Nghệ thuật tạo tình huống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật người lính trong tiểu thuyết khuất quang thuỵ (Trang 89 - 98)

Tình huống là tồn thể những sự việc xảy ra tại một nơi, trong một thời gian, buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó hoặc chịu đựng; Là hồn cảnh bất bình thường mà con người buộc phải bộc lộ bản lĩnh, tính cách của mình. Trong tác phẩm tự sự, tình huống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thể hiện số phận và tính cách nhân vật, là một trong những vấn đề cốt lõi, là chìa khóa khi khám phá tác phẩm. Vì vậy có thể nói rằng: “Tình huống gắn liền với cốt truyện và chủ đề tư tưởng tác phẩm”.

Còn theo Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh thì: “Tình huống truyện giống như một thứ nước rửa ảnh để làm nổi hình, nổi sắc nhân vật, nổi bật vấn đề tư tưởng của tác phẩm, sáng tạo tình huống trở thành nơi thử thách tài nghệ của nhà văn”. Nói như vậy có thể thấy, cũng như nghệ thuật xây dựng khơng gian và thời gian thì nghệ thuật tạo tình huống trong tiểu thuyết là vơ cùng quan trọng, nó tạo nên bản lề hệ thống sắp đặt và quyết định đến sự thành công hay thất bại trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn.

Trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy, chúng ta có thể thấy rất rõ cách mà ơng sắp xếp và tạo ra những tình huống theo cách riêng của mình. Từ tình huống hành động, tình huống tâm trạng cho đến tình huống nhận thức… đều được tạo ra theo một hệ thống rất logic, thậm chí có thể coi là sắp đặt “rất khoa học”. Nó được điều khiển bằng tài nghệ của nhà văn để từ đó tạo ra những khoảng không gian hành động, những diễn biến tư tưởng, tâm lý cho nhân vật, tạo nên những trạng thái khác nhau về nhận thức cho cả nhân vật của truyện lẫn người đọc truyện.

Nếu như ở tiểu thuyết Trong cơn gió lốc, nhà văn Khuất Quang Thụy thiết lập các tình huống hành động, từ cách ghi nhật ký của Trung đội trưởng Trung đội Gió lốc - Mánh cho đến các nhân vật trong trung đội, tiểu đội và các cuộc đụng độ liên miên kéo dài trong đợt truy quét từ thành phố Buôn Ma Thuột tới tận Phú Yên nhằm phục vụ cho ý đồ xây dựng lại một cuộc truy quét ác liệt của Quân giải phóng, tạo ra những tâm lý của “người chiến thắng” trong câu chuyện theo lối “tả trận” thì tiếp đó, ở Khơng phải trị đùa, ơng lại liên tục tạo ra những tình huống tâm trạng - những diễn biến tâm lý liên miên để khiến người đọc bị cuốn vào cái thế giới nghệ thuật mà ông đã giăng ra. Đó là những diễn biến thay đổi trong tư tưởng và hành động của nhân vật Vũ Quốc Tuấn theo cách “Nhật ký của người lính trinh sát” ngay từ lúc bắt đầu. Đó là câu chuyện khi Vũ Quốc Tuấn vừa từ chiến trường ra Bắc đã được khái quát: “Sai lầm dễ phạm nhất của con người là sự cả tin. Vì vậy, bài học đầu tiên đối với người lính trinh sát là chỉ tin vào những gì chính mắt mình đã nhìn thấy. Nhưng… cịn có những cái mà ngay cả khi chính mắt mình nhìn thấy mà vẫn không sao tin được?...” (Nhật ký của một người lính trinh sát)[37, tr.461]. Sự bắt đầu cho những bắt đầu, nhà văn Khuất Quang Thụy đã bắt đầu những tình huống bằng thi pháp nghệ thuật hồi cố (nhật ký và kể

