Không gian và thời gian là những phạm trù triết học xác định bản chất của thế giới vật chất. Khơng có vật chất tồn tại bên ngồi khơng gian và thời gian. Không gian và thời gian là hai phương thức tồn tại của sự vật và vật chất nói chung. Trong nghệ thuật, trong đó có văn học - với tư cách là một loại hình nghệ thuật, nghệ thuật ngơn từ, hình tượng nghệ thuật chỉ có thể tồn tại và xuất hiện trong một không gian và thời gian xác định. Với tính cách là hai phạm trù cơ bản của thi pháp học, đặc biệt là thi pháp truyện kể hay thi pháp tự sự, khơng gian và thời gian được nhìn nhận, soi xét như những yếu tố hình thức và phương tiện biểu hiện hình tượng. Nhân vật và sự kiện nào trong văn xuôi tự sự cũng chỉ được nhận biết trong một không gian và thời gian cụ thể. Trong tác phẩm, không gian và thời gian được cụ thể hóa, vật chất hóa thành không gian vật thể, thành thời gian cụ thể, thành hồn cảnh, mơi trường hành động và những thời khắc lịch sử nào đó của nhân vật, cốt truyện.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thời gian nghệ thuật là “hình thức
nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó”, “xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian”. “Thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, quay về quá khứ, có thể bay vượt tới tương lai xa xơi”. Do đó, thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau. Có khi là sự dồn nén các sự kiện tạo nên một thời gian dài tồn tại trong chốc lát, cũng có khi thời gian ngắn được kéo dài vơ tận, có khi là sự lặp lại đều đặn liên tục các hiện tượng, biến cố tạo nên nhịp chuyển của thời gian... Thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật là như vậy.
Trong cuốn Những vấn đề thi pháp của truyện, Nguyễn Thái Hịa cho rằng: “Truyện thuộc loại hình nghệ thuật thời gian và thời gian trong truyện là thời gian trong thời gian”. “Thời gian trong thời gian” đặt ra vấn đề liên quan
giữa thời gian của cái được kể và thời gian kể, thực hiện hành động kể chuyện. Thời gian đóng vai trị như một nhân tố trong cấu trúc nghệ thuật của truyện. Nói như Chiristan Metz: “Truyện là một chuỗi thời gian hai lần thời gian… có thời gian của cái được kể và thời gian của truyện”. Có những thời gian dài của cuộc đời nhân vật hoặc biến cố được cô đúc lại trong hai đến ba câu, nhưng cũng có những lát cắt, những bình diện plan lại được khơi sâu suốt tác phẩm (Thời gian trần thuật trong tiểu thuyết Viết về đề tài chiến tranh
của Erich Maria Remarque. Nguyễn phong bình. Tạp chí Khoa học. Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh). Thời gian trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy có những lúc chỉ là trong một cuộc chiến, trong một chiến dịch (Trong cơn gió lốc), lại có những lúc đi qua cả hai mảng cuộc đời, dài rộng vô cùng, khúc nối của hai cuộc chiến tranh (Khơng phải trị đùa). Rồi lại đến đằng đẵng của nghệ thuật thời gian “hồi cố”. “quay ngược” bởi điểm nhìn có độ lùi lịch sử (Đối chiến) và (Đỉnh cao hoang vắng)…
Không những vậy, “Không gian và thời gian là những chiều kích kháng nhau của hiện thực khách quan. Khi đi vào tác phẩm nghệ thuật, những yếu tố này tạo thành thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Trong thi pháp học hiện đại, không gian và thời gian nghệ thuật là những yếu tố của kết cấu tác phẩm nghệ thuật. Nó là phần cơ bản trong hình thức nghệ thuật của tác phẩm, cùng với các yếu tố, bộ phận khác thuộc về hình thức tác phẩm, được nhà văn sắp xếp, tổ chức theo một trật tự, hệ thống nhằm biểu hiện nội dung nghệ thuật nhất định. “Nếu không gian là cái nền để nhân vật hoạt động thì thời gian nghệ thuật xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính tiêu đề giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm, cho thấy đặc điểm tư duy của tác giả…”[14].
Nói như vậy, chúng ta có thể nhận ra một điều rất rõ ràng về không gian và thời gian tự sự trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy là một hệ thống luôn được mở rộng theo nhiều chiều kích. Với khơng gian chủ yếu là những chiến trường rộng lớn, tác giả ln có điểm nhìn quan sát một cách thoải mái nhất, từ mặt đất đến bầu trời, từ đồng quê nghèo nàn đến chiến trường chát chúa bom đạn, từ thành phố rợp ánh đèn mầu cho đến những ngóc ngách của núi rừng xanh thẳm, của những con suối róc rách trong kẽ đá… Và
đặc biệt là từ khoảng không gian rộng đến không gian ảo. Bởi lẽ, trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy cũng như các nhà văn khác viết về chiến tranh, hầu như tất cả khơng gian và điểm nhìn của tác giả đều đặt nhân vật vào những chiến trường ác liệt, vào những trận đối đầu sống còn giữa hai phía, vào giữa núi rừng âm u thăm thẳm với bạt ngàn bom gầm đạn réo… Và đặc biệt, cách đặt nhân vật của mình vào những khoảng khơng gian, những mốc thời gian của Khuất Quang Thụy cũng luôn tạo ra những dự báo bất ngờ đối với cả nhân vật mà ông xây dựng lẫn bạn đọc hôm nay.
Trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy, hầu như không gian chiến trường luôn được mở rộng tuần xuất và gắn liền với hoạt động của các nhân vật. Không gian và thời gian được miêu tả dọc theo những trận đánh. Ở Trong
cơn gió lốc, khơng gian được chạy dọc từ rừng núi Tây Nguyên xuống tới tận
Phú Yên, rồi tiến sát Cam Ranh của Khánh Hồ. Đó là một sự lột tả “những bước chân thần tốc” của Binh đoàn Tây Nguyên (mặt trận B3) trong những năm ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Một Binh đồn Tây Ngun trùng trùng khí thế, giải phóng Bn Ma Thuột, tiến qua đèo Phượng Hồng rồi giải phóng Phú n, mở tiếp phịng tuyến Cam Ranh để thẳng đường tiến vào giải phóng Sài Gịn. Hay trong Khơng phải trị đùa, ơng cịn mở rộng biên độ của cả không gian và thời gian bằng thủ pháp nghệ thuật lắp ghép và chạy theo trật tự tuyến tính. Ơng kể câu chuyện về người lính trinh sát Vũ Quốc Tuấn như một cuốn phim tư liệu, từ khi Vũ Quốc Tuấn từ chiến trường ra Bắc để vào trường đào tạo nghiệp vụ cho đến khi trở lại chiến đấu ở chiến trường biên giới Tây Nam, sang đất bạn Campuchia. Cả một biên độ về không gian và thời gian dài đằng đẵng ấy, nhà văn Khuất Quang Thụy để cho nhân vật của mình tự do hành động, suy nghĩ, bộc lộ cảm xúc. Tác giả còn cho đan xen vào đó những trang nhật ký hay những đoạn văn hồi cố, và pha trộn những dư vị lãng mạn của tình u… làm cho tính cách nhân vật hiện ra rõ nét và sống động hơn.
Phần lớn các tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy đều dựa trên tài liệu tác chiến của Sư đồn 320. Các sự kiện mơ tả và nhân vật hành động chủ yếu là trên khơng gian miền núi và địa bàn Tây Ngun. Chính vì vậy, tiểu thuyết của ông xuất hiện một kiểu không gian tâm tưởng rất đặc thù, biểu hiện tập
trung qua hai khái niệm: Biển và Đồng bằng. Đối với người lính chiến đấu ở vùng núi rừng miền tây, biển và đồng bằng chính là khơng gian mơ ước, là cái đích của cuộc chiến đấu. Đồng bằng và Biển Đông đồng nghĩa với chiến thắng, đồng nghĩa với tự do và kết thúc chiến tranh. Có điều đó chỉ là khơng gian tâm lý, tồn tại dưới dạng tâm tưởng, khao khát của nhân vật người lính.
Một đặc điểm khu biệt rõ khơng gian tự sự trong tiểu thuyết chiến trận của Khuất Quang Thụy so với không gian trong tiểu thuyết giai đoạn trước là tính hiện thực nghiêm nhặt và phi sử thi hóa. Đó là những khơng gian chiến tranh đích thực, khơng cịn màu sắc lãng mạn mang âm hưởng câu ca: “Có những ngày vui sao cả nước lên đường, xao xuyến bờ tre, từng hồi trống giục… tiếng cười hăm hở, đầy sông đầy cầu”. Ở Khuất Quang Thụy, đó là không gian của những bức tường lửa, được kiến tạo nên từ “những đám cháy rừng, nai hoẵng phóng mình chạy rào rào… nhiều con bị cháy mỡ sôi xèo xèo”. Đôi chỗ trong những trang miêu tả không gian, nhà văn đã bộc lộ cảm quan sinh thái khi đặc tả những đám cháy rừng “làm lộ những hố voi đầm bên cạnh những hố bom”. Đó là những trang viết trên tinh thần tố cáo và lên án chiến tranh. Tất cả các cuộc chiến tranh đều mang tính hủy diệt sự sống, hủy diệt môi trường sinh thái của trái đất này.
Nhiều trang viết về không gian chiến địa cho độc giả liên tưởng tới lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà báo: khơng nên viết là trận đánh đẹp, có thể thay chữ Đẹp bằng chữ Hay, vì giết người thì khơng bao giờ là đẹp cả… Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Khuất Quang Thụy và các tác giả cùng thời đã có sự chuyển hóa từ lãng mạn sang hiện thực, từ thi vị hóa sang bi kịch hóa.