Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất phục vụ một số dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện gia lâm thành phố hà nội (Trang 43 - 52)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm,

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm

3.4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội

3.4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 3.4.2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Gia lâm

3.4.3. Tình hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Gia Lâm bàn huyện Gia Lâm bàn huyện Gia Lâm

3.4.3.1. Công tác tổ chức, trình tự thực hiện 3.4.4.2. Sự phối hợp của các cấp, các ngành

3.4.4.3. Kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại huyện Gia Lâm

3.4.4. Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại 02 dự án nhà nước thu hồi đất tại 02 dự án

3.4.4.1. Khái quát về 02 dự án nghiên cứu 3.4.4.2. Chính sách bồi thường 3.4.4.2. Chính sách bồi thường

3.4.4.3. Chính sách hỗ trợ 3.4.4.4. Chính sách tái định cư 3.4.4.4. Chính sách tái định cư

3.4.4.5. Đánh giá chung công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại 02 dự án

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.5.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Trên cơ sở các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện Gia Lâm, tiến hành lựa chọn 02 dự án ở tại 02 đơn vị hành chính khác nhau và thời gian thực hiện 02 dự án là khác nhau (trước và sau Luật Đất đai 2013) để có thể đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại huyện Gia Lâm.

Cụ thể 2 dự án:

+ Dự án 1: Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư Kiêu Kỵ để phục vụ công tác GPMB của dự án Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

+ Dự án 2: Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường giao thông từ đường 181 đi thôn Chi Đông và Cống Doanh, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.

3.5.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp

- Số liệu thứ cấp được thu thập thu thập từ các cơ quan quản lí tin cậy: UBND huyện Gia Lâm, Phịng Tài ngun Mơi trường, Ban Bồi thường GPMB, Trung tâm phát triển quỹ đất, từ tài liệu đã công bố.

- Thu thập các số liệu về thực trạng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại 02 dự án nghiên cứu.

3.5.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

- Điều tra hộ dân theo mẫu phiếu điều tra được chuẩn bị sẵn: Số phiếu điều tra được xác định theo công thức sau:

N

n = 1 + N(e)2

Trong đó: n – Số phiếu điều tra.

N – Tổng số hộ, cá nhân bị thu hồi đất. e – Sai số cho phép (lấy e= 10%: với độ tin cậy là 90% , sai số e là 10%).

+ Dự án 1: tổng số hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi là 119. Số phiếu là: N 119

n = = = Số phiếu 54 1 + N(e)2 1 + 119x 0,01

+ Dự án 2: tổng số hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất là 80. Số phiếu là: N 80

n = = = Số phiếu 44 1 + N(e)2 1 + 80 x 0,01

Vậy tổng số phiếu điều tra dự kiến của dự án 1 là 54 phiếu và dự án 2 là 44 phiếu điều tra hộ gia đình, cá nhân.

Sử dụng mẫu phiếu điều tra soạn sẵn để thu thập số liệu về tình hình thực hiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ từ các cán bộ liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại 02 dự án nghiên cứu.

3.5.4. Phương thống kê và xử lý số liệu

Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tiến hành thống kê, phân loại theo các nhóm tiêu chí; nhập dữ liệu, xử lý số liệu và đánh giá kết quả nghiên cứu. Các số liệu được xử lí thống kê bằng phần mềm Excel.

3.5.5. Phương pháp phân tích, so sánh

So sánh số liệu điều tra, số liệu bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, để đánh giá tính thực tiễn, đánh giá tồn tại, hạn chế, tính phù hợp của dự án và đề xuất giải pháp.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đơng Bắc thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp quận Long Biên, huyện Đơng Anh và tỉnh Bắc Ninh. - Phía Đơng giáp tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hưng Yên.

- Phía Tây giáp quận Long Biên và quận Hoàng Mai. - Phía Nam giáp huyện Thanh Trì và tỉnh Hưng n.

Gia Lâm có 22 đơn vị hành chính với nhiều tuyến giao thơng nối liền với các tỉnh phía Bắc (Quốc lộ số 3, Quốc lộ 1A, 1B) và thành phố Hải Phòng (Quốc lộ 5) cùng các tuyến đường giao thông đang được tiến hành xây dựng mới (Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên, đường ơ tơ cao tốc Hà Nội - Hải Phịng, đường ô tô liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên), nên khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội.

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Huyện Gia Lâm thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam theo hướng chung của địa hình và theo hướng dịng chảy của sơng Hồng.