chuyện bằng nhật ký) nhưng thực chất lại không phải hồi cố hay quay ngược, mà tất cả đều được sắp đặt theo một hệ thống chuẩn mực của trật tự tuyến tính. Ngay từ khi Vũ Quốc Tuấn ra khỏi cái nhà ga đông nghịt người ấy, Khuất Quang Thụy đã đặt nhân vật của mình ngay vào cái tình huống sẽ - phải - suy - nghĩ. Đó là sự hồ nghi về “vé thật - vé giả”. Nhưng thực chất cái mà nhà văn muốn nói lại khơng phải là chuyện vé, mà đó là một thơng điệp vơ cùng nặng nề khiến người đọc phải day dứt về người lính đã sống quá lâu trong chiến tranh, ít được đối mặt với cuộc sống thực tại, để rồi giờ đây, trong cái “thế giới hồ bình” họ trở nên lạc lõng, bỡ ngỡ với cung quanh, tạo một sự hoài nghi nhất định: “Cái mà anh nghi ngờ chính là sức mạnh của nó. Chẳng lẽ, cái mẩu giấy nện này lại có thể đảm bảo cho anh dễ dàng vượt chặng đường hàng ngàn cây số từ Hà Nội vào Sài Gòn…”. Một mẩu giấy cỏn con lại có giá trị giao thơng qua hàng nghìn kilơmét, một khoảng cách hành qn có thể đổi bằng mồ hôi và máu của hàng vạn con người. Sự-nghi-ngờ của Vũ Quốc Tuấn trước đó cịn được thể hiện thông qua việc người cơng an kiểm sốt vé bắt một anh chàng đứng xếp hàng phía trước phải nhường chỗ cho Tuấn. Rồi lại việc sau khi Tuấn mua được vé, anh ta đòi mua lại vé với giá cao… Tất cả xoay quanh “câu chuyện của một chiếc vé” để tạo ra những tình huống vừa thật, vừa ảo… khiến người đọc vừa có sự tin tưởng vào “cái thời buổi ấy” nhưng lại vừa được thực nghiệm cái-thời-buổi-ấy qua tình huống mà Khuất Quang Thụy tạo ra. Rồi tiếp đến là câu chuyện mà Tuấn nhớ lại ngày mới về trường. Đây có lẽ là tình huống thú vị nhất đối với bạn đọc, bởi câu nói: “Chiến trường đã làm hư hỏng các anh. Các anh sống tự do, lêu lổng, nhộn nhạo nó quen đi rồi. Khơng cịn nhớ gì đến quân phong quân kỷ nữa. Phải lột xác các anh đi mới xứng đáng mặc bộ quân phục sĩ quan, hiểu không?”. Một sự thú vị nhưng vơ cùng phi lý mà có lẽ người đọc nào cũng thấy gợn lên khi cái “ông - sĩ - quan” trực ban của nhà trường kia nói ra những lời như vậy. Lần gặp đầu tiên trong cuộc gặp gỡ của người lính chiến trường với giáo viên nhà trường thực sự là sự va chạm của hai lối sống trong - ngoài chiến tranh. Nhưng dù sao cũng khơng thể chấp nhận cái kiểu quy chụp, nhìn nhận chủ quan của ông ta như vậy đối với người lính ở chiến trường được. “Chiến trường đã làm hư hỏng các anh..”. Một điều vớ vẩn, phi lý mà cũng là một tình huống nghệ thuật hấp hẫn mà Khuất Quang Thụy đã khoác lên người lính trinh sát Vũ Quốc Tuấn ngay từ lúc bắt đầu.

Lại cũng là sự sắp đặt của tình huống nghệ thuật. Như chúng ta đã biết, nếu nhà văn không biết cách sắp đặt tình huống cho câu chuyện mình sắp kể thì chắc chắn một điều là nhà văn đó sẽ khơng biết cách kể chuyện, câu chuyện sẽ đi vào bế tắc, đi vào ngõ cụt khơng lối thốt. Hay nói hình ảnh hơn, như nhận xét của Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh: “… đó là một thứ nước rửa ảnh…” thì cũng chẳng sai chút nào trong nghệ thuật tạo dựng. Bởi ở Không

phải trò đùa, nếu ngay lúc đầu câu chuyện về Vũ Quốc Tuấn là một sự dẫn

dắt hấp dẫn thì tiếp đến là một tình huống mà tơi cho là “Tình huống cốt lõi của vấn đề”. Một sự sắp đặt mà tác giả đã tạo dựng để nói lên thơng điệp của cả một cuốn tiểu thuyết dài dằng dặc ấy (hơn 600 trang sách). Khơng phải trị

đùa - sự nghiệt ngã của chiến tranh. Sự trớ trêu mà tạo hoá đã sắp đặt để hai

anh em gặp nhau giữa những cái ranh giới ra - vào.

“A! Anh Tình! Anh Tình về đây này, Nghĩa ơi!”… anh lập tức rơi vào vòng tay ơm chặt của em trai mình.

- Lần này anh về thật đấy chứ? - Nghĩa vừa thở dồn dập vì xúc động, vừa hỏi.

- Cứ coi như vậy.

- Thế thì hay quá… Em cũng đang chuẩn bị để đi đây! - Đi đâu? - Anh hỏi, thoáng sững sờ.

