Giá trị tiêu biểu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giá trị và vấn đề tổ chức lựa chọn, lưu giữ, sử dụng tài liệu thuộc sở hữu của các gia đình nông dân (Trang 29 - 35)

9. Bố cục của Luận văn

1.3. Đặc điểm (tính chất) và các giá trị tiêu biểu của tài liệu lưu trữ các

1.3.2. Giá trị tiêu biểu

Với sự phong phú về thành phần và đa dạng về nội dung, tài liệu lưu trữ các gia đình nơng dân khơng chỉ có giá trị riêng đối với bản thân gia đình và các thành viên trong gia đình mà c n có giá trị to lớn đối với xã hội, với quốc gia.

Có thể nhận thấy tài liệu lưu trữ các gia đình nơng dân thường được sử dụng theo mục đích riêng của t ng người, t ng gia đình. Hiện chưa có sự hướng dẫn nào của nhà nước về cách thức quản lý và sử dụng loại tài liệu này. Nhìn chung, tài liệu lưu trữ các gia đình nơng dân có những giá trị tiêu biểu sau:

Thứ nhất, giá trị đối với bản thân gia đình và các thành viên trong gia đình - Tài liệu được lưu giữ trong các gia đình nơng dân cho biết v nhân thân của mỗi thành viên. Trên phương diện cá nhân nó thể hiện sự tồn tại hợp

pháp của mỗi công dân, trên phương diện quản l nhà nước nó cịn có tác dụng để quản l dân cư và quản lý xã hội. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho mỗi cá nhân một giấy khai sinh, một chứng minh nhân dân, một số giấy tờ bằng cấp…để minh chứng cho chính bản thân cơng dân đó, thể hiện sự tồn tại, tư cách công dân của một con người, đảm bảo quyền lợi về mặt pháp l đối với mỗi cá nhân và gia đình. ã hội muốn đi vào nề nếp thì trước hết mỗi cơng dân phải nêu cao ý thức, đó là việc chấp hành đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước như việc lưu giữ đủ các giấy tờ tuỳ thân để trình báo với cơ quan chức năng khi cần thiết.

- Tài liệu lưu trữ trong các gia đình nơng dân thể hiện giá trị sở hữu trong các giao dịch hàng ngày và trong các tranh chấp v dân sự và thương mại (nếu có). Mỗi cá nhân trong xã hội đều phải sống và làm việc theo hiến

pháp và pháp luật. Vì vậy, các giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng k xe máy, sổ tiết kiệm…có giá trị để giao dịch mua bán, cho tặng đồng thời cũng là căn cứ để thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với nhà nước. Ngoài ra, những tài liệu liên quan đến quyền sở hữu còn là minh chứng quan trọng để giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai, tài sản giữa các thành viên trong gia đình, giữa các gia đình với nhau khi xảy ra mâu thuẫn, tranh giành quyền lợi.

Ví dụ: di chúc phân chia tài sản của người đã mất cho người còn sống. Xã hội ngày càng phát triển với các dịch vụ công chứng nhà nước và tư nhân, trình độ dân trí của người dân ngày càng cao, vì vậy theo ý nguyện của mỗi gia đình, mỗi cá nhân họ đã tìm đến các phịng cơng chứng, văn ph ng công chứng nhờ lập di chúc để phân chia tài sản của mình cho con, cho cháu, cho cá nhân, tổ chức.

- Tài liệu lưu trữ trong các gia đình nơng dân giúp giải quyết các thủ tục hành ch nh liên quan đến quy n lợi của t ng thành viên và tồn gia đình.

