3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.2. Sinh trưởng về chiều cao cây Xạ đen
Chiều cao là một nhân tố biểu thị sự sinh trưởng và phát triển của cây, số liệu về chiều cao của cây xạ đen trong mơ hình được thể hiện qua bảng 3.
Bảng 3. Tăng trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn) của cây Xạ đen Tháng theo dõi thí
nghiệp (Hvn_lần1)2 tháng (Hvn_lần2)4 tháng (Hvn_lần3)6 tháng (Hvn_lần4)8 tháng
Hvn nhỏ nhất (cm) 9.00 24.00 39.00 75.00 Hvn lớn nhất (cm) 50.00 70.00 90.00 115.00 Mean 17.6333 45.0667 62.8000 93.0000 Std. Dev. 8.02360 11.92775 13.03946 9.55564 Phạm vi biến động 41.00 46.00 51.00 40.00 Z.sig .125 .752 .894 .969
LÂM SINH
48 TẠP CHÍ KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN - SỐ 2 (11/2019)
Hình 3. Biểu đồ sinh trưởng chiều cao cây Xạ đen
Từ hình 3 cho thấy, ở lần kiểm tra đầu tiên (sau 2 tháng trồng) chiều cao của cây phân bố lệch trái rõ rệt, điều này cho thấy cây sinh trưởng phát triển tốt, bắt đầu thích nghi được với điều kiện lập địa và ngoại cảnh. Ở các lần kiểm tra tiếp theo đường cong phân bố chiều cao cây gần
với phân bố lý thuyết cho thấy cây sinh trưởng và phát triển ổn định qua các lần kiểm tra.
Nhưng đáng chú ý nhất là trị số kiểm tra Z. sing của Kolmogorov-Smirnov Z (K-S) >0,05 với xác suất này có thể khẳng định sinh trưởng về chiều cao của cây tuân theo quy luật chuẩn.
Hình 4. Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao và đường kính cây Xạ đen
Phân tích đám mây điểm phản ánh liên hệ giữa sinh trưởng chiều cao và đường kính gốc ở hình 4, đề tài nhận thấy: Các đám mây điểm đều phân bố tập trung theo các dạng đường cong một cách rõ rệt. Điều đó chứng tỏ giữa các chỉ tiêu sinh trưởng có liên hệ chặt chẽ với nhau. Ở lần kiểm
tra thứ nhất và thứ 2 (sau 2 đến 4 tháng trồng) cây sinh trưởng về chiều cao và đường kính tương đối đồng đều, nhưng ở lần kiểm tra cuối cùng (sau 8 tháng trồng) đám mây điểm có sự thay đổi rõ rệt. Điều đó có nghĩa là cây sinh trưởng và phát triển tốt trên điều kiện lập địa của xã Cốc Mỳ.
LÂM SINH