Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất của một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất phục vụ một số dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện gia lâm thành phố hà nội (Trang 33 - 37)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất của một số

HỒI ĐẤT CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Đối với bất cứ một quốc gia nào trên thế giới, đất đai là nguồn lực quan trọng, cơ bản nhất của mọi hoạt động đời sống kinh tế xã hội. Khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất để phục vụ cho các mục đích phát triển của quốc gia đã làm thay đổi toàn bộ đời sống kinh tế của các hộ, người bị ảnh hưởng không những không hạn chế về số lượng mà cịn có xu hướng ngày càng gia tăng. Đặc biệt, ở nước đang phát triển như Việt Nam, người dân chủ yếu sống bằng nghề nơng nghiệp do vậy đất đai và các chính sách liên quan đến thu hồi đất, GPMB là vấn đề sống còn của họ. Dưới đây là một số kinh nghiệm về chính sách bồi thường của một số tổ chức tài trợ và một số nước trên thế giới sẽ phần nào giúp ích cho Việt Nam khi thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong công tác GPMB.

2.3.1. Trung Quốc

Về pháp Luật Đất đai, Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên nhìn tổng thể, việc chấp hành pháp luật của người Trung Quốc rất cao, việc sử dụng đất tại Trung Quốc thực sự tiết kiệm.

Hiến pháp Trung Quốc quy định có 2 hình thức sở hữu đất đai: Sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể. Do đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước nên khơng có chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, kể cả đất nông nghiệp, tuy nhiên trường hợp cụ thể, Nhà nước sẽ cấp đất mới cho các chủ sử dụng bị thu hồi đất. Nhà nước chỉ bồi thường cho các cơng trình gắn liền với đất khi bị thu hồi của các chủ sử dụng.

Việc phương thức bồi thường thiệt hại, Nhà nước thông báo cho người sử dụng đất biết trước việc họ sẽ bị thu hồi đất trong phạm vi một năm. Người dân có quyền lựa chọn các hình thức bồi thường thiệt haị bằng tiền hoặc bằng nhà tại khu ở mới. Tại thủ đô Bắc Kinh và thành phố Thượng Hải, người dân thường lựa chọn bồi thường thiệt hại bằng tiền và tự tìm chỗ ở mới phù hợp với nơi làm việc của mình.

Về giá bồi thường thiệt hại, tiêu chuẩn là giá thị trường. Mức giá này cũng được Nhà nước quy định cho từng khu vực và chất lượng nhà, đồng thời được điều chỉnh rất linh hoạt cho phù hợp với thực tế, vừa được coi là Nhà nước tác động điều chỉnh tại chính thị trường đó. Đối với đất nông nghiệp, bồi thường thiệt hại theo tính chất của đất và loại đất (tốt, xấu).

Khi di dời thực hiện nguyên tắc chỗ ở mới tốt hơn chỗ ở cũ. Khu tái định cư được quy hoạch tổng thể (nhà ở, trường học, chợ), cân đối được giao thông động và tĩnh. Trong quá trình bồi thường, GPMB phải lập các biện pháp xử lý đối với việc sắp xếp bồi thường khi không đạt được sự thống nhất, lúc này sẽ xử lý theo phương thức trước tiên là dựa vào trọng tài, sau đó theo khiếu tố.

Tại thành phố Thượng Hải, tiêu thuẩn sắp xếp bồi thường di dời nhà hiện nay được thực hiện theo 3 loại:

- Loại 1: Lấy theo giá thị trường của nhà đất đối với nhà bị tháo dời cộng

thêm với “Giá tăng thêm nhân với diện tích xây dựng của ngôi nhà bị tháo dỡ”.

- Loại 2: Đổi theo tiêu chuẩn giá trị, bố trí nhà lấy theo giá thị trường, giá

tương đương với giá nhà bị tháo dỡ, di dời

- Loại 3: Bố trí nhà theo tiêu chuẩn diện tích, đây là tiêu chuẩn mà chính

quyền thành phố, thành phố nơi mà có nhà di dời lập ra đối với những người có khó khăn về nhà ở. Người bị di dời có thể chọn hình thức bố trí nhà ở cho phù hợp. Dựa vào khu vực bố trí nhà ở để tăng diện tích, dựa theo phân cấp từng vùng trong thành phố. Càng ra ngoại vi hệ số tăng thêm càng cao, mức tăng thêm có thể là 70%, 80% hay 100%.

