Trong các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, mà cụ thể là cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước cũng như trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và làm nghĩa vụ quốc tế… đã có biết bao người con thân yêu của Tổ quốc từng chiến đấu anh dũng và hy sinh, đem lại hồ bình cho Tổ quốc hơm nay. Cũng chính vì lẽ đó, khi dịng văn học viết về “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng” đã trở thành một đề tài lớn, xuyên suốt và phát triển trong dòng chảy văn học của đất
nước thì dĩ nhiên hình tượng người lính cũng trở thành hình tượng tiêu biểu, là nhân vật trung tâm, điển hình, là một “siêu nhân vật” trong sáng tác của các thế hệ văn nghệ sĩ.
Đặc biệt, khi các nhà văn chọn người lính là nhân vật trung tâm thì sự thành cơng hay thất bại thường tuỳ thuộc vào góc nhìn, cách quan niệm và cách xây dựng hình tượng. Khơng nằm ngoài xu thế chung ấy, là một nhà văn chiến sĩ, Khuất Quang Thụy có thể nói đã khá thành công trong con đường văn nghiệp của mình khi cuộc đời của ơng chủ yếu xoay quanh đề tài “chiến tranh và người lính”. Với ông “suốt một đời loay hoay viết về đồng đội”, thì trong hệ thống nhân vật người lính mà ơng xây dựng, từ người chiến sĩ trận mạc đến người chỉ huy cấp cao nhất dường như đều là những người đồng đội của ông, những con người đã cùng ông kề vai sát cánh trong những năm tháng lịch sử của cuộc chiến tranh mà ông là một người chiến sĩ của Sư đoàn 320, chiến đấu trên các mặt trận Tây Nguyên, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, hay ở vùng biên giới Tây Nam nối với chiến trường Campuchia… Tất cả đều là những người đồng đội, những người cùng ông làm nên những chiến công hiển hách của một Sư đoàn 320 Anh hùng của mặt trận B3 - Tây Ngun.
Nói đến những người lính trận mạc, hay nói cách khác là những người lính trong chiến tranh trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy thì chúng ta có thể phân chia ra làm nhiều kiểu loại cho phù hợp với quan niệm và cách nhìn của ơng. Song, tất cả tựu trung lại, khi đi sâu vào tiểu thuyết của ông, chúng ta chỉ cần có thể làm rõ một số điển hình về hình tượng người lính theo cách riêng của mình. Nói đến người lính của Khuất Quang Thụy, có lẽ chúng ta nghĩ ngay đến hình tượng những nhân vật được lý tưởng hoá với những phẩm chất của người anh hùng chiến trận, cao đẹp, toả sáng trong một tập thể anh hùng. Tuy nhiên sự lý tưởng hóa khơng đẩy nhân vật xa rời hiện thực. Ở mỗi nhân vật anh hùng ấy, chúng ta đều nhận thấy sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố: lãng mạn và hiện thực.
Hình ảnh Trung đội trưởng Mánh mà ta gặp trong tiểu thuyết Trong cơn gió lốc có thể coi là một điển hình của người lính trận mạc vừa hiện thực
vừa giàu tính lý tưởng. Trung đội trưởng Mánh là một người nơng dân đích thực, một điển hình của “người lính nơng dân” từng trải, chiến đấu vì lý tưởng
độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tuy nhiên cái động cơ chiến đấu của Trung đội trưởng Mánh này có lúc lại lộ ra hết sức thật thà, chất phác, đáng yêu và suy cho cùng là rất chân thực: Anh chiến đấu vì “sự sĩ diện” của riêng mình với “thằng cháu” cấp trên đang chỉ huy mình. Nhân vật thằng cháu, tức Trung Ngun - Tiểu đồn trưởng là một điển hình của người lính trí thức, nhân vật tiêu biểu của lớp những người chỉ huy trẻ tuổi được đào tạo cơ bản, đại diện cho một thế hệ sĩ quan trẻ đang từng ngày làm chủ tương lai. Bên cạnh đó, cịn có hình tượng nhân vật những người chỉ huy anh hùng nhưng rất khiêm nhường, thầm lặng, nhiều sức cuốn hút độc giả như Trung đoàn trưởng Thuần và Chính uỷ Tâm - những con người đầy lịng nhân ái.
