Tiểu thuyết Khuất Quang Thụy trong bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam đương đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật người lính trong tiểu thuyết khuất quang thuỵ (Trang 33 - 40)

tiểu thuyết Việt Nam đương đại

Nhìn vào tiến trình của văn xi Việt Nam hiện đại, chúng ta có thể nhận thấy tính phong phú, phức tạp của thi pháp tự sự trong tất cả các thể loại của nó: vừa như là định hình vừa như là ln vận động biến đổi. Đặc biệt là thể loại tiểu thuyết, với sự luân chuyển của các ngôi kể cùng sự đan xen của

các điểm nhìn; với sự phong phú, đa dạng các giọng điệu trần thuật cùng sự pha trộn, chuyển đổi bất ngờ các loại lời người trần thuật... đã tạo nên sự mới mẻ về cấu trúc thể loại của tiểu thuyết. Nhìn khái quát, những chuyển động phong phú và đa dạng đó khơng đơn thuần là vấn đề nghệ thuật viết tiểu thuyết mà nó liên quan chặt chẽ đến những nguyên tắc xây dựng hình tượng nhân vật và thế giới nhân vật của tác phẩm. Vì thế việc nhận diện nhân vật văn học, đặc biệt là nhân vật tiểu thuyết luôn là công việc quan trọng của cơng tác nghiên cứu, phê bình văn học. Nghiên cứu nhân vật, chính là nghiên cứu cách nhà văn nhìn nhận, lý giải về con người như thế nào và bằng cách nào trong tác phẩm của mình. Việc nghiên cứu nhân vật tiểu thuyết sẽ dẫn ta tới những vấn đề phong phú của cấu trúc tiểu thuyết, một vấn đề luôn rất hấp dẫn và rất thời sự của cơng tác nghiên cứu, phê bình văn học.

Nói đến văn xi Việt Nam hiện đại, chúng ta sẽ hình dung là nền văn học Việt Nam tính từ những năm đầu của thế kỷ XX, mà ở đó tiểu thuyết Tố Tâm (1925) của Hồng Ngọc Phách có thể được coi là sự khởi đầu và vận động phát triển cho đến tận hơm nay. Song trong suốt q trình đó, một chặng đường dài gần 100 năm, là một sự vận động mạnh mẽ theo những biến cố lịch sử, biến cố xã hội và sự phát triển của đất nước. Vì vậy, để tiệm cận gần hơn cho việc so sánh và khẳng định vị trí tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy trong dịng chảy chung đó, ở đây, chúng tôi chỉ xin nhấn mạnh về văn xuôi Việt Nam đương đại từ sau ngày đất nước giải phóng cho đến hơm nay.

Trong nghiên cứu về văn xi Việt Nam hiện đại của mình, Đỗ Ngọc Thạch đã có cách chia sự phát triển của văn xuôi theo giai đoạn lịch sử của đất nước trong một quãng thời gian khơng dài. Theo ơng thì, kể từ sau ngày đất nước giải phóng, 1975 đến nay văn xi Việt Nam đương đại có thể chia nhỏ thành hai chặng cụ thể để phân biệt và khai thác. Sự phân chia đó theo tư duy của ơng là văn học gắn liền với những biến cố và sự thay đổi của lịch sử đất nước. Chặng thứ nhất tính từ 1975 đến 1990. Đây là thời kỳ đánh dấu hai sự kiện lịch sử của dân tộc ta là Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và sự nghiệp “đổi mới” (1986). Tiếp đó, chặng thứ hai lấy mốc từ 1990 đến nay. Đây là giai đoạn của sự “phá bỏ hàng rào” kể từ khi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, những tác động trực tiếp đến nền chính

