Khuất Quang Thụy
Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù rất quan trọng, được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong thi pháp học. Mặc dù hiện nay, khái niệm này chưa được các nhà nghiên cứu định nghĩa một cách thống nhất và chặt chẽ, nhưng nó đã phần nào gợi mở cho chúng ta hướng đến đối tượng chủ yếu của văn học. Theo đó, “Văn học nghệ thuật là một sự ý thức về đời sống, nên nó mang tính chất quan niệm rất cụ thể” và “Hình tượng nghệ thuật một khi đã hình thành mà mang tính chất quan niệm, ngay cả vô thức cũng là quan niệm về cái vô thức. Nhà văn không thể miêu tả đối tượng mà khơng có quan niệm về đối tượng”. Có thể khẳng định, quan niệm chính là một phương tiện thiết yếu của sáng tạo nghệ thuật. Do vậy, tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung, chính là bước đi thiết thực để đến với chiều sâu của các tác phẩm, của giai đoạn văn học [27, tr.177]. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người là cách cắt nghĩa, lý giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, trầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong tác phẩm của mình”. Cịn Macxim Gorki thì từng khẳng định: “Văn
học là nhân học. Đó là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người. Do vậy, con
người chính là đối tượng chủ yếu của văn học”.
Chúng ta có thể xuất phát từ bình diện quan niệm nghệ thuật về con người mà tiến hành phân tích nhân vật mà nhà văn kiến tạo, xây dựng trong tác phẩm. Đối tượng con người mà nhà văn quan niệm và xem xét thường được chuyển hoá thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện, từ đó tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật. Vì vậy, sự nắm bắt quan niệm nghệ thuật của nhà văn sẽ giúp chúng ta thấy được rõ hơn giá trị của hình tượng nghệ thuật trong các tác phẩm.
Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới chung quy cũng chính là quan niệm nhân sinh của nghệ sĩ trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật. Đó cũng là cách nhìn nhận, quan niệm về con người với thế giới tồn tại của nó. Quan niệm nghệ thuật bộc lộ qua hai “văn bản” chính: những diễn ngôn lý thuyết của nhà văn và văn bản nghệ thuật của tác giả. Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của tác giả không đâu tốt hơn bản thân sáng tác của nhà văn. Tác phẩm mới là bằng chứng đáng tin cậy nhất, “tố giác” một cách hồn nhiên nhất quan niệm nghệ thuật đích thực của tác giả. Vì khơng ít nhà văn “nói một đằng làm một nẻo”, tun ngơn mâu thuẫn với thực tế tác phẩm. Tuy vậy, những lời tuyên bố, những bài nói chuyện, bài viết phê bình, trả lời phỏng vấn của nhà văn vẫn có giá trị tham khảo với trọng lượng về độ tin cậy đặc biệt. Và phát biểu của Khuất Quang Thụy sau chiến tranh cũng có sức nặng tham khảo đặc biết ấy. Ông đã thừa nhận: “Chiến tranh đã qua hơn 40 năm nhưng đối với văn học đó vẫn là đề tài thời sự sâu sắc. Bởi vì rất nhiều vấn đề của chiến tranh vẫn hiện diện trong đời sống, nhất là vấn đề giải quyết các hậu quả của chiến tranh. Văn học trong những năm chiến tranh được các nhà văn thực hiện nhiệm vụ của mình, trách nhiệm cơng dân của nhà văn được đặt lên trước hết, tức là các nhà văn phải dành tâm sức của mình để sáng tác mang tính khích lệ động viên cuộc chiến đấu. Những thiên bút ký, phóng sự, tiểu thuyết tập trung chủ yếu miêu tả bề mặt của chiến tranh. Anh em Văn nghệ Quân đội nhiều khi vẫn gọi đùa đó là thứ văn
chương tả trận, nó chiếm phần lớn trong các sáng tác của những năm tháng chiến tranh. Mà khơng chỉ có nhà văn quân đội, kể cả anh em bên ngồi qn đội thời đó khi viết về hậu phương cũng chủ yếu viết về bề mặt của hậu phương. Những vấn đề phía sau, những vấn đề xã hội, những vấn đề hậu quả của chiến tranh, những câu hỏi về chiến tranh và hịa bình, những câu hỏi về thân phận con người thì cũng đều cịn gác lại cả. Sau cuộc chiến, các nhà văn mới có điều kiện đi sâu vào những vấn đề có tính xã hội của chiến tranh, thì mới xuất hiện những tác phẩm viết về chiến tranh đào sâu đến số phận con người, đến vấn đề hàn gắn vết thương chiến tranh giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa các dân tộc… mới bắt đầu được đặt ra…”[41]. Như vậy, nhà văn đã thừa nhận có một khoảng cách nghệ thuật rất rõ ngăn ra hai giai đoạn văn học chiến tranh: viết trong chiến
tranh và viết trong hịa bình. Văn học trong chiến tranh vẫn là kiểu văn “viết về bề mặt”, dừng lại ở bề mặt của hiện thực chiến tranh. Hịa bình mới tạo điều kiện đầy đủ cho văn chương, tiểu thuyết “đào sâu đến số phận con người”. Điều đó đồng nghĩa với quan niệm về một kiểu tiểu thuyết giữ chức năng giáo dục, tuyên truyền và tiểu thuyết đích thực về những số phận con người.
Từ những quan niệm và nhận định trên, chúng tôi đã đi sâu nghiên cứu để tìm ra giá trị “quan niệm về con người” của Khuất Quang Thụy thông qua một số tiểu thuyết của ơng đã được khẳng định. Nhìn chung, chúng ta có thể nhận biết được đối với Khuất Quang Thụy, con người luôn thay đổi và đi lên theo sự phát triển của xã hội. Con người đối với ông gắn liền với những bước đi trong tiểu thuyết của ông. Từ cách phát triển của tiểu thuyết, những bước đi có nhịp, có lớp lang, từ lối văn tả trận cho đến tầm nhìn triết học thì con người cũng ln song hành và đi lên như thế. Hơn nữa, không như một số nhà văn khác cùng thời, viết cùng đề tài, ông không quan niệm về con người theo cách nhìn một chiều, đơn giản hóa, mà ngược lại, trong mắt ông, con người luôn là những thế giới tinh thần vi mô, nơi va đập, tương tác của những khía cạnh tính cách, tâm lý khơng thuần nhất, thậm chí khác biệt và đối lập. Bởi con người - nhân vật của ơng khơng bao giờ được lý tưởng hố theo cách mà các nhà văn thường làm; con người của ông thường hội tụ đủ đầy những giá trị của đời thật. Trong một con người ln tồn tại hai mặt thực của nó, khơng có một con người nào là hồn thiện, là tuyệt mĩ, là điển hình cho tất cả. Chính vì lẽ đó, để chọn một kiểu con người - nhân vật xuyên suốt trong sáng tác của Khuất Quang Thụy là vô cùng khó khăn đối với người nghiên cứu. Vì ở mỗi câu chuyện, mỗi tiểu thuyết, ông thường xây dựng cho mình một điển hình riêng, một quan niệm riêng để phục vụ cho ý đồ riêng của ông, và con người đó ơng cho là hồn mĩ đối với riêng câu chuyện đó. Nó khơng mang tính bao trùm, xun suốt trong sáng tác của ông.
Dõi theo những bước tiến trong tiểu thuyết của ơng, từ Trong cơn gió
lốc đến Khơng phải trị đùa, Những bức tường lửa rồi đến Đỉnh cao hoang
vắng, chúng ta có thể thấy được ở ông sự thay đổi tọa độ nhìn ngắm con
người và cuộc đời. Chính cách nhìn đó đã tạo nên trong văn Khuất Quang Thụy một chất giọng suy tư đậm chất triết lý. Triết lý, suy nghiệm là sự suy
nghĩ, xem xét và đoán biết của con người nhờ sự trải nghiệm của cá nhân. Đặc biệt, trong từng câu chuyện của ơng, từng hình tượng nhân vật, chúng ta dễ dàng bắt gặp nhiều câu suy nghiệm, nhiều câu văn mang đậm tính triết lý , thậm chí là thách thức người đọc. Có khi, ơng để nhân vật nói lên những suy nghĩ, xét đoán bằng chính sự trải nghiệm của họ. Tuỳ theo cách sống và nguyên tắc ứng xử, tuỳ theo sự hiểu biết và vốn sống, tuỳ vào điều kiện hoàn cảnh riêng mà mỗi nhân vật có được tiếng nói riêng của mình.
Tính chân thực trong những trang viết bàn về bản chất chiến tranh của Khuất Quang Thụy được gia tăng khi nhà văn trao cái nhìn cho nhiều nhân vật với những trải nghiệm riêng tư mang tính cá nhân. Chiến tranh được trải nghiệm gắn với nỗi thấm thía suy nghiệm của những người lính trong cuộc sống. Ở Trong cơn gió lốc, hai chú cháu nhà Trung đội trưởng Mánh và
Tiểu đoàn trưởng Ngun chính là điển hình của cách nhìn và suy ngẫm những vấn đề giản đơn nhưng cũng không thiếu những triết lý. Trung đội trưởng Mánh - một điển hình của người nơng dân ăn no vác nặng, nhưng khi vào trận, hay những lúc chiến trường im tiếng súng lại là những đối lập trong tư duy. Ngồi ghi nhật ký, thậm chí có lúc uỷ mị, nhưng giáp mặt quân thù thì anh dũng, hiên ngang. Dù giản đơn nhưng rất chân thực và giải đáp tâm lý của một người lính trận. Cịn với Ngun - một hình mẫu của người chỉ huy trẻ đầy nhiệt huyết. Hăng say, nhiệt tình và cũng đầy sự quyết đốn. Trong chỉ huy không bao giờ đặt cùng với tình riêng. Giữa anh và “chú Mánh” ln rạch rịi trong quan hệ công việc và quan hệ đời sống. Cái riêng và cái chung, nhiệm vụ và đời tư luôn được tách bạch một cách rõ ràng như minh chứng cho giá trị của những nhân vật điển hình mà nhà văn đã dày cơng xây dựng.
Đơn giản là vậy với những con người ở Trong cơn gió lốc, nhưng khi sang đến Khơng phải trị đùa thì thực sự là một bước tiến mới của tư duy
nghệ thuật, của tầm nhìn và đặc biệt là của những triết lý cơ bản. Mỗi nhân vật trong Không phải trò đùa là đại diện của một lớp người (đúng theo cách tư duy của nhà văn khi quan niệm về con người của riêng mình) mà ở đó, những suy tưởng của họ là một thế giới tâm lý hỗn tạp, là những lớp lang chồng chất mà chúng ta có thể nhận biết thấu hiểu và lý giải được. Đối chiếu nhân vật Vũ Quốc Tuấn với “gã thương binh ngoài ga tàu” mà anh ta gặp; hay
đặc biệt là anh em nhà Tình và Ân... tất cả thể hiện rõ những mặt đối lập, những nét đẹp và những góc khuất, những chân tình và sự dối trá của con người do đời sống tạo nên. Bên cạnh đó, những người phụ nữ như Hương Thuỷ, như Hảo cũng là những điển hình về tư duy và góc nhìn. Đây là một đoạn trong “bức thư cuối cùng” mà Hảo viết cho Tuấn lúc chia tay: “… Cho tới tận lúc này em vẫn khơng ân hận gì về quyết định đó. Em tin rằng anh cũng khơng hề ân hận vì đã quyết định như vậy. Chúng ta thừa nhận sự vận động không ngừng của sự vật, của cuộc đời và con người thì cũng hồn tồn có thể tin rằng những quan niệm về tình yêu và hạnh phúc của mỗi con người cũng được thay đổi và hoàn chỉnh với năm tháng, cùng với sự từng trải và trưởng thành của mỗi con người. Mười lăm năm, một quãng thời gian bằng một phần ba cuộc đời của một con người, hồn tồn có thể biến chúng ta thành con người khác xa với cái con người ở điểm xuất phát. A đã thành A’ và B đã thành B’. A và B có thể hiểu nhau và yêu nhau nhưng A’ và B’ thì chưa chắc. Điều đó thiết tưởng chẳng có gì đáng ngạc nhiên, phải khơng anh?”[37. tr. 675]… Đó phải chăng là một triết lý? Bên cạnh “cái triết lý con người lẫn trong tình u đó, Khuất Quang Thụy cịn dùng thủ pháp “ghi nhật ký” để bày tỏ những băn khoăn hay tư duy của con người thông qua “Nhật ký của người lính trinh sát” như: “Đối với người lính một giấc ngủ là cần thiết. Nhưng một giấc mơ còn cần thiết hơn…”, hay một câu hỏi: “Nhiều lúc tôi tự hỏi: có nên tin vào trực giác, vào linh cảm hay khơng? Trong kho tàng kinh nghiệm của lồi người chỉ thấy phần lớn những linh cảm về tai hoạ, về nỗi bất hạnh. Sao hiếm hoi những linh cảm về hạnh phúc!”… đây có lẽ chính là một “gánh nặng tư tưởng” mà Khuất Quang Thụy tự đặt cho chính mình thơng qua tư tưởng của nhân vật ông lựa chọn, để xây dựng những con người điển hình bằng quan niệm và góc nhìn cá nhân.