T khi nhà nước mở rộng chính sách ưu đãi với người có cơng với cách mạng, nhiều người đã tìm lại hồ sơ, kỷ vật để được chế độ, góp phần thực hiện đạo l uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Tài liệu lưu trữ trong các gia đình nơng dân c n là cơ sở quan trọng để nhà nước giải quyết chế độ chính sách cho các đối tượng có cơng với đất nước. Một số giấy tờ dùng để lập các hồ sơ khi cần đề nghị áp dụng một số chính sách của nhà nước cho cá nhân (khen thưởng, trợ cấp xã hội…). Có những trường hợp vì các tài liệu về cá nhân khơng giữ được mà việc áp dụng một chính sách xã hội của nhà nước đối với cá nhân đó đã khơng thể thực hiện được như việc trả tiền trợ cấp cho

người có cơng với cách mạng, việc cơng nhận thương binh, gia đình liệt sĩ. Như thế có thể kh ng định rằng tài liệu lưu trữ t các gia đình nơng dân nếu được quản lý tốt sẽ rất có ích cho việc xử lý các thủ tục hành chính khi giải quyết các cơng việc cho người dân.

- Tài liệu lưu trữ các gia đình nơng dân cịn được thể hiện trong việc giáo dục đạo đức, truy n thống gia đình, tạo lập nhân cách và đạo đức sống cho các thành viên trong gia đình. Vượt ngồi nghĩa cá nhân, những tài liệu

này còn là nguồn sử liệu giúp các thế hệ hiểu biết về thân thế, sự nghiệp của cha ơng mình. Chúng ta t ng nói một cá nhân tốt phải được giáo dục tốt kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó gia đình đóng vai tr quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Mỗi gia đình đều có những truyền thống riêng được xây dựng, bảo tồn t thế hệ này qua thế hệ khác do được giáo dục thường xuyên, liên tục. Đối với các gia đình nơng dân, những tấm ảnh, hn huy chương có giá trị tinh thần vơ giá. Nó đánh dấu bước ngoặt quan trọng của đời người, khi nhìn thấy những bức hình, hn huy chương đó, họ nhớ lại một thời chiến đầu đầy gian khổ nhưng vẻ vang. Thông qua những tài liệu được giữ lại như huân huy chương kháng chiến của cha ơng, giấy chứng nhận gia đình văn hố, ảnh ngày giỗ tết giúp cho t ng thành viên có nhận thức sâu sắc hơn về các thế hệ, về truyền thống gia đình, về tình cảm ruột thịt…tất cả những điều đó đã cố kết các thành viên và giáo dục truyền thống tốt đẹp ở mỗi gia đình, mỗi con người Việt Nam.

Thứ hai, giá trị đối với quốc gia, với xã hội.

- Việc lưu giữ các tài liệu t xa xưa của các gia đình nông dân giúp chúng ta hiểu được lịch sử hình thành và phát triển của mỗi gia đình nói riêng và lịch sử của các gia đình nơng dân trên đất nước Việt Nam nói chung qua các giai đoạn khác nhau. H n là chưa thể phản ánh được đầy đủ sự hình

sống giàu sang phú qu của những đấng “bề trên” của xã hội, người ta cũng không đánh giá được sự phát triển của một quốc gia nếu mới chỉ thơng qua một nhóm người. Muốn biết được một đất nước có thực sự phát triển hay khơng phải nhìn vào đời sống của tầng lớp nơng dân trong xã hội - đó mới là sự phản ánh chân thực nhất.

Qua tài liệu gia đình c n giữ lại, chúng ta có thể hiểu được lịch sử phát triển của gia đình cũng như cuộc đời và sự nghiệp của các thế hệ cha ông, đặc biệt với các gia đình có truyền thống văn hố lâu đời, có truyền thống cách mạng. Vì vậy, tài liệu gia đình nơng dân được coi là nguồn sử liệu với nhiều thông tin quá khứ có giá trị đặc biệt được sử dụng để nghiên cứu nhiều mặt khác nhau của đời sống xã hội như nhật ký, hồi ký, sổ lưu bút là những tài liệu ghi lại hoặc hồi tưởng lại chân thực nhất tâm trạng của con người, thơng qua đó chúng ta thấy được tâm tư, nguyện vọng và là cuộc sống của cha ơng.

