Ngơn ngữ người kể chuyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật người lính trong tiểu thuyết khuất quang thuỵ (Trang 105 - 112)

Để làm nên một sự đồng điệu và hấp dẫn người đọc, trong một tác phẩm, ngoài việc xây dựng hệ thống nhân vật và tạo ra những ngôn ngữ đặc trưng, đối thoại hay độc thoại để tạo nên sự độc đáo của nhân vật, của tác phẩm thì cách kể chuyện, cách dẫn dắt hay nói rõ hơn là “ngơn ngữ người kể chuyện” cũng đóng một vai trị vơ cùng quan trọng. Bởi đó là sự dẫn dắt độc đáo nhất, là thành tố quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của tác phẩm.

Như chúng ta thường thấy, trong tác phẩm tự sự người kể chuyện luôn giữ vai trị mơi giới giữa tác giả và độc giả và là một yếu tố thi pháp tự sự cơ bản. Không thể có trần thuật nếu thiếu người kể chuyện. Tác giả chính là người tổ chức chuyện kể, đứng ra lựa chọn người kể tương thích, lựa chọn điểm nhìn hay hệ thống điểm nhìn để kể lại câu chuyện. Nói cách khách, mối quan hệ giữa người kể chuyện và tác giả được xác lập thông qua hệ thống điểm nhìn và ln tồn tại trong văn bản. Vì thế người kể chuyện trong tiểu thuyết có thể là chính tác giả, có thể là một nhân vật trong câu chuyện do tác giả sáng tạo ra, cũng có thể là một người nào đó biết câu chuyện.

Với những tác phẩm có những đặc trưng khác nhau, nhà văn cũng luôn di chuyển và đứng ở nhiều góc cạnh khác nhau để kể chuyện. Có những nhà văn thường chọn cho mình ở ngơi thứ nhất - nhân vật tơi - để kể chuyện. Cũng có những nhà văn lại chọn cho mình ở ngơi thứ ba - người kể chuyện tồn tri để dẫn dắt câu chuyện. Và thậm chí, có những nhà văn ln đặt mình

trong sự biến hóa của nhân vật để kể chuyện. Song, khảo sát ở tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy, chúng ta thường thấy ơng ln đóng vai người kể chuyện ở ngơi thứ ba số ít. Đó là người đứng phía sau tất cả. Tuy nhiên, bên cạnh nét đặc trưng đó, chúng ta cũng thấy được sự đa dạng trong giọng điệu kể chuyện, không giọng điệu kể chuyện nào là duy nhất. Sự biến đổi linh hoạt của các điểm nhìn đã kiến cho ngơn ngữ người kể chuyện sinh động, chân dung các nhân vật hiện lên toàn diện, đầy đặn hơn rất nhiều. Phần lớn các tác phẩm của Khuất Quang Thụy đều có sự thay đổi lời người kể chuyện khá sâu sắc và linh hoạt. Vừa kể, miêu tả và bình luận với ngơn ngữ tự nhiên giản dị đời thường, không hoa mĩ, tập trung vào hai tuyến truyện về những người lính trên mặt trận cùng cuộc đời và số phận của họ.

Ví như trong Đối chiến, Khuất Quang Thụy đã dùng ngơn ngữ người kể chuyện có lúc theo hướng bình luận rất cao: “Một trong những điều đáng sợ nhất của pháo binh Bắc Việt là họ thường bắn bất tử, chẳng theo một quy luật nào hết. Bất kể ngày hay đêm, sớm hay muộn, khi thì chỉ thúc thắc một hai trái, cà giựt cà tàng như thằng đi đái dắt; khi thì bất thần bắn như trời sập khiến binh lính trong các chiến hào, hầm cá nhân mụ mị đi, những tưởng sau một trận om pháo như thế nếu bộ binh địch mà xơng lên thì đám lính dù chẳng còn sức mà phản kháng nữa”[33, tr.236]. Hay trong Khơng phải trị đùa: “Bởi vì, muốn nói gì thì nói, một lực lượng vũ trang bao giờ cũng chỉ là sản phẩm của một nền tảng xã hội, một cơ cấu chính trị nào đó. Mà những cái đó thì chúng ta chưa có điều kiện để hiểu kỹ. Vì vậy, các cuộc tranh luận đã diễn ra theo kiểu năm ơng thầy bói xem voi”[37, tr.675].

Đó là cách kể chuyện mang tính bình luận và thậm chí “sặc mùi chính trị” mà nhà văn đã có ý thức tận dụng để nói rõ hơn những vấn đề nóng hổi của cuộc chiến.