- Đi lính chứ cịn đi đâu nữa. Đã có giấy gọi rồi đây…” [37, tr.725]. Câu chuyện trong một tình huống éo le mà chỉ có những người lính vừa trở về sau chiến tranh mới có thể hiểu thấu được. Vì chính Tình - “anh về lần này không biết là lần thứ ba hay thứ tư gì đó kể từ khi chiến tranh kết thúc”. Đó là sự nghiệt ngã của số phận, sự khốc liệt của chiến tranh mà chỉ có những người đã từng để lại một phần cơ thể ở chiến trường mới hiểu hết được. Và tơ điểm cho tình huống giá trị của nghệ thuật tâm lý này, Khuất Quang Thụy đã cố tình sắp đặt thêm sự có mặt của Đơ - đứa cháu họ - người lính trở về từ phía bên kia, và đặc biệt hơn nữa lại là người từng có cuộc đụng độ gây ấn tượng nhất đối với cuộc đời lính trinh sát của Tình. Thế đấy, câu chuyện của sự sắp đặt. Tạo hố hay Nhà văn? Nhưng rốt cuộc, chính từ tình huống hành động ban đầu đó, nhà văn Khuất Quang Thụy đã gần như hội tụ đủ đầy những yếu tố cơ bản của tình huống ngay ở sự sắp đặt này. Từ hành

động, đến tâm trạng rồi nhận thức. Để rồi, một người lính “có sổ tâm thần”… như Tình cũng phải nao lịng: “Khơng… suy cho cùng cháu khơng phải là kẻ có tội trực tiếp, Đơ ạ. Chuyện này… tuy cũng thật đáng buồn trong cái ngày sum họp của gia đình ta, nhưng cũng khơng phải hồn tồn vơ ích. Bởi nó gợi cho chúng ta phải suy nghĩ một cách nghiêm túc về quá khứ. Cuộc chiến tranh vừa qua đã gây ra quá nhiều đau thương cho cả dân tộc ta. Dù ở bên này hay bên kia cuộc chiến, đã là người Việt Nam thì đều phải chia sẻ nổi đau bất hạnh đó của dân tộc. Trong nội bộ dân tộc chúng ta khơng có người thắng trận và kẻ bại trận, chỉ có bọn Mĩ mới là kẻ thua trận thực sự… Vấn đề còn lại là làm thế nào để băng bó cho nhau những vết thương do chiến tranh để lại. Đó là một bài học của quá khứ. Bài học đó sẽ giúp dân tộc ta suy ngẫm trong tương lai…” [37, tr.736, 737].

Một lời nhận xét thay cho một lời kết chứa thông điệp đặc biệt mà bằng “Tình huống nghệ thuật” tác giả đã dựng nên. Có thể coi đây là “sự chọn lọc độc đáo và tinh tuý nhất” được xây dựng bởi nghệ thuật tình huống của Khuất Quang Thụy nói riêng, cũng như tiểu thuyết viết về chiến tranh cách mạng nói chung.

Khơng chỉ dừng lại ở tình - huống thay cho thông - điệp tiểu thuyết trong Khơng phải trị đùa, khi đọc Khuất Quang Thụy, chắc chắn chúng ta sẽ gặp nhiều, thậm chí là rất nhiều nữa cách tạo tình huống và đặt nhân vật vào tình huống để nhân vật nhân vật tự đi tìm lối thốt cho riêng mình. Rồi tình huống liên tưởng, tình huống tâm trạng… Như những tình huống mà ngồi đời chúng ta thường gặp liên tục được tạo ra bởi một đặc trưng riêng của “Tiểu thuyết chiến trường”. Chuyện Trung đoàn trưởng Thuần gặp lại con trai chưa một lần biết mặt ngay trước trận đánh oanh liệt trên quê hương mình (Trong cơn gió lốc). Rồi những chuyện chớp nhoáng tạo nên những tính cách khác thường của những người lính trong Đối chiến. Hay đặc biệt hơn là “Chuyện ba người” Nguyễn Lang - Vân - Điết ở Đỉnh cao hoang vắng là

một ví dụ điển hình. Đây có thể được coi là “Chuyện bây giờ mới kể” của Khuất Quang Thụy và của Tiểu thuyết Việt Nam nói chung. Bởi chỉ có độ lùi lịch sử, chỉ có nhìn lịch sử bằng một tấm lịng bao dung, chỉ có xố bỏ hết những hận thù kiểu “oan oan tương báo” biết bao giờ mới hết, lối suy tư

chỉ có bạn chứ khơng có kẻ thù thì mới thực sự xây dựng nên những tình huống “éo le nhưng đẹp như tranh vẽ” ấy của Khuất Quang Thụy. Câu chuyện có thật nhưng chỉ khi viết thành sách, viết thành tiểu thuyết thì mọi người mới thực sự tin tưởng được. Đó cũng chính là nét đặc trưng của nghệ thuật tạo tình huống mà chỉ ở Khuất Quang Thụy chúng ta mới có thể gặp.

