Ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật người lính trong tiểu thuyết khuất quang thuỵ (Trang 98 - 100)

Ngơn ngữ văn học là ngơn ngữ mang tính nghệ thuật, được dùng trong văn học. Trong ngơn ngữ học, thuật ngữ này có ý nghĩa rộng hơn, nhằm chỉ một cách bao quát các hiện tượng ngôn ngữ được dùng một cách chuẩn mực trong các văn bản nhà nước, trên báo chí, đài phát thanh, trong văn học và khoa học. Bên cạnh đó, ngơn ngữ là cơng cụ, là chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngơn từ. M.Gorky khẳng định ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học.

Trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng để thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. “Mỗi nhà văn bao giờ cũng là tấm gương sáng về mặt hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ nhân dân, cần cù lao động để trau dồi ngơn ngữ trong q trình sáng tác”. Đặc trưng của ngôn ngữ tiểu thuyết như Bakhtin nhận định, vốn có “tính phức âm, tính phân tầng”, “phổ biến là các hình thức kết cấu lai tạo rất đa dạng và bao giờ cũng được đối thoại hóa ở mức độ này hay mức độ khác”.

Bởi tiểu thuyết thuộc loại hình tự sự nên nghệ thuật trần thuật là một trong những yếu tố quan trọng trong phương thức biểu hiện. Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ

biên thì: trần thuật là phương diện cơ bản của phương thức tự sự, là việc giới thiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hồn cảnh, sự vật theo cách nhìn của người trần thuật. Trần thuật khơng chỉ là lời kể mà còn bao hàm cả việc miêu tả đối tượng, phân tích hồn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời ghi chú của tác giả… Ngôn ngữ trần thuật do vậy là nơi bộc lộ ý thức sử dụng ngơn ngữ có chủ ý của nhà văn, bộc lộ cách lý giải cuộc sống từ cách nhìn riêng và cá tính sáng tạo của tác giả.

Bên cạnh đó, nhân vật có vị trí rất quan trọng, là tiêu điểm hội tụ của cốt truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng tác phẩm. Có nhân vật thì có ngơn ngữ nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật là một trong những phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật.

Trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy, chúng ta có thể nhận ra một đặc trưng nổi bật và cũng có thể coi là khá thành cơng trong cách thể hiện của ơng. Đó chính là ngơn ngữ - cách sử dụng ngơn ngữ đặc sắc và đa dạng hóa, từ việc sử dụng ngôn ngữ cá thể đến ngôn ngữ của người kể chuyện - thứ ngôn ngữ của người “biết tuốt” ở ngơi thứ ba, mang đậm tính trần thuật… Đó là cách dịch chuyển của tiểu thuyết mà Khuất Quang Thụy đã tập trung khai thác thành cơng. Và có thể khẳng định trước rằng, Khuất Quang Thụy đã rất thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ trần thuật. Đó là lối trần thuật tự sự mà khơng phải ít nhà văn ngày nay vẫn thường sử dụng. Nhưng với ông, ông luôn chế tác, biến ảo và sử dụng luân chuyển rất linh hoạt, làm cho người đọc bị cuốn vào cái thế giới truyện kể như tác giả thứ hai, đồng sáng tạo, cùng kể truyện. Đó chính là sự độc đáo mà nhà văn dịch chuyển liên tục để thu hút độc giả trong câu chuyện của mình.

Phần lớn trong những tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy mà chúng tơi đang tìm hiểu, nhà văn chủ yếu tập trung vào việc sử dụng kiểu ngơn ngữ “người kể chuyện”. Đó là cách ông thường viết “nhật ký” chiến trường của người lính. Vừa đứng trên cương vị người kể chuyện để thể hiện trọn vẹn

những ý đồ nghệ thuật của mình, đồng thời tác giả cũng vừa biết cách hóa thân vào nhân vật, hóa thân vào hồn cảnh của từng nhân vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật người lính trong tiểu thuyết khuất quang thuỵ (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)