Khi nói về người lính trận mộc mạc như Trung đội trưởng Mánh, chúng ta nhớ ngay đến cuốn nhật ký mà anh ghi lại một cách tỉ mỉ những câu chuyện diễn ra hằng ngày của Trung đội gió lốc trong cuộc chiến đấu anh dũng ấy. Hình tượng “chú Mánh” ngay từ lúc mở đầu câu chuyện như đã tạo nên sự ám ảnh ở người đọc. Bởi nó vừa đơn giản, mộc mạc lại vừa kiên cường và quyết đốn. Đó là cái “chất trữ tình đồng quê” mà chú Mánh ghi lại trong nhật ký khi chia tay vợ lên đường chiến đấu:
“Anh đi gìn giữ nước non
Cịn em ở lại ni con tháng ngày Thương em vất vả lắm thay
Áo dăm miếng vá tay đầy vết trai”…[37, tr.13]
Và cái hình ảnh của sự mộc mạc đối với Trung đội trưởng Mánh còn được đẩy lên đến cao trào bằng cuộc tranh luận “nảy lửa” trong trung đội về câu thơ “văn vần” mà chú viết cho vợ này. Riêng từ Trai và Chai:
“Đến khi tiểu đội trưởng Hưng, dân sư phạm chính ngạch, phải giải thích rằng: nếu chú viết chai thành trai thì câu thơ sẽ bị hiểu trệch sang nghĩa
khác, xúc phạm đến lịng chung thuỷ của “thím ấy”, chú Mánh mới “à” một tiếng, vỗ đùi đánh bạch, và than: “Cái sự chữ nghĩa nó cũng hóc hiểm thật!” [37, tr.15, 16].
Tình tiết sửa thơ trên bộc lộ tính cách giản đơn và mộc mạc của người lính nơng dân kiểu Trung đội trưởng Mánh. Kiểu người lính nơng dân đặc
trưng với những chi tiết bình dị mà khơi hài đó rất dễ neo vào lịng người đọc một sức sống bền lâu. Không phải chỉ dừng lại ở đó, mà trong suốt “cuộc truy quét lịch sử ấy” người đọc cịn bị lơi cuốn bởi những trận đánh oanh liệt của
Trung đội Gió lốc. Mãi cho đến trận chiến đấu cuối cùng, giải phóng tồn bộ
thị xã Phú Yên, hình ảnh những người chiến sĩ trận mạc giản đơn, mộc mạc quê mùa như Trung đội trưởng Mánh, như Ổn, như Hưng vẫn hiển hiện sáng ngời trong trí tưởng tượng độc giả.
Bên cạnh những người lính chiến nơng dân đó, chúng ta cịn thấy hàng loạt nhân vật sĩ quan chỉ huy anh dũng như Tiểu đoàn trưởng Nguyên, Trung đoàn trưởng Thuần, chính uỷ Tâm, Tham mưu trưởng Nhuận, Trung đồn phó Sự… Họ đều là những con người kiên cường, sẵn sàng hy sinh hạnh phúc riêng tư vì Tổ quốc. Mỗi người một vẻ, một phong cách sống riêng nhưng đều cùng chung một ý chí, một tư tưởng và tính quyết đốn - một phẩm chất rất cần thiết nhất của người chỉ huy chiến trận.
Giữa trận mạc, giữa mịt mùng đạn bom họ luôn kiên cường và quyết đốn, thậm chí đầu óc muốn nổ tung trong những giờ phút cam go của người chỉ huy, nhưng cũng có những lúc họ lại cảm thấy vơ cùng thoải mái khi kết thúc một cơng việc gì đó:
“Chính uỷ cũng đứng dậy vươn vai rồi nói với trung đồn trưởng: - Từ giờ tới sáng chắc chẳng có gì đặc biệt. Anh đi ngủ một chút đi. Trung đoàn trưởng cũng giục:
- Cả anh cũng phải đi nghỉ lát chứ.
… Sự đã gọi điện xong, anh quay lại khốt tay nói với hai thủ trưởng: - Thôi! Mời hai bố già đi ngủ cả cho. Tơi và tay Nhuận trực cũng đủ rồi. Chính uỷ vỗ vai Trung đồn trưởng hóm hỉnh:
- Ơng này ơng ấy khơng thích gọi là “bố già” đâu nhé! Cậu chỉ bậy. Ơng ấy cịn đủ sách đánh một mạch xuống Phú Yên tìm bà xã kia đấy.
Sự cười khơ khớ:
- Hay nhỉ! Cứ như Lục Vân Tiên đi tìm Kiều Nguyệt Nga ấy! Tỉnh cảm dồn nén hai mươi năm, gặp nhau hẳn sẽ bùng nổ lên như một… quả mìn ĐH.10!
Trung đồn trưởng thụi vào lưng Sự một cái:
Trong cuộc chiến tranh ác liệt, giữa chiến trường lửa đạn, cái chết luôn đến bất ngờ với bất cứ ai, bất cứ lúc nào. Những người chỉ huy luôn là những con người đề cao cảnh giác, nghiêm nghị và dứt khốt, nhưng cũng có những lúc họ sống thoải mái, những lúc vui đùa để xua tan những nặng nề day dứt ám ảnh trong lòng.