trị xã hội của nước ta, việc hội nhập và phát triển “mở cửa” tạo nên những yếu tố “ngoại lai”, hay còn gọi là “hậu hiện đại” (postmodernism) - một thuật ngữ mới gắn với văn học phương Tây đương đại, theo quan niệm của nhiều nhà nghiên cứu và đã được khẳng định - đã phần nào tạo nên những ảnh hưởng đáng kể trong tư duy sáng tạo của những nhà văn. Về vấn đề này, đã từng có người cho rằng đây chỉ là những “dấu ấn”, “cảm quan” hậu hiện đại. Nhưng lại có nhiều người từng khẳng định “Chủ nghĩa hậu hiện đại” hoặc “Thi pháp hậu hiện đại” đã có ở Việt Nam ta… Song, nhìn chung ở giai đoạn này, văn xi Việt Nam đương đại có nhiều những chuyển động đa dạng và phức tạp trên nhiều bình diện chủ chốt, thậm chí cả về phương pháp sáng tác và cảm quan sáng tác.

Văn xuôi từ sau 1975 cho đến đầu năm 1980, tuy có một số biến đổi như mở rộng đề tài, đề cập đến nhiều vấn đề hơn… nhưng về cơ bản vẫn gần với đặc điểm của văn xuôi giai đoạn trước năm 1975. Nghĩa là ở những sáng tác này, cảm hứng sử thi vẫn giữ một vai trò quan trọng như một cảm hứng chủ đạo trong sáng tạo nghệ thuật. Những thành tựu đáng ghi nhận ở những sáng tác văn xuôi thời kỳ này là Tháng ba ở Tây Nguyên của Nguyễn Khải,

Năm 75 họ đã sống như thế của Nguyễn Trí Hn, Trong cơn gió lốc của

Khuất Quang Thụy, Nắng đồng bằng của Chu Lai, Miền cháy, Những người đi từ trong rừng ra của Nguyễn Minh Châu… Đây là giai đoạn “bản lề” của

sự chuyển động văn học cho nên độc giả cũng chưa địi hỏi những tác phẩm phải có những đột phá lớn. Tuy nhiên, những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đã báo hiệu một tư duy nghệ thuật mới đang vận động… Đến những năm 1980 và 1990, văn xi mới thật sự có những bước chuyển lớn, nhất là từ sau cao trào Đổi mới - 1986. Trước hết là sự tự đổi mới của các nhà văn lão thành. Trong tác phẩm của Bùi Hiển, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Ma Văn Kháng, Xuân Thiều, Nguyễn Trọng Oánh, Lệ Lựu, Nguyễn Minh Châu… đã có những đổi mới. Sự đổi mới khơng chỉ ở phạm vi đề tài, vấn đề mà còn là ở quan niệm nghệ thuật, cảm hứng, cách viết… Lê Lựu có Thời xa

vắng, Ma Văn Kháng có Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới khơng có giấy

giá thú... Bên cạnh sự làm mới mình của các nhà văn lão thành, là sự xuất

đương đại. Các tác giả Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Quang Lập, Tạ Duy Anh, Bảo Ninh, Triệu Xuân, v.v… đã đem đến cho văn xuôi những sắc thái mới mẻ. Đọc những tác giả này, người ta có thể phê phán, trao đổi lại nhiều vấn đề, nhưng không thể phủ nhận những gì mà họ đã đem đến trong văn xuôi giai đoạn này là rất mới. Trên đà đổi mới đó, sang đầu những năm 2000, văn xi đương đại lại có những chuyển động mới ngoạn mục với những gương mặt đa dạng và độc đáo làm chấn động văn đàn: Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Danh Lam, v.v… Dù chưa thật toàn mĩ, nhưng phải ghi nhận những chuyển động của văn xuôi giai đoạn đầu thế kỷ XXI đã thực sự trưởng thành và hứa hẹn những thành tựu lớn.

Trong làng văn học đương đại thì những “nhà văn chiến sĩ”, những nhà văn đi ra từ cuộc chiến tranh vẫn cịn khơng ít như Chu Lai, Nguyễn Trí Huân, Văn Lê, Trần Văn Tuấn, Hà Đình Cẩn, Khuất Quang Thụy… với khá nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Phố, Họ đã sống như thế, Hai người còn lại trong rừng, Rừng thiêng nước trong, Bên kia là núi, Những bức tường lửa, Vẫn là binh nhất, Thật giả cũ mới, Bức chân dung người đàn bà lạ … Song,

ngoài những tác phẩm đã làm nên văn hiệu của mình thì mỗi người vẫn ni một khát vọng riêng, một con đường riêng mà họ theo đuổi. Và trong sáng tác của mình, Khuất Quang Thụy đã từng nổi tiếng với hàng loạt những tiểu thuyết, truyện ngắn viết về đề tài “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng”, mà ở đó, cụ thể là viết về những cuộc chiến và số phận của người lính trong và sau những cuộc chiến ấy.

Là một người lính, với chín năm lăn lộn giữa chiến trường, giữa sự sống và cái chết, giữa những làn bom đạn của kẻ thù, Khuất Quang Thụy có nhiều cơ hội hiểu biết kỹ tâm tư, tình cảm của người lính và chiến tranh cũng trở thành một nỗi ám ảnh lớn và day dứt Khuất Quang Thụy. Khai thác về đề tài chiến tranh như một niềm đam mê giúp ơng có được niềm vui lao động trong điều kiện khắc nghiệt. Ông đã tâm sự rằng “Mình có lợi thế của một người viết là được nhìn chiến tranh, nhìn đồng đội mình qua khe thước ngắm của súng tường. Không phải vậy mà nhà văn Nguyễn Minh Châu khi đọc những trang viết của tơi đã nói rằng: “Các cậu có cái may mắn lớn là được nhìn chiến tranh bằng “mắt thường” chứ khơng phải qua cặp kính của nhà văn

đi thực tế. Cậu sẽ cịn viết được nhiều vì vừa đi đánh nhau, vừa biết xem người ta đánh nhau; chứ tớ với ông Khải là đi xem người ta đánh nhau, còn một số người lại chỉ biết đánh nhau chứ không biết xem, cũng khó viết hay” [41]. Hơn nữa, mình ln viết vì một khát khao duy nhất, ghi được càng nhiều càng tốt những kỷ niệm, những con người, những cảnh ngộ, số phận éo le do sự khắc nghiệt của chiến tranh đưa đến. Sau này, khi chiến tranh kết thúc, tơi mới có điều kiện để hiểu ra rằng, dù đã ở ngoài mặt trận, dù thấy được cái ác liệt và dù đã viết nhiều trang nhưng có lẽ vẫn chưa nói hết được… cả đời chỉ loay hoay viết về cuộc chiến ấy, có lẽ là số phận của thế hệ những người cầm bút từng có những năm cầm súng như chúng tơi…”. Chính niềm đam mê và sự day dứt về con người và cuộc chiến cùng với tâm huyết của một người lính vừa cầm súng, vừa cầm bút có trách nhiệm về thời cuộc, Khuất Quang Thụy đã “miệt mài” sáng tác và đã cho ra những sản phẩm có chất lượng, khẳng định phong cách riêng của mình trong mảng đề tài quen thuộc này.

Khẳng định rõ hơn vấn đề này, hay nói cách khác là khẳng định vị trí tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy trong đời sống văn học đương đại, trong bài viết mới nhất của mình khi đọc Đỉnh cao hoang vắng của Khuất Quang

Thụy, nhà phê bình văn học Bùi Việt Thắng một lần nữa đúc kết: “Đỉnh cao

hoang vắng là chiến thắng của văn hố”. Ơng đã lấy một số tiểu thuyết cùng

đề tài và gặt hái nhiều giải thưởng lớn của những năm gần đây để so sánh, để làm nổi bật hơn giá trị tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy như: Biên bản chiến

tranh 1-2-3-4.75 của nhà văn Trần Mai Hạnh (Giải thưởng Hội Nhà văn Việt

Nam, 2014. Giải thưởng Văn học Đông Nam Á, 2015); đây là một câu chuyện lịch sử đầy khốc liệt, một khối tư liệu khổng lồ về chính quyền Việt Nam cộng hồ trong những năm cuối cùng của chế độ. Khơng những thế, Biên bản

chiến tranh 1-2-3-4.75 còn là bức tranh sống động của sự khốc liệt, của

những tàn sát đẫm máu mà khi đọc nó ta thấy có nét tương đồng về sự kiện với cuộc truy quét cuối cùng mà “Trung đội gió lốc” của Mánh trong Trong cơn gió lốc mà Khuất Quang Thụy đã miêu tả. Bên cạnh đó, nhà phê bình Bùi