Các tình huống truyện trong tiểu thuyết Khuất Quang Thụy chủ yếu là những tình huống mà nhân vật người lính rơi vào, hoặc được đặt vào. Nét đặc trưng xuyên suốt qua các tình huống đó tất nhiên là sự bất thường: sự bất thường tất yếu trong chiến tranh, trong trận mạc, trong các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, ở người lính, có những hồn cảnh và quan hệ bình thường đối với mọi người, hoàn cảnh dân sự thì đối với người lính lại trở thành sự bất thường phi lý, trớ trêu, như một thử thách phải vượt thoát, phải chọn lựa và quyết định. Và, tình huống mà nhà văn đặt ra chủ yếu của là một sự bổ trợ tích cực để làm rõ hơn nhân vật của mình trong từng câu chuyện.

3.3. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật

Nếu như ngoại hình là những vẻ bề ngồi có thể nhìn thấy được, thì nội tâm là khái niệm “chỉ toàn bộ cuộc sống bên trong của nhân vật, đó là những tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác, những phản ứng tâm lý của bản thân nhân vật trước cảnh ngộ, tình huống mà nhân vật chứng kiến hoặc thể nghiệm trên bước đường đời của mình”[25;137].

Miêu tả nội tâm nhân vật là một vấn đề quan trọng, là yếu tố gần như quyết định đến sự thành bại của người cầm bút. Nếu như nhà văn miêu tả hình tượng nhân vật, miêu tả không gian và thời gian, miêu tả bề ngồi từ hình dạng đến tính cách, thậm chí chi tiết đến từng việc làm của một hay nhiều nhân vật đều là những vấn đề khơng phải khó khăn lắm, bởi điều đó chỉ phụ thuộc vào góc nhìn, điểm nhìn, độ tinh tế và cách quan sát của nhà văn. Trong văn học, đặc biệt trong sáng tác tiểu thuyết hay truyện ngắn, việc miêu tả tâm trạng nhân vật, những suy nghĩ hay sự hoá thân để miêu tả nội dung nhân vật của nhà văn đã gần như quyết định đến những thành công của tác phẩm. Bởi nhân vật khơng chỉ là hình tượng đơn thuần, không chỉ là một yếu tố của “hình thức mang tính nội dung” mà cịn là xương sống, là huyết mạch, là yếu tốt quan trọng quyết định trực tiếp sức sống lâu dài của tác phẩm văn học. Và cũng chính vì vậy mà việc miêu tả nội tâm nhân vật là một thách thức rất lớn đối với các nhà văn.

Nếu như chúng ta nhìn lại trong văn học Việt Nam suốt giai đoạn của cuộc kháng chiến cho đến hôm nay, hầu như phần lớn những nhà văn, những tác phẩm thành công đều phần nhiều dựa trên nghệ thuật khai thác nội tâm nhân vật của các nhà văn. Từ những suy nghĩ đơn thuần đến hành động của nhân vật. Từ những biểu hiện trong tư tưởng cho đến việc làm là những hành động cụ thể. Tất cả như một tiến trình mặc định mà nhà văn bằng con mắt quan sát và trí tưởng tượng để “hố thân” mình vào nhân vật của mình để tạo nên những diễn biến tâm lý sống động nhưng lại vô cùng chân thực theo từng nhân vật, từng hoàn cảnh nhân vật để tạo nên những thành cơng cho riêng mình. Ví như nhà văn Nam Cao khi tập trung khai thác nội tâm của Lão Hạc lúc tính tốn cho những ngày tháng tiếp theo; hay nhà văn Thạch Lam khi đi khai thác sâu về nhân vật chị em Liên trong Hai đứa tr ; rồi đặc biệt là Ngô Tất Tố khi tập trung miêu tả những suy nghĩ và hành động của Chị Dậu trong tiểu thuyết Tắt đèn… Và tất cả đã rất thành công, neo lại

trong lòng bạn đọc những hành động cũng như những suy nghĩ, hay đặc biệt là những xung đột tâm lý của từng nhân vật mà thực chất chính là những giằng xé tâm lý của chính người viết - nhà văn.

Nhiều người cho rằng, nhà văn chỉ thực sự thành cơng khi hố thân mình vào nhân vật, và thậm chí là khi viết những dòng ý thức trong sự vơ thức của chính mình. Nói như vậy có lẽ một phần đã đề cao nghệ thuật miêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật người lính trong tiểu thuyết khuất quang thuỵ (Trang 89 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)