Ở những con người anh hùng ấy, mỗi người có một hồn cảnh riêng, một tâm tư riêng và một sự hy sinh riêng. Sự chịu đựng và đức hy sinh thầm kín vẫn vẹn nguyên trong tâm tưởng của người Trung đoàn trưởng Thuần. Vì cuộc chiến, ơng xa nhà hơn hai mươi năm. Hai mươi năm dài đằng đẵng chưa biết mặt đứa con trai duy nhất của mình. Người vợ ở quê sống chết thế nào, ông cũng chưa nhận được tin tức. Và lần này, ông chỉ huy đơn vị đánh thẳng từ Tây Nguyên xuống Phú Yên - miền đất đã sinh ra ơng. Nơi ấy ơng cịn có vợ con, có tất cả những kỷ niệm của cuộc đời ơng. Nhưng ơng vẫn khơng nơn nóng, vẫn lặng lẽ một mình, vẫn từng bước chỉ huy đơn vị theo đúng kế hoạch, giành những thắng lợi trên đường truy kích địch.
Và những nỗi niềm ẩn sâu trong tâm hồn của người chỉ huy cương nghị đó chỉ thực sự được bộc phát khi tất cả như đã an bài, như đã được ông trời sắp đặt. Điều này được thể hiện rất rõ trong hoàn cảnh ông được gặp người con trai “chưa một lần biết mặt” của mình:
“… - Đó là đồng chí Lê Thuần - Trung đoàn trưởng của chúng tơi. Cịn đây, xin giới… Chính uỷ chưa kịp nói giới thiệu thì Tám Thế đã nhảy vọt ra khỏi hầm, chạy lao tới, ôm chầm lấy trung đoàn trưởng và la lên:
- Anh Ba Thuần!
- Tám Thế! - Trung đồn trưởng ơm chồng lấy anh Tỉnh đội phó. - Trời ơi! Sao thế này! Mày thiệt đó ư? Thằng “Tám-lị-cị”?”.
Thực ra, trong chiến tranh, chuyện những người đồng đội gặp nhau tay bắt mặt mừng, những cảm xúc trào dâng hay những cuộc hội ngộ bất ngờ và chớp nhoáng chưa bao giờ thiếu. Nhưng trong tình cảnh này, Khuất Quang Thụy đã thực sự khéo léo, đẩy cuộc đoàn tụ này đến những đỉnh điểm của cao trào, đến những nhức nhối. “Hội ngộ rồi chia ly”, đó là sự khắc nghiệt của chiến tranh. Nhưng cuộc đoàn tụ của cha - con trong suốt hai mươi năm nung nấu giữa chiến trường thì xúc động đến nghẹn lịng:
“Tám Thế giụi giụi cái đầu vào ngực của Trung đoàn trưởng:
dạng vậy? Bà ấy mong đỏ mắt ra rồi đó. - Chợt anh quay phắt lại, la lên: - Thằng Thục! Thằng Thục mô rồi?
Nhưng Thục khơng cịn ngồi trong hầm nữa. Ngay từ khi thấy Tám Thế hét lên “anh Thuần”, Thục bàng hoàng, sửng sốt tưởng như mình vừa nghe một tiếng sét. Miệng anh cứng lại, chỉ lắp bắp được hai tiếng “Ba… ba…”, rồi nghẹn tắc, ngực nóng ran, nước mắt chảy túa ra. Anh đứng dây, bần thần bước ra khỏi hầm rồi chạy vụt đi. Được một quãng, chân anh như ríu lại, anh bước tới tựa vào một gốc cây to, toàn thân rung lên trong tiếng nấc nghẹn ngào.
Tám Thế và Thuần vẫn vừa khóc vừa cười. Chính uỷ lặng lẽ quay đi rút khăn mùi-xoa lau nước mắt.
- Thằng nhỏ của anh đó! Cha mẹ ơi, nó giống anh như đúc vậy… Thục đâu rồi! Lại đây với ba cháu đi. – Rồi bỗng nhiên anh mếu máo. - Con bằng ngần này rồi… mà… hự… hự… nay mới biết mặt cha…
Những dòng nước mắt sáng lấp loá chảy chứa chan trên mặt trung đồn trưởng, ơng như người say, miệng dở cười, dở khóc, bước loạng choạng, hai tay nặng nề đưa ra phía trước. Từ lồng ngực nén nghẹn tưởng như bốc lửa của ông vang lên những tiếng nghẹn ngào hạnh phúc:
- Con… con trai… của ba!
Hai tiếng sau cùng ông thốt ra vô cùng khó nhọc. Có lẽ bởi ơng chưa dám tin chắc mình đang sống thực. Phải chăng, ông lại đang mơ, giấc mơ hạnh phúc và tức tưởi như hôm nào…”[37, tr.368, 369].
