điểm Quốc gia “Phát triển mỗi
xã một sản phẩm trong xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp” lựa chọn phát triển cây Xạ đen làm dược liệu cung cấp thành hàng hóa, đồng thời giúp người dân sống ở vùng núi xóa đói giảm nghèo, làm cơ sở khoa học khuyến cáo mở rộng trồng cây Xạ đen trên địa bàn huyện Bát Xát.