2.3.2. Thái Lan

Hiến pháp Thái Lan năm 1982 quy định việc trưng dụng đất cho các mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng, quốc phịng, phát triển nguồn tài nguyên cho đất nước, phát triển đô thị, cải tạo đất đai và các mục đích cơng cộng khác phải theo giá thị trường cho những người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về tất cả các thiệt hại do việc trưng dụng gây ra và quy định việc bồi thường phải khách quan cho người chủ mảnh đất và người có quyền thừa kế tài sản đó. Dựa trên các quy định này, các ngành có quy định chi tiết cho việc thực hiện trưng dụng đất của ngành mình.

Năm 1987 Thái Lan ban hành Luật về trưng dụng BĐS áp dụng cho việc trưng dụng đất sử dụng vào các mục đích xây dựng tiện ích cơng cộng, quốc phịng, phát triển nguồn tài ngun hoặc các lợi ích khác cho đất nước, phát triển đơ thị, nông nghiệp, công nghiệp, cải tạo đất đai vào các mục đích cơng cộng. Luật quy định những nguyên tắc về trưng dụng đất, nguyên tắc tính giá trị bồi thường các tài sản bị thiệt hại. Căn cứ vào đó, từng ngành đưa ra các quy định cụ thể về trình tự tiến hành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, nguyên tắc cụ thể xác định giá trị bồi thường, các bước lập và phê duyệt dự án bồi thường, thủ tục thành lập các cơ quan, uỷ ban tính tốn bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, trình tự đàm phán, nhận tiền bồi thường, quyền khiếu nại, quyền khởi kiện đưa ra tồ án. Ví dụ: trong ngành điện năng thì cơ quan điện lực Thái Lan là nơi có nhiều dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư lớn nhất nước, họ đã xây dựng chính sách riêng với mục tiêu: “Đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng một mức sống tốt hơn” thơng qua việc cung cấp cơ sở hạ tầng có chất lượng và đạt mức tối đa nhu cầu, đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng có thu nhập cao hơn và được tham gia nhiều hơn vào quá trình phát triển xã hội, vì vậy thực tế đã tỏ ra hiệu quả khi cần thu hồi đất trong nhiều dự án.

2.3.3. Australia

Đất đai thuộc sở hữu Nhà nước và sở hữu tư nhân. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu được luật pháp bảo hộ tuyệt đối. Nhà nước có quyền trưng thu đất tư nhân để sử dụng vào mục đích cơng cộng, phục vụ phát triển kinh tế xã hội đồng thời gắn với việc Nhà nước thực hiện chính sách bồi thường.

Chính sách bồi thường của Australia được thực hiện theo Đạo luật quản lý đất đai WA 1997 và Luật về thu hồi tài sản1989. Cơ quan chức trách có thể thu hồi lại đất đai bằng hai cách: thoả thuận tự nguyện và cưỡng bức.

- Về cơ sở bồi thường: Nguyên tắc “giá trị đối với chủ sở hữu” thừa nhận rằng mức bồi thường cao hơn giá trị thị trường. Giá trị đối với chủ sở hữu bao gồm: Giá trị thị trường của lợi ích bị ảnh hưởng; Giá trị đặc biệt do sở hữu hoặc việc sử dụng đất bị thu hồi; Thiệt hại do thửa đất bị chia cắt; Thiệt hại về tiếng ồn hoặc các thiệt hại khác; Khơng tính đến phần giá trị tài sản tăng thêm hay giảm đi do bị thu hồi. Giá tính mức bồi thường là giá thị trường hiện tại, được quyết định với cơ quan quản lý với sự tư vấn của người đứng đầu cơ quan định giá. Bộ trưởng sau khi tham vấn, phài quyết định các vấn đề có liên quan như quyền, lợi ích, giá trị tài sản,… Giá trị thị trường được xác định là mức tiền mà tài sản đó có thể bán được một cách tự nguyện, sẵn sàng ở một thời điểm nhất định.

- Hình thức bồi thường: thực hiện theo Luật về thu hồi tài sản năm 1989 và Luật quản lý đất đai WA1997. Bồi thường được trả bằng tiền mặt. Các loại đất đều được thực hiện bồi thường theo giá thị trường.

- Những trường hợp khơng được đền bù: Những cơng trình xây dựng bất hợp pháp sẽ không được bồi thường. Tuy nhiên, do việc quản lý đất đai khá chặt chẽ, nên những trường hợp như vậy không nhiều.

2.3.4. Những kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam

Việc thu hồi đất, trưng thu đất và bồi thường thiệt hại về đất tại mỗi quốc gia đều được thực hiện theo chính sách riêng do Nhà nước đó quy định. Qua nghiên cứu chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng của một số nước chúng ta cần học hỏi các kinh nghiