Người lính từ góc nhìn thân phận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật người lính trong tiểu thuyết khuất quang thuỵ (Trang 71 - 77)

Nhà văn Chu Lai đã từng nói “Người lính bao giờ cũng có số phận” và “Người lính là một siêu nhân vật” để những nhà văn thoải mái tung hồnh, thoải mái thể hiện dưới ngịi bút của mình.

Trong tiểu thuyết mang âm hưởng sử thi, đặc biệt là tiểu thuyết viết về “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng”, hình tượng người lính ln là một hình mẫu, là nhân vật trung tâm mà bất cứ người cầm bút nào cũng tập trung xây dựng. Bởi hình tượng người lính chính là những điển hình, là xương sống làm nên những tác phẩm, là yếu tố quyết định đến sự thành bại của một câu chuyện mà nhà văn muốn kể. Cũng chính vì vậy, thân phận hay số phận của nhân vật - người lính chính là trung tâm để nhà văn tập trung trí lực, tập trung ngơn ngữ của mình, tạo dựng nên những gì cần thiết nhất. Số phận của người lính hay thân phận của họ chính là những chi tiết chủ đạo để làm nên giá trị của tác phẩm. Trong thi pháp miêu tả, bất cứ nhà văn nào khi cầm bút cũng tập trung tìm những điểm giá trị nhất, đặc sắc nhất để dồn sức miêu tả nhân vật. Và hình ảnh về thân phận, về cuộc đời, về những lát cắt trong cuộc sống của họ luôn được thể hiện rõ nét và cụ thể bằng cả ngôn ngữ văn học giản đơn đến cả những ngôn ngữ đặc trưng giàu hình ảnh, tạo nên những ấn tượng để cuốn hút người đọc vào trong đó.

Nhà phê bình văn học Ngơ Vĩnh Bình trong bài viết Nhà văn Khuất Quang Thụy cả đời chỉ viết về chiến tranh và đồng đội in trên Tạp chí Văn

nghệ Qn đội đã khẳng định giá trị của góc nhìn thân phận trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy. Ở đó, ơng nhắc lại tâm sự của Khuất Quang Thụy khi nói về cuộc đời cầm bút của mình: “Khi cịn ở chiến trường, tơi chỉ viết vì một khát khao duy nhất, ghi được càng nhiều càng tốt những kỷ niệm, những con người, những cảnh ngộ số phận éo le do sự khắc nghiệt của chiến tranh đưa đến. Sau này, khi chiến tranh kết thúc, tơi mới có điều kiện để hiểu ra rằng, dù đã ở ngoài mặt trận, dù đã thấy được cái ác liệt và dù đã viết nhiều trang nhưng có lẽ vẫn chưa nói được hết được... Cả đời chỉ loay hoay viết về cuộc chiến ấy, có lẽ là số phận của thế hệ những người cầm bút từng có những năm cầm súng như chúng tơi...”[3].

Nói như vậy để chúng ta thấy được thân phận hay số phận của người lính trong tiểu thuyết viết về chiến tranh là quan trọng như thế nào. Nó khơng những quyết định đến sự thành bại của tác phẩm mà nó cịn là nguồn cảm hứng chủ đạo, là yếu tố cấu thành của mọi yếu tố khi mỗi nhà văn trước khi cầm bút đã nghĩ đến. Trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy, đặc biệt trong

những tác phẩm mà ta đang nghiên cứu, chúng ta có thể thấy nhân vật người lính được thể hiện một cách đa dạng, nhiều kiểu loại dưới nhiều hình thức khác nhau, từ người lính chiến tranh đến người lính thời hậu chiến, từ người lính trí thức đến những người lính nơng dân. Tất cả mọi thành phần xuất thân của nhân vật ở đây đều được soi chiếu từ góc nhìn thân phận cá nhân. Điều đó được hiện lên rất rõ nét qua nghệ thuật tổ chức tình tiết và giọng kể đồng cảm. Xoay quanh một số nhân vật điển hình trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy, chúng ta có thể thấy rõ hơn điều đó. Đó là Mánh, là Hưng, là Ổn của Trong cơn gió lốc - những người lính chính hiệu mang những thân phận rất đặc biệt. Đó là Tuấn, là Tình - hai người lính điển hình của những người lính trong Khơng phải trị đùa. Là Đồng Duy Tiên, Kiều Bá Thịnh… trong

Đối chiến. Và “một người lính” - tơi cho là một người lính “đặc biệt” với thân phận đặc biệt gắn liền với câu chuyện của người lính trinh sát Vũ Quốc Tuấn mà chắc chắn người đọc sẽ ít để ý tới. Đó là Thuỷ - một cơ gái xuất hiện trong hoàn cảnh đặc biệt và có một lý tưởng đặc biệt. Trong một chuyến tàu đặc biệt - chuyến tàu định mệnh đã gắn cuộc đời Thuỷ với Tuấn. Một tình yêu rất đặc biệt mà Khuất Quang Thụy đã đem đến cho người đọc.

Nếu như Trung đội trưởng “Trung đội gió lốc” Mánh là một người lính “nơng dân ngun bản”, vì cuộc chiến ác liệt mà gác cuộc sống mưu sinh, để lại vợ trẻ, con thơ; tạm gác lại cái nghề “đánh xe bò chở phân” trên cánh đồng mỗi chiều để bước vào cuộc chiến sinh tử ác liệt và làm cấp dưới của thằng cháu ruột mình - Tiểu đồn trưởng Ngun, thì Hưng lại là một cậu lính trí thức chính hiệu, một sinh viên Ngữ văn của Đại học Tổng hợp sau khi tốt nghiệp đã gác bút nghiên lên đường để trở thành người chiến sĩ kiên cường của “Trung đội gió lốc”. Cịn Ổn - một chàng trai trẻ mới lớn, học hành không đến đầu đến đũa, vô tư đến mức ngờ nghệch lại trở thành một hạt nhân đoàn kết của cái “Trung đội gió lốc” đa dạng và anh hùng ấy. Ba nhân vật, ba người lính, ba thân phận, ba hồn cảnh sống cùng trong một Trung đội. Có những lúc họ rơi vào những hồn cảnh đặc biệt, dở khóc dở cười, nhưng họ vẫn giữ được một thứ tình cảm mà ngồi đời ít ai nghĩ đến. Họ sống với nhau đúng bản chất của những người lính, những người đồng chí “đêm rét chung chăn thành đơi tri kỷ”. Họ có những mối quan hệ khăng khít, gắn bó trên mức

thân thiết của tình bạn, tình đồng chí đơn thuần. Họ như những người ruột thịt mà chỉ có trong hồn cảnh đặc biệt của chiến tranh mới tạo nên được. Nếu như Trung đội trưởng Mánh là một người tuy trình độ “rất nơng dân” nhưng lại có sở thích chữ nghĩa, thích ghi nhật ký thì Hưng - một chàng sinh viên Văn khoa chính hiệu lại chọn cách sống nép mình, giản đơn nhưng rất đặc biệt trong xử trí các tình huống. Đặc biệt là trong giao tiếp cũng như giải quyết các “điểm nóng” xảy ra trong trung đội. Cịn Ổn, dẫu cũng có kiến thức đôi chút nhưng lại là con người ln vui nhộn, ln thích ồn ào và thậm chí đối lúc mang phong cách “trẻ con”, giản đơn và giản dị; vô lo vơng nghĩ… Ln tạo ra thức khơng khí “cần thiết đến mức khó chịu” đối với một Trung đội đồn kết ấy. Đó là những mơ-típ tự sự độc đáo mà Khuất Quang Thụy kiến tạo được, đem lại sức hấp dẫn cho tiểu thuyết của mình.