Nhưng trong những câu chuyện chiến trường đầy hấp dẫn và oanh liệt ấy, bên cạnh những lời lẽ mang tính bình luận để lên án, để đánh dấu sự kiện thì Khuất Quang Thụy lại có những lúc đi sâu vào lối văn miêu tả có phần nhẹ nhàng, giản dị nhưng hấp dẫn người đọc. Ngay ở lời vào truyện của Trong

cơn gió lốc, nhà văn đã viết: “Việc chú Mánh vẫn ghi nhật ký chẳng cịn là

gì người dè bỉu, cho rằng đó là một việc làm có vẻ như vơ cơng rồi nghề. Để châm chọc anh, họ còn bịa ra đủ thứ chuyện khôi hài xung quanh những tập nhật ký của anh. Có lần, cậu Ổn, xạ thủ B.40, một tay láu cá có hạng, khơng hiểu bằng cách nào đó đã thó được một trong ba cuốn sổ dày cộp ấy mà mang ra đọc oang oang cho cả trung đội nghe…”[37, tr.828]

Cũng là một giọng điệu đều đều, vừa mang tính bình luận, vừa mang tính tếu táo, giản dị “rất lính” của những người lính, để “thâu tóm” người đọc dắt vào hồn cảnh của truyện, có những lúc Khuất Quang Thụy lại dẫn dụ người đọc bằng lối kể đậm tính triết lý nhưng khơng kém cảm xúc. Ví như khi Thắng - một chiến sĩ của “Trung đội Gió lốc” - một chàng lính thư sinh, hát hay đàn giỏi, đã hy sinh anh dũng, thì lập tức, giọng điệu người kể chuyện chuyển sang tiếc thương và day dứt:

“Nhưng Thắng khơng cịn nữa. Cả tiểu đồn tiếc thương anh. Khi đặt Thắng xuống lòng đất, trước đông đảo các chiến sĩ, Khẩn khơng khóc, anh phải tỉnh táo để nói với các chiến sĩ về tấm gương hy sinh của người đã khuất. Nhưng bây giờ trước Nguyên, anh lặng lẽ khóc. Nguyên cũng im lặng quay mặt đi nơi khác để khỏi rơi nước mắt. Khu rừng đột nhiên yên ắng lạ thường, chỉ nghe đâu đó tiếc xào xạc mơ hồ của lá. Tưởng như, chỉ giây lát nữa thôi, tiếng đàn bầu sẽ lại vút lên, trong trẻo và thanh thản…”.[37, tr.275]

Lại có những lúc, đan xen với sự khốc liệt của chiến trường, đan xen với những đớn đau bị kìm nén, những giọt nước mắt của người lính được cất giấu, chúng ta lại bắt gặp những phút giây thanh thản như tiếng lòng nao nao vọng tới như tiếng gọi quê hương:

“Anh ngồi im như đá, thở nhẹ nhàng và lắng nghe, lòng anh nhẹ nhõm thư thái lạ lùng. Những bài hát đã an ủi anh. Dường như người xưa đã biết hết, thấu hiểu hết nỗi lòng anh, nên đã chuẩn bị đầy đủ những lời an ủi ấy. Đúng, giá như đêm nay bên khung cửa sổ toa tàu chan hịa ánh trăng này mà khơng có cơ bé hát dân ca, hẳn lịng anh sẽ trĩu nặng vì suy tư, vì buồn nhớ” [37; 724].

Có thể thấy, đối với giọng điệu người kể chuyện, chúng ta liên tục bắt gặp ở Khuất Quang Thụy những góc nhìn khác nhau, những giọng điệu khác nhau, từ chiến trường khốc liệt, từ những ủy mị đau thương, từ những câu

chuyện bình luận sắc sảo của người cán bộ chính trị, đến cả những sự chan hòa và gần gũi khi bắt gặp những nét văn hóa đặc trưng mang đậm truyền thống dân tộc, những làn điệu dân ca xứ Bắc lay động lòng người… Tất cả như trở về hội tụ đủ đầy và cuốn hút người đọc. Điều đó cho thấy rõ ràng, Khuất Quang Thụy đã có sự sắp đặt, phân lớp các lớp lời kể tác giả và lớp ngôn ngữ nhân vật, để cho nhân vật lên tiếng. Có khi người kể chuyện lược lời thoại của nhân vật bằng câu kể, thuật lại những hành động của nhân vật. Có khi là lời trực tiếp, có khi là lời nửa trực tiếp, lời nhại, mỉa mai thể hiện rõ tác dụng và vai trò của người kể chuyện. Sự thay đổi giọng điệu người kể khiến cho câu chuyện trong tác phẩm đáng tin hơn, chân thực hơn.