- Tài liệu các gia đình nơng dân có chức năng ết nối các thế hệ trong gia đình, đồng thời thơng qua lịch sử gia đình có phần nào nhận thức được lịch sử dân tộc. Tài liệu gia đình góp phần ni dưỡng niềm tự hào dân tộc, tự

hào về các bậc thế hệ đi trước như cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ. Đó có thể là những bằng khen gia đình có cơng với cách mạng, hn huy chương kháng chiến của cha ông. Những bức thư viết tay h n đã trở nên xa lạ với thế hệ trẻ ngày nay nhưng nó lại là những thứ rất có giá trị tinh thần to lớn trong mấy chục năm về trước.

Hay qua những bức ảnh cá nhân, gia đình được lưu giữ, khơng chỉ là hình ảnh của t ng cá nhân mà là hình ảnh của cả xã hội. Giá trị những tấm ảnh của cá nhân c n thể hiện những hình ảnh về cảnh vật của đất nước trên tấm ảnh mà họ chụp được, để sau 30 năm, 40 năm hay lâu hơn cảnh vật đó đã biến đổi. Vì thế mà cảnh vật khi người đó chụp được và lưu lại sẽ là nhân chứng cho sự đổi thay của đất nước. Thời gian càng trơi xa thì giá trị của

những tấm ảnh đó càng cao. Có thể thấy giá trị của những tấm ảnh cá nhân, ảnh gia đình có nghĩa khơng chỉ cho cá nhân, gia đình để làm vật kỷ niệm mà c n cho các nhà nghiên cứu một nguồn tư liệu qu để nghiên cứu về xã hội học và tiểu sử cá nhân về lịch sử dân tộc.

Tiểu kết chương 1

Tóm lại, trong Chương 1 chúng tơi đã giải quyết được một số vấn đề sau:

Thứ nhất, làm rõ một số khái niệm: tài liệu lưu trữ, tư liệu lưu trữ, hiện

vật, tài liệu các gia đình nơng dân, tài liệu lưu trữ các gia đình nơng dân.

Thứ hai, phân tích thành phần và nội dung của tài liệu lưu trữ các gia

đình nơng dân, t đó tìm sự khác biệt so với thành phần và nội dung tài liệu lưu trữ.

Thứ ba, làm rõ đặc điểm của tài liệu lưu trữ các gia đình nơng dân, tìm

ra đặc điểm giống và khác với tài liệu lưu trữ và tài liệu lưu trữ nhân dân khác.

Thứ tư, phân tích các giá trị tiêu biểu của tài liệu lưu trữ trong các gia

đình nơng dân, qua đó cho thấy tài liệu lưu trữ trong các gia đình nơng dân khơng chỉ có giá trị đối với bản thân các gia đình nơng dân, t ng thành viên trong gia đình mà nó c n có giá trị to lới đối với quốc gia, đối với xã hội. Những tài liệu này đã và đang góp phần khơng nhỏ làm phong phú thêm đời sống vật chất cũng như tinh thần cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình, một số tài liệu được các gia đình nơng dân có thức lưu giữ cịn có giá trị lớn về văn hố, lịch sử, khoa học, đem lại những đóng góp to lớn cho đất nước.

Chương 2: TÌNH HÌNH LƯU GIỮ VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU THUỘC SỞ HỮU CỦA CÁC GIA ĐÌNH NƠNG DÂN

Trong q trình thực hiện Luận văn, chúng tôi đầu tư khá nhiều thời gian vào việc khảo sát thực tế lưu giữ, sử dụng tài liệu thuộc sở hữu của các gia đình nơng dân. Kết quả dưới đây được chúng tôi khảo sát tại thôn Mạn Đê, xã Nam Trung, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương và thôn Trà Lâm, xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giá trị và vấn đề tổ chức lựa chọn, lưu giữ, sử dụng tài liệu thuộc sở hữu của các gia đình nông dân (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)