Song, có thể nói, phần nhiều các nhân vật có dấu ấn thân phận đều tập trung chủ yếu trong tiểu thuyết Khơng phải trị đùa. Đó là Vũ Quốc Tuấn -

một người lính trinh sát đặc biệt, có một cuộc sống đặc biệt, có suy nghĩ đặc biệt và cũng có cái tài… đặc biệt. Anh dường như sinh ra là để làm lính chiến. Chẳng thế mà khi khoá học chưa kết thúc, anh đã được nhà trường tạo điều kiện cho được tốt nghiệp, ra trường sớm và được đặc cách phong quân hàm

thiếu tá trước niên hạn để trở lại với chiến trận, trở lại với nơi rất cần những con người như anh. Song, ngồi cái “lý do” chính đáng ấy, việc anh được tốt nghiệp sớm dường như vì anh khơng thích nghi nổi với mơi trường đào tạo sĩ quan chính quy. Hay đó là Tình - nhân vật khiến cho người đọc cảm thấy bị ám ảnh hơn bởi sự đặc biệt về thân phận. Nếu như Tuấn, khi đã vượt qua những chướng ngại vật của cuộc đời để trưởng thành, để trở về mặt trận mới, với những người đồng đội mới, với cương vị mới và với nhiệm vụ chiến đấu mới thì Tình lại phải đối mặt với đời sống thực tại, với những thử thách của xã hội không chiến tranh, với những sự “tréo ngoe” mà làm cho những vết thương trong người anh luôn đặt ở trạng thái sẵn sàng tái phát lại, thậm chí sẵn sàng cầm “cuốn sổ tâm thần” để giải quyết những vấn đề xã hội mà anh phải đối mặt hằng ngày; cái xã hội mà với anh nó cịn khắc nghiệt hơn chiến trường đầy lửa đạn.

Sự đa dạng về thân phận của Tuấn và Tình trong tiểu thuyết Khơng

phải trò đùa mà Khuất Quang Thụy dựng nên như muốn tạo cho người đọc những sự bức bối, làm cho người đọc phải biết học cách tự điều tiết cảm xúc. Có những lúc nhà văn đưa người đọc đạt đến độ mãn nguyện bởi những gì tốt đẹp nhất đến với Tuấn theo luật Nhân - Quả, thì có lúc lại “đau đớn lịng” đến tột cùng trước những điều trông thấy trong cuộc đời của Tình. Vì những thương tích mang trong mình từ chiến trường về, Tình phải đi lại đến ba lần mới về được đúng ngơi nhà của mình. Tình lại phải chịu oan uổng do hội chẩn nhầm, phải sống những ngày tháng bị cô lập ở trại tâm thần, trong khi đầu óc Tình hồn tồn tỉnh táo. Rồi đến khi trở về, anh lại phải chịu đựng những thử thách về tình u và lịng thuỷ chung của người bạn gái từ thuở lên đường. Lo giải quyết xong thân phận cá nhân, Tình lại tiếp tục con đường đi tìm sự cơng bằng cho những người đồng đội. Bởi với anh, mọi thứ không thể dễ dàng bị đánh đổi một cách đơn giản như vậy. Vì “chân lý bao giờ cũng là chân lý”.

Nói về sự cơng bằng và những hồi cố chiến tranh của những người lính trở về từ chiến trường, có lẽ chúng ta sẽ không thể nào không khỏi day dứt khi liên tưởng đến Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Chắc chắn rằng khơng phải ngẫu nhiên mà có những thời điểm Nỗi buồn chiến tranh lại được mang một cái tên mới - Thân phận của tình u. Có lẽ cái “thân phận” ấy đã khiến người đọc phải thực sự suy nghĩ. Phải thực sự nghiền ngẫm bởi sự ngẫu nhiên mà Bảo Ninh đã đem đến cho bạn đọc. Khi Thân phận của tình yêu gắn với “thân phận” người lính thì chắc chắn số phận của nó cũng làm cho người đọc cảm thấy day dứt, đớn đau.

Có thể nói, mỗi tác giả có một góc nhìn khác nhau, cách khai thác và miêu tả nhân vật khác nhau, nhưng có lẽ trong suy nghĩ của mỗi người, thân phận người lính cũng vẫn là yếu tố quyết định để đem đến cho người đọc những ám ảnh về thân phận của tác phẩm.

