Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.4.2. Tình hình triển khai chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa
địa bản thành phố Hà Nội
Cơng tác giải phóng mặt bằng những năm gần đây tại Hà Nội được triển khai trong điều kiện tình hình kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn; các cơ chế
chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có sự thay đổi đáng kể trong Luật Đất đai năm 2013.
* Cấp Thành phố:
Lãnh đạo UBND Thành phố thường xuyên đơn đốc và chủ trì nhiều cuộc giao ban, kiểm điểm tiến độ GPMB tại các dự án trọng điểm nhằm kịp thời chỉ đạo giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện của các dự án. Ban cán sự Đảng UBND Thành phố chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tồn diện cơng tác GPMB, rà sốt bổ sung, hồn thiện đổi mới các cơ chế, chính sách, quy trình và phương pháp tổ chức thực hiện, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác GPMB.
Các Sở, Ban, Ngành của Thành phố, trên từng lĩnh vực quản lý Nhà nước của ngành mình, cũng đã chủ động kiểm tra, hướng dẫn giải quyết các nội dung liên quan đến giá bồi thường về đất, về nhà và tài sản trên đất, đất tái định cư, xác định nguồn gốc đất đai ...., đồng thời các Sở, Ban, Ngành Thành phố cũng thường xuyên kiểm tra các dự án xây dựng quỹ nhà, đất tái định cư, đơn đốc đẩy nhanh tiến độ đảm bảo hồn thành sớm đưa quỹ nhà, đất tái định cư vào sử dụng để phục vụ công tác GPMB các dự án trên địa bàn Thành phố.
UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật về đất đai, quản lý đô thị, giải phóng mặt bằng; các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp của Thành phố tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, giáp sát việc thực hiện Nghị quyết của ban Thường vụ Thành ủy về công tác GPMB, biểu dương, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác GPMB.
Ngày15/9/2016, Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết số 08/NQ-TW về nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo. Theo đó, mục tiêu phấn đấu của Hà Nội trong giai đoạn tới là giải phóng mặt bằng khoảng 2.700 dự án, trong đó có 52 dự án, cơng trình trọng điểm, với diện tích thu hồi đất gần 6.000 ha, liên quan tới trên 80.000 hộ dân, số tiền bồi thường, hỗ trợ khoảng 60.000 tỷ đồng, cần bố trí tái định cư cho khoảng 19.000 hộ dân.
* Cấp quận, huyện, thị xã
Các UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban, Ngành Thành phố, đã chủ động giải quyết kịp thời nhiều đơn thư của công dân, tham mưu cho UBND Thành phố ban hành kịp thời các quyết định giải quyết đơn thư theo thẩm quyền, góp phần làm giảm bức xúc và hạn chế thấp nhất các vụ việc khiếu kiện đông người. Sự phối kết hợp trong việc tham mưu, đề xuất UBND Thành phố giải quyết các vướng mắc phát sinh là một việc không thể thiếu được trong công tác GPMB.
Tại nhiều dự án, lãnh đạo cấp ủy đảng và chính quyền quận, huyện, thị xã đã chỉ đạo các tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ GPMB tích cực phối hợp với các đồn thể chính trị - xã hội cơ sở nơi thu hồi đất như Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân ... để thành lập nhiều Tổ tuyên truyền đến từng nhà để tuyên truyền, vận động, giải thích người bị thu hồi đất chấp hành bàn giao mặt bằng cho dự án. Thực hiện phương châm dân chủ - công khai - công bằng - đúng pháp luật trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.