Tuy vậy, các vùng tiểu địa hình của huyện cũng khá đa dạng, làm nền tảng cho cảnh quan tự nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xây dựng các cụm cơng nghiệp, cơng trình dân dụng đảm bảo u cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện

4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Huyện Gia Lâm mang đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng:

- Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Giữa 2 mùa nóng ẩm và mùa khơ hanh có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu tạo ra một dạng khí hậu 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

- Nhiệt độ khơng khí trung bình năm 23,5oC, mùa nóng nhiệt độ trung bình tháng đạt 27,4oC.

- Lượng mưa trung bình hàng năm 1.400-1.600 mm. Mưa tập trung vào mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8.

- Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.500 giờ, thấp nhất là 1.150 giờ, cao nhất là 1.970 giờ. Tổng lượng bức xạ cao, khoảng 4.272Kcal/m2/tháng.

- Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đơng Nam và gió mùa Đơng Bắc. Gió mùa Đơng Nam bắt đầu vào tháng 5, kết thúc vào tháng 10 mang theo nhiều hơi nước từ biển vào. Gió mùa Đơng Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường gây ra lạnh và khô, rét đậm trong tháng 12 và tháng 1, thường gây ra những thiệt hại cho sản xuất.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Về kinh tế

Cùng với xu hướng chung của thành phố Hà Nội trong những năm qua, kinh tế của Huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt. Hệ thống kết cấu hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, trường học, bệnh viện và các cơng trình cơng cộng tiếp tục phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao.

Dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, sự giám sát của HĐND Huyện, sự chỉ đạo điều hành của UBND Huyện cùng với sự nỗ lực cố gắng của các cấp, ngành và toàn thể nhân dân trên địa bàn huyện, kinh tế - xã hội của huyện Gia Lâm được duy trì ổn định và phát triển, giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do Huyện quản lý tăng 10,05% so với năm trước; trong đó Cơng nghiệp – xây dựng tăng 9,81%; Thương mại dịch vụ tăng 15,28%; Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,05%. - Công nghiệp – xây dựng: giá trị sản xuất ước đạt 935,8 tỷ đồng; trong đó giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước đạt 748,4 tỷ đồng, giá trị sản xuất ngành xây dựng ước đạt 187,4 tỷ đồng. Một số ngành công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp của Huyện có thế mạnh như: sản xuất gốm sứ, sản xuất da, sản phẩm từ da, chế biến gỗ đều tăng giá trị sản xuất.

- Thương mại, dịch vụ: các hoạt động thương mại, dịch vụ được duy trì, giá cả thị trường ổn định, khơng có hiện tượng tăng đột biến; trong dịp Tết Nguyên đán Huyện đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai Hội chợ hoa Xuân tại khu 31 ha thị trấn Trâu Quỳ, các khu bán hàng Tết Nguyên đán tại 25 chợ dân sinh và các cửa hàng bán lẻ trên địa bàn Huyện. Tổ chức thẩm định, cấp mới 210 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh cá thể với tổng số vốn hơn 63 tỷ đồng. Giá trị sản xuất của ngành thương mại, dịch vụ ước đạt 648,7 tỷ đồng, tăng 15,28%.

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản: mặc dù diện tích đất nơng nghiệp của Huyện bị thu hẹp do sử dụng vào các mục đích đơ thị hố, hiện đại hóa, xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho các nhu cầu phát triển xã hội. Nhưng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định, ước đạt 259,4 tỷ đồng, tăng 2,05% so với năm trước. Toàn Huyện gieo trồng trên 5,622 ha đất, năng suất, sản lượng cây trồng tăng, nhất là các loại rau. Huyện thường xuyên triển khai, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch cho các đàn gia súc, gia cầm.

4.1.2.2. Về văn hóa - xã hội

- Cơng tác giáo dục – đào tạo: Hoàn thành nhiệm vụ đạt được nhiều kết quả, tỷ lệ học sinh các cấp tốt nghiệp đạt trên 98,5%; đạt được nhiều thành tích trong các cuộc thi giáo viên dạy giỏi và học sinh giỏi cấp Thành phố, ngành giáo dục và đào tạo được bằng khen của Thành phố.

- Công tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em: Thực hiện tốt cơng tác phịng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn. Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đạt 73,3%, khơng có trường hợp ngộ độc thực phẩm nào trên địa bàn. Kiểm tra 97 cơ sở hành nghề y dược tư nhân, phát hiện, đình chỉ và xử lý 20 cơ sở vi phạm.

Triển khai chiến dịch truyền thơng chăm sóc sức khỏe sinh sản, lồng ghép dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tới các xã, thị trấn; thành lập và đưa vào hoạt động bộ phận tư vấn dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình. Kết quả, tỷ lệ sinh con thứ 3 đạt 8,17%, giảm 0,31% so với năm trước. Tổ chức cấp 2.699 thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi, vận động Quỹ bảo trợ trẻ em được 175 triệu đồng.