Lại nói về thân phận của những người lính trong Khơng phải trị đùa, ở trên chúng tơi có nhắc về Hương Thuỷ - một nhân vật đặc biệt, một người lính đặc biệt. Dẫu cô không phải một quân nhân, không mang quân hàm, không đội mũ đeo sao, nhưng cô kỹ sư vừa tốt nghiệp lại tình nguyện lên

đường làm nhiệm vụ. Không phải bất cứ cơ sinh viên có thân thế nào cũng sẵn sàng đối mặt với cuộc chiến. Khi Hương Thuỷ xuất hiện trên chuyến tàu “đặc biệt” vào Nam với Tuấn, sự vô tư, trong sáng pha đôi nét tinh quái của Thuỷ như đã nhắc nhở chúng ta cần chú ý tới nhân vật đặc biệt này. Cô gái sẵn sàng dẹp bỏ tất cả để đi theo sự mách bảo của trái tim mà với cơ đó là sự lựa chọn chính xác. Sự lựa chọn quyết định đó đã tạo nên một “chuyện tình khơng gì đẹp hơn” giữa hai người. Trước khi lên đường vào Nam để làm cái nhiệm vụ đặc biệt - giải quyết hậu quả của chiến tranh giữa cái xã hội phức tạp tranh sáng - tranh tối, Thuỷ làm sao có thể cảm nhận hết những khó khăn đang chờ đợi. Và một điều chắc chắn nữa là làm sao có được sự cảm thơng, có một tình u đẹp với Tuấn. Câu chuyện tình của họ đã lấy đi nước mắt của bao người. Hoàn cảnh mới, nhiệm vụ mới đã biến Thủy trở thành một người lính dũng cảm và đặc biệt hơn nhiều người lính khác mà chúng ta đã gặp.

Ngoài những thân phận đặc biệt mà chúng ta đang nhắc tới, trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy vẫn còn một hệ thống nhân vật đặc biệt nữa mà trong đề tài này chúng tơi chưa có dịp liệt kê hết được. Bởi theo nghiên cứu của chúng tôi, trong cuộc đời cầm bút của mình, nhất là trong những tiểu thuyết làm nên “văn hiệu” của Khuất Quang Thụy thì chỉ duy nhất cuốn tiểu thuyết Giữa ba ngôi chúa của ông là không viết về chiến tranh, khơng viết về người lính. Số cịn lại tất cả đều là những trải nghiệm, những góc nhìn, những thân phận của những người lính qua nhiều thăng trầm và góc cạnh khác nhau. Nếu chúng ta liệt kê ra một hệ thống nhân vật người lính ở trong các tiểu thuyết điển hình của Khuất Quang Thụy như: Trong cơn gió lốc, Khơng phải

trị đùa, Những bức tường lửa, Đối chiến, Đỉnh cao hoang vắng… thì mỗi câu

chuyện đều có một hệ thống nhân vật với những thân phận đặc biệt. Đó có lẽ là cách nhìn, cách miêu tả, cách cảm nhận và lối viết riêng của Khuất Quang Thụy. Nhân vật trong từng câu chuyện (từng tiểu thuyết) của Khuất Quang Thụy tuy chỉ là những người lính nhưng khơng ai giống ai. Bởi với ông, không bao giờ có một khái niệm kiểu “nhân vật xuyên suốt” tồn tại; mà đơn giản là một câu chuyện, mỗi không gian, mỗi chặng thời gian đều có một nhân vật điển hình, mang phong cách và hồn cảnh riêng biệt. Thấu hiểu được điều đó nên ơng cho rằng: nhà văn chỉ thực sự thành công trong xây dựng

nhân vật của mình khi vui được cái vui của nhân vật, buồn cùng cái buồn của nhân vật và đau với nỗi đau của nhân vật. Sự nhập thân của tác giả Khuất Quang Thụy vào nhân vật đã tạo cho độc giả cảm giác về thân phận con người trong từng trang tiểu thuyết. Đó là thân phận của nhân vật người lính mà ơng đã dày công xây dựng trong suốt cuộc đời cầm bút. Đó là những người lính chiến trận cũng như người lính thời bình, là những người lính cầm súng giữa chiến trường cũng như khi đối mặt với cuộc sống phức tạp sau chiến tranh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật người lính trong tiểu thuyết khuất quang thuỵ (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)