Đến đây, chúng ta có thể nói rằng, ngơn ngữ mà Khuất Quang Thụy sử dụng trong tiểu thuyết không chỉ đơn thuần là một thứ ngôn ngữ tác giả. Sự di chuyển điểm nhìn, cách kể chuyện, dẫn chuyện cho đến cách sắp đặt lời thoại (cả đối thoại lẫn độc thoại) đã tạo thành một hợp thể ngôn ngữ giao thoa, âm vang tính đối thoại, vừa sinh động, vừa kích thích sự tiếp nhận chủ động đồng sáng tạo của người đọc. Bởi, bên cạnh sự thành công trong nghệ thuật ngơn từ, Khuất Quang Thụy cịn rất chú trọng đến giọng điệu của ngôn ngữ. Mà ở đây, rõ ràng giọng điệu cũng là một yếu tố quan trọng trong truyện kể. Bakhtin từng cho rằng: “Trong mơ hình trần thuật học cổ điển, giọng điệu chủ yếu gắn với giọng người kể chuyện”. Cịn theo Giáo sư Trần Đình Sử thì: “Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học, nó địi hỏi người trần thuật, người kể chuyện hay nhà thơ phải có khẩu khí, có giọng điệu”. Giọng điệu trong tác phẩm gắn với giọng “trời phú” của mỗi tác giả nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuât, phù hợp với đối tượng thể hiện. Giọng điệu trong tác phẩm có giá trị thường đa dạng, có nhiều sắc thái, trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo chứ khơng đơn điệu.[28; 73].

Như vậy có thể thấy rằng, giữa giọng điệu và ngôn ngữ không thể tách rời nhau, vì giọng điệu được hiển thị qua ngôn ngữ. Khuất Quang Thụy đã thật sự thành công khi biết kết hợp khéo léo những yếu tố đặc trưng này để tạo nên giá trị của những tác phẩm, dẫn tới những thành công, thỏa mãn ý đồ sáng tác của mình.

Có thể nói rằng, xét về phương diện nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng hình ảnh, tạo điểm nhấn trong tiểu thuyết viết về đề tài “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng” Khuất Quang Thụy đã tạo nên những điểm nhấn nổi bật, thu hút người đọc bằng lối kể chuyện chân thực, hấp dẫn nhưng cũng rất giản dị của mình. Ai cũng biết, đề tài “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng” - một đề tài lớn, hấp dẫn, không mới nhưng chẳng bao giờ cũ của nền văn học Việt Nam, và Khuất Quang Thụy đã “hoàn thành sứ mệnh” khi “suốt một đời loay hoay viết về đồng đội”. Nhân vật người lính trong tiểu thuyết của ông luôn hiện lên một cách rất chân thực, sống động và hấp dẫn, thông qua cách xây dựng, cách kể chuyện và đặc biệt là nghệ thuật tạo dựng không gian, thời gian, ngôn ngữ lẫn giọng điệu kể chuyện. Tất cả như tạo nên sự cuốn hút để hấp dẫn người đọc, tạo nên một Khuất Quang Thụy với những thành công trong tiểu thuyết viết về chiến tranh cách mạng hôm nay.

KẾT LUẬN

Nhiều người vẫn cho rằng, văn học viết về đề tài “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng” ngày nay đang mất dần sức hấp dẫn, thậm chí là đang đánh mất giá trị vốn có cùng chỗ đứng trong đời sống văn hóa xã hội nói chung. Rồi lại có những người đã phải loay hoay đi tìm sự đổi mới cho chính mình trên nhiều phương diện từ nội dung tư tưởng lẫn hình thức thi pháp. Nhưng có lẽ bình tĩnh nhìn lại, chúng ta sẽ thấy nhân vật người lính cùng đề tài chiến tranh cách mạng chưa bao giờ cũ mà ngược lại nó như đang ngày càng hấp dẫn hơn. Dẫu rằng nó là một đề tài đã tồn tại hàng nhiều chục năm nay, nhưng sự đổi mới về tư duy của chính những người trong cuộc đã làm cho nó ngày càng trở nên cuốn hút bạn đọc. Đó là những bước đi từ lối viết “tả trận”, tái hiện thực tế chiến trường đến những nấc thang của tư duy nghệ thuật về chiến tranh và vươn tới tầm triết học nhân sinh về cuộc chiến. Con đường vận động phát triển ít được bộc lộ qua hình thức nghệ thuật tự sự làm cho người đọc không dễ dàng nhận ra ngay và cứ nghĩ đó là một hình thức cũ, là lỗi thời, là lạc hậu.