Việt Thắng còn lấy câu chuyện của Mưa đỏ mà nhà văn Chu Lai mới giành Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, 2016 và Mình và họ của nhà văn Nguyễn Bình Phương (Giải thưởng Hội Nhà văn năm 2015) như những cuốn sách

“tương tác” để làm nổi bật hơn về giá trị, vị trí của Đỉnh cao hoang vắng nói riêng, về ví trí, chỗ đứng, tầm quan trọng của tiểu thuyết Khuất Quang Thụy nói chung. Chắc chắn nó khơng đơn thuần là sự ngẫu nhiên mà nó có giá trị và vị trí đích thực của nó trong dịng chảy chung của văn học đương đại.

Một lần nữa, nhìn vào những thành công của Khuất Quang Thụy, những thành tựu mà tiểu thuyết của ơng mang lại, chúng ta có thể khẳng định: Khuất Quang Thụy - một nhà văn chiến sĩ, gần cả cuộc đời vừa cầm súng vừa cầm bút, ông vẫn luôn miệt mài với một đề tài “không mới nhưng chẳng bao giờ cũ” - “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng”, vì ở đó, nó có sự hấp dẫn, sự cuốn hút bởi những giá trị của đời sống, của lịch sử Việt Nam. Không phải vậy mà nhà văn Chu Lai đã từng khẳng định “Chiến tranh là một siêu đề

tài, cịn Người lính là một siêu nhân vật”. Đề tài mà cả cuộc đời Khuất Quang

Thụy thuỷ chung vẫn mãi mãi làm khổ những người cầm bút “dám chơi” với nó. Cả cuộc đời, Khuất Quang Thụy đã giành hết tâm huyết, đã đau đáu, đã trăn trở để làm nên một chân giá trị cho riêng mình. Đó chính là bước đi chân chính, là sự khẳng định bằng tác phẩm mà ông đã đem lại cho đời sống văn học Việt Nam, đem lại cho bạn đọc hôm nay.

* Tiểu kết

Qua những chia sẻ tâm huyết với nhà văn Khuất Quang Thụy về Đối

chiến cũng như bao quát toàn bộ những nhân vật, tuyến nhân vật trong tiểu

thuyết của nhà văn, có thể nhận thấy những biến chuyển trong quan niệm sáng tác và quan niệm nghệ thuật của ông. Một nền văn nghệ xây dựng trong hịa bình khơng cần thiết phải đảm nhiệm chức năng vũ khí tinh thần và nhiệm vụ giáo hóa chính trị cấp thiết như trong thời chiến. Nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết không cần thu hẹp lại ở vị trí độc tơn của nhân vật người chiến sĩ. Viết về chiến tranh và viết về người lính nói riêng cần đứng trên bình diện con người, cần một cái nhìn “nhân học”, đúng như cách gọi của Gorky. Con người ln là tâm điểm của điển hình hóa nghệ thuật. Nhân vật dù chính diện hay phản diện, dù là “địch” hay “ta” ln bình đẳng về phương diện

nghệ thuật, và cần được chăm chút như nhau. Chỉ khi nào nhà văn viết về chiến tranh và xây dựng nhân vật người chiến sĩ từ góc nhìn nhân học thì chiến tranh mới được nhận diện và tái hiện một cách khách quan, trung thành, và hình ảnh người lính mới được nắm bắt một cách chân thực nhất. Và, chỉ khi ấy, sự thật lịch sử mới chuyển hóa thành chân lý nghệ thuật theo đúng giá trị của nó.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật người lính trong tiểu thuyết khuất quang thuỵ (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)