Cịn trong Những bức tường lửa thì những triết lý, suy nghiệm được thể hiện chủ yếu qua những lời nói của những người lính chiến. Chỉ cần hiểu được “bức tường lửa” mà Khuất Quang Thụy dựng nên thì chúng ta cũng sẽ phần nào cảm nhận được tư duy và quan niệm mà ông đặt ra cho nhân vật của mình, hay cho chính bản thân ơng. Đọc Những bức tường lửa, ta có thể thấy những trăn trở của người lính khi đã thất bại trong khóa học trinh sát. Nếu như Lân chán nản, than thở vì “xỏ nhầm giày” thì Cơn lại tặc lưỡi bảo: “Thì
nói cho cùng, chẳng ai nghĩ mình lại được sinh ra để đi làm bất cứ thứ lính gì cả. Trai thời loạn thì phải thế thơi”. Vấn đề xác định đế quốc Mĩ là kẻ thù truyền kiếp của nhân dân Việt Nam cũng bị Dân, chiến sĩ tiểu đội Bảy, không tán thành. Theo cậu ta: “Đế quốc Mĩ hiện nay đang là kẻ thù của dân tộc Việt Nam thì đúng, nhưng gọi là kẻ thù truyền kiếp thì hồn tồn sai. Vì kiếp trước người Mĩ không xâm lược nước ta, chỉ tới thế kỷ hai mươi này người Mĩ mới nhịm ngó tới nước ta rồi sau đó thay chân người Pháp vào Nam Việt Nam nhằm đô hộ nhân dân ta, chia cắt đất nước ta mà thôi. Cịn kiếp sau, tơi lại càng không muốn người Mĩ vẫn còn là kẻ thù của nhân dân Việt Nam, mà phải làm sao để kiếp sau họ trở thành bạn bè của chúng ta thì mới tốt chứ. Vì thế, khơng thể xác định người Mĩ là kẻ thù truyền kiếp của nhân dân ta được!” [35. tr.336]. Chứng kiến sự dày vò lương tâm của Hùng Phong (vì không lấy được thi thể đại đội trưởng Phi ra khỏi chiến trận), chính trị viên Báo nhận ra rằng: “Chiến tranh có thể khiến con người cứng cáp lên rất nhanh, nhưng sự kiện cường khơng thể làm nên sự từng trải để có thể ngay lập tức ứng phó với những cú sốc lên đến vậy”. Nhưng rồi những người lính vẫn nhận ra rằng: “Nếu khơng cịn niềm tin sẽ khơng cịn khả năng chiến thắng trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào để giữ gìn nhân phẩm của chính mình” [35].
Cũng giọng điệu suy tư, chiêm nghiệm, Hải Đông trong Đối chiến ngộ ra một trong rất nhiều điều khiến chính anh cũng cảm thấy ớn lạnh: “Trong những phút ác liệt của chiến tranh người ta có thể quên đi mạng sống của mình nhưng vì thế mà người ta cũng có thể qn đi mạng sống của rất nhiều người”. Khi bàn về thời cuộc cùng các chiến hữu, Mộc Huy trầm ngâm suy nghĩ: “Cơ may của người này có khi lại là nỗi bất hạnh của người khác. Cơ may của dân tộc này cũng có khi lại là vận rủi của một dân tộc khác. Lịch sử luôn như vậy” [33].
Điểm qua một vài tình tiết trên, ta có thể nhận thấy cách quan niệm về con người gắn với quan niệm về nhân vật của Khuất Quang Thụy là không giống bất kỳ ai. Bởi một lần nữa chúng ta có thể khẳng định con người với ông không đơn thuần là một ánh hào quang, cũng khơng được điển hình hố một cách q đáng, mà ngược lại, nó ln rối rắm và phức tạp. Nó chính là một điển hình của một tầng lớp mà ông đã đúc kết, sắp đặt chứ không phải là một con người - một cá nhân của một nhân vật đời thực nào.
Còn trong câu chuyện trao đổi trực tiếp với ông xoay quanh quan niệm về nhân vật trong Đối chiến, ông đã chia sẻ với chúng tôi: Độ lùi thời