Trước khi có Luật Đất đai năm 1993

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất phục vụ một số dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện gia lâm thành phố hà nội (Trang 25 - 26)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Cơ sở pháp lý về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

2.2.1. Trước khi có Luật Đất đai năm 1993

2.2.1.1. Thời kỳ trước 1988

Sau cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 nước ta đã có Hiến pháp vào năm 1946, đến năm 1953 Nhà nước thực hiện cải cách ruộng đất. Một trong những mục tiêu của cải cách ruộng đất là thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và đế quốc xâm lược ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ phong kiến, chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nơng dân. Sau đó, Đảng và Nhà nước đã vận động nông dân vào làm ăn tập thể, đồng thời Nhà nước thành lập các nông trường quốc doanh, các trạm trại nơng nghiệp - hình thức sở hữu tập thể.

Ngày 14/4/1959, Thủ tướng chính phủ ban hành Nghị định số 151-TTg quy định tạm thời về trưng dụng ruộng đất. Quy định như sau:

- Về việc bồi thường thiệt hại do lấy đất gây nên phải bồi thường hai khoản: Về đất thì bồi thường từ 1 đến 4 năm sản lượng thường niên của ruộng đất bị trung thu.

- Đối với hoa màu thì được bồi thường đúng mức.

- Đối với nhà cửa, vật kiến trúc và các cơng trình phục vụ sinh hoạt được giúp đỡ xây dựng cái khác.

- Ngồi ra, mồ mả thì căn cứ vào tình hình cụ thể về phong tục tập quán của địa phương mà giúp cho họ một số tiền làm phí tổn di chuyển.

Có thể nói, những nguyên tắc cơ bản của việc bồi thường thiệt hại trong Nghị định này là đúng đắn, đáp ứng nhu cầu trưng dụng đất đai trong những năm 1960. Cách bồi thường như vậy được thực hiện đến khi Hiến pháp 1980 ra đời.

2.2.1.2. Thời kỳ từ năm 1988 đến năm 1993

Hiến pháp 1980 quy định đất đai thuộc sở hữu tồn dân, chính vì vậy việc thực hiện bồi thường về đất không được thực hiện mà chỉ bồi thường những tài sản có trên đất hoặc những thiệt hại do việc thu hồi đất gây nên.

Luật Đất đai 1988 ban hành quy định về việc bồi thường cũng cơ bản dựa trên những điều quy định tại Hiến pháp 1980.

Ngày 31/5/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định số 186/HĐBT về việc đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển mục đích sử dụng vào mục đích khai thác thì phải bồi thường. Căn cứ để tính bồi thường thiệt hại về đất nơng nghiệp và đất có rừng theo quyết định này là diện tích, chất lượng và vị trí đất. Mỗi hạng đất tại mỗi vị trí đều quy định giá tối đa, tối thiểu. UBND tỉnh, thành phố quy định cụ thể mức bồi thường thiệt hại của địa phương mình cho sát với giá đất thực tế ở địa phương nhưng không thấp hơn hoặc cao hơn khung giá định mức. Tổ chức, cá nhân được nhà nước giao đất nơng nghiệp, đất có rừng để sử dụng vào mục đích khác thì phải bồi thường về đất nơng nghiệp, đất có rừng cho Nhà nước. Khoản tiền này được nộp vào ngân sách nhà nước và sử dụng vào việc khai hoang, phục hóa, trồng rừng, cải tạo đất nơng nghiệp, ổn định cuộc sống, định canh, định cư cho vùng bị lấy đất.

Tại quyết định này, mức bồi thường còn được phân biệt theo thời hạn sử dụng đất lâu dài hay tạm thời theo quy định, việc miễn giảm tiền bồi thường đối với việc sử dụng đất để xây dựng hệ thống đường giao thông, thủy lợi …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất phục vụ một số dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện gia lâm thành phố hà nội (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)