Chỉ với một phép thống kê đơn giản, chúng ta có thể nhận ra văn học viết về đề tài “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng” ngày nay vẫn luôn phát triển theo một xu thế chung của xã hội, vì ở đó, có những nhà văn chiến sĩ, những người đã một thời vừa cầm súng vừa cầm bút đã làm nên một gia tài đồ sộ cho văn học nước nhà trong suốt nhiều thập niên qua các sáng tác của Nguyễn Trí Huân, Phạm Hoa, Chu Lai, Trần Văn Tuấn, Bảo Ninh, Trần Mai Hạnh… Mà đặc biệt trong đề tài này, chúng ta nhắc đến Khuất Quang Thụy - một nhà văn có đóng góp quan trọng trong công cuộc đổi mới của văn xuôi Việt Nam hiện đại (kể cả văn học đương đại). Mảng đề tài viết về “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng” là một thế mạnh, một mảng đề tài “không mới nhưng sẽ chẳng bao giờ cũ” đối với văn học Việt Nam. Và đây cũng chính là mảng đề tài cốt lõi, có ý nghĩa sống cịn đã làm nên tên tuổi Khuất Quang Thụy trên văn đàn Việt Nam trong suốt cuộc đời cầm bút.

Nhắc đến văn học viết về đề tài người lính và chiến tranh, chúng ta có thể nhận thấy rất nhiều những nhà văn đã đặc biệt thành công trong nhiều năm liên tục của văn học Việt Nam. Từ những năm của cuộc kháng chiến cho

đến giai đoạn đổi mới và văn học đương đại. Chính vì vậy mà những giải thưởng văn học hay những Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật nhiều năm nay phần nhiều đều là những tác phẩm viết về chiến tranh. Đặc biệt là những năm gần đây, các giải thưởng Hội Nhà văn hằng năm phần nhiều được trao cho các tác phẩm viết về chiến tranh như:

Biên bản chiến tranh 1, 2, 3, 4.75 của Trần Mai Hạnh, Mưa đỏ của Chu Lai…

đã tiếp tục khẳng định vị trí của văn học viết về chiến tranh cách mạng trong đời sống văn học ngày nay.

Và cũng trong tiến trình đổi mới ấy, Khuất Quang Thụy đã chọn cho mình một lối đi riêng để khẳng định “văn hiệu” của mình bằng cách chọn góc nhìn và đi vào thế giới bên trong của nhân vật người lính. Khi đọc Khuất Quang Thụy, chúng ta sẽ nhận ra được người lính trong tiểu thuyết của ông luôn được khai thác ở nhiều góc độ, từ số phận, hồn cảnh đến tính cách, nội tâm. Với những thủ pháp nghệ thuật tự sự phong phú và phương pháp tư duy hình tượng giản dị, chân thực, tiểu thuyết gia về người lính chiến Khuất Quang Thụy đã tạo nên sự gần gũi và thành công ngay từ những ấn tượng đầu tiên.

Hệ thống lại những tiểu thuyết của đề tài mà chúng tơi đã chọn, từ Trong

cơn gió lốc (1980), Khơng phải trị đùa (1985), Đối chiến (2007) và Đỉnh cao

hoang vắng (2016), chúng ta có thể thấy được nhà văn Khuất Quang Thụy đã

thực hiện một hành trình đổi mới riết róng, táo bạo về cả tư duy nghệ thuật, tư tưởng sáng tác, hình tượng và số phận của con người… Ở đó, nhân vật người lính của ơng cũng được khai thác sâu sắc hơn, đa diện hơn, thể hiện cái nhìn nhân văn, công bằng hơn của nhà văn - một người lính vừa cầm súng vừa cầm bút, đã một thời trận mạc và bây giờ đứng ở một góc nhìn mới, góc nhìn với độ lùi lịch sử và tâm thế hịa hợp dân tộc…

Qua đề tài người lính nói riêng, những tiểu thuyết nói chung, có thể thấy được bút lực vững vàng của Khuất Quang Thụy, ông thực sự xứng đáng là một nhà văn xuất sắc của nền văn xuôi Việt Nam đương đại, đặc biệt là văn xuôi viết về đề tài “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng” - mảng đề luôn khẳng định giá trị đích thực và sức hấp dẫn bền vững, sống mãi với thời gian./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật người lính trong tiểu thuyết khuất quang thuỵ (Trang 105 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)