Có thể thấy, cuộc gặp gỡ bất ngờ này đã được Khuất Quang Thụy cố tình tạo ra để đẩy những diễn biến tâm lý của nhân vật lên đến đỉnh điểm . Một người chỉ huy dù có cứng rắn đến đâu, có quyết đốn đến đâu nhưng khi đặt họ vào tình thế này thì tất cả sự cao cả ấy đều đã biến mất. Tất cả chỉ cịn lại là tình cảm, tình người, tình phụ tử. Những thiếu thốn dồn nén của sự mong chờ hơn hai mươi năm qua đã được mở ra. Những quãng lặng tâm hồn giờ đã sống lại, đã dội về… làm cho con người ta khơng thể nào kìm nén được.
Song, càng đọc, chúng ta lại càng thấy Khuất Quang Thụy là nhà văn rất giỏi trong việc thay đổi trạng thái tâm lý, hay có thể nói, ơng sẵn sàng “đánh tráo những cảm xúc” cho chính những nhân vật của mình. Một sắc thái
dứt khốt mà chỉ có ở những người chỉ huy trận mạc - những con người luôn đặt nhiệm vụ Tổ quốc lên hàng đầu. Những con người sẵn sàng gạt đi tất cả để tiến lên, vì đồng đội, vì nhân dân mới có thể làm được.
“… đột ngột, trung đồn trưởng bỗng bng con ra, quay phắt lại gọi:
- Anh Tâm! Anh Thế… Chúng ta phải vào việc ngay, tình hình gấp lắm rồi.
Bằng một cử chỉ dứt khốt, mạnh mẽ, ơng rút khăn lau khơng dịng nước mắt trên má mình rồi quay lại nói với con:
- Ba phải làm việc ngay, con ạ…” [37. tr.371].
Thực sự, khi theo dõi những diễn biến tâm lý này, nhiều người sẽ không khỏi cảm thấy tiếc nuối, không khỏi giật thốt bởi hành động dứt khoát của người trung đồn trưởng Thuần. Song, nếu ai đó đã một thời cầm súng, ai đó đã từng trên cương vị người chỉ huy, từng phải chịu trách nhiệm cho một vận mệnh… khơng phải chỉ riêng mình, mà là của cả một trung đoàn, của gần hai nghìn con người, của nhân dân, của dân tộc… chắc chắn sẽ dễ dàng sẻ chia, sẽ thấu hiểu những diễn biến tâm lý mà Khuất Quang Thụy đã lột tả. Bởi đó vừa là một hình ảnh đẹp, vừa là một thông điệp sống, vừa là những lời nhắn gửi mà người lính trận mạc muốn gửi gắm đến bạn đọc. Gửi gắm những sẻ chia, những day dứt và cả những hy sinh cao cả mà chỉ có những người lính trận mạc mới thực sự phải trải qua…
Thực sự mà nói, ở tiểu thuyết Trong cơn gió lốc, Trung đồn trưởng
Thuần đúng là một hình mẫu nhân vật, hội tụ đầy đủ những tính cách, những tư tưởng, những giá trị mà kiểu nhân vật chính diện trong tiểu thuyết sử thi thường khẳng định. Đó là nhân vật đại diện cho cả một thế hệ, cả một lớp người; đại diện cho những người chỉ huy trận mạc hội tụ đầy đủ những nét tinh tuý cao cả nhất. Bởi ở ông, một người chỉ huy tài ba, một người đã hy sinh tất cả hạnh phúc riêng tư cho Tổ quốc, một người sẵn sàng “đánh đổi những cảm xúc” hạnh phúc nhất cho nhiệm vụ lại là một người làm công tác tư tưởng, sống chan hoà, chia sẻ với anh em, với cấp dưới như người làm cơng tác chính trị, điều mà chúng ta sẽ ít thấy được ở một người trung đồn trưởng, người chỉ huy cơng tác qn sự.
Khi cấp dưới vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng, thậm chí phải đánh đổi bằng máu xương của cán bộ, chiến sĩ đơn vị, buộc ơng phải đưa ra hình thức kỷ luật. Nhưng có lẽ kỷ luật cấp dưới của mình là nỗi đau đớn nhất đối với một người chỉ huy giàu tình cảm như ơng.
“Mánh đau xót, quằn quại dằn vặt. Chiều hơm đó anh lên gặp ban chỉ huy trung đoàn xin nhận kỷ luật.
Trung đoàn trưởng Thuần cũng bị thương, quấn khăn trắng trên đầu trơng như một vịng khăn tang, trừng trừng nhìn anh như nhìn một kẻ khốn nạn. Rồi, đột nhiên ơng nghiến răng, vung tay lên…