- Văn hóa thơng tin, thể dục thể thao: Tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, cổ động, các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong những ngày lễ lớn của đất nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Thành phố. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý lễ hội. Triển khai thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Duy trì phát triển phong trào thể dục thể thao, tham gia thi đấu các giải do Thành phố tổ chức, kết quả đạt được 18 huy chương vàng, 20 huy chương bạc, 27 huy chương đồng. Số người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 33% dân số.

- An ninh – quốc phòng: Tập trung xây dựng kế hoạch và thực hiện có hiệu quả cơng tác kiểm tra, nắm bắt tình hình, quản lý nhân hộ khẩu và các loại đối tượng, thực hiện tốt công tác ngăn chặn, đấu tranh phịng chống tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn, thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho nhân dân chấp hành trật tự an toàn giao thơng.

Hồn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch cơng tác quốc phịng, quân sự địa phương. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc chế độ trực sẵn sang chiến đầu từ cơ quan quân sự huyện đến cơ sở với quân số tham gia ứng trực 10.232 lượt người. Hồn thành bồi dưỡng kiến thức quốc phịng. Tổ chức diễn tập chiến đấu trị an tại các xã, thị trấn. Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, bảo đảm đầy đủ, kịp thời trang thiết bị, vật tư kỹ thuật cho mọi nhiệm vụ được giao.

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Gia Lâm

4.1.3.1. Về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, và cảnh quan mơi trường

a. Thuận lợi

Huyện Gia Lâm có vị trí thuận lợi là có nhiều tuyến đường Quốc lộ đi qua như: đường Quốc lộ 1, Quốc lộ 3, Quốc lộ 5. Đặc biệt có hệ thống giao thơng đối nội và đối ngoại phát triển, bao gồm cả đường sắt, đường bộ và đường thủy đây là điều kiện thuận lợi cơ bản trong giao lưu, liên kết với các huyện trong thành phố và các địa phương khác trong cả nước, với nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội.

Là một huyện cận kề nội thành và các khu công nghiệp, nông thôn Gia Lâm có lợi thế về tiêu thụ nơng sản, đặc biệt là các nông sản, thực phẩm sạch, nông sản thực phẩm cao cấp và hoa màu. Tiềm năng về thị trường hàng hóa và dịch vụ của huyện là rất lớn.

Thời tiết khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai bằng phẳng, có phù sa sơng bồi đắp thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Điều kiện địa chất ổn định nên thuận lợi cho việc xây dựng các cơng trình hạ tầng dân dụng và cơng nghiệp.

b. Khó khăn

Đất sản xuất nơng nghiệp cịn nhỏ lẻ, manh mún không thuận lợi cho việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Sản xuất nơng nghiệp cịn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời tiết.

Đất nơng nghiệp đang có xu hướng giảm nhanh do tác động của quá trình đơ thị hố kết hợp với gia tăng dân số cơ học cao đã và đang gây lên áp lực việc làm và thu nhập cho 1 bộ phận lao động nông nghiệp, nông thôn.

Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch của thành phố còn yếu, nhiều vấn đề bất cập.

Thực hiện cải cách hành chính mới đạt kết quả ban đầu; năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ chưa ngang tầm yêu cầu, nhiệm vụ.

4.1.3.2. Về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

a. Thuận lợi

Nền kinh tế của Huyện phát triển đa ngành, đa nghề. Một số xã là những làng nghề lâu năm gắn với những thương hiệu nổi tiếng như: Gốm Bát Tràng, may da và nghề quỳ vàng xã Kiêu Kỵ, làng nghề bào chế thuốc Nam, thuốc Bắc

Ninh Hiệp... đó là cơ hội để phát triển nền kinh tế địa phương và chuyển dịch cơ cấu lao động.

Kinh tế hàng năm của huyện không ngừng gia tăng, huyện Gia Lâm đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối tốt so với nhiều huyện khác ở ngoại thành Hà Nội, nhiều khu đô thị mới được xây dựng phục vụ nhu cầu ăn ở của người dân. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm với tốc độ cao và ổn định.

Nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động khá so với nhiều địa phương khác là lợi thế cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện. Trên địa bàn huyện có các cơ sở nghiên cứu, đào tạo lớn về khoa học kỹ thuật nông nghiệp như: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu rau quả nên có lợi thế rất lớn trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào phát triển nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất phục vụ một số dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện gia lâm thành phố hà nội (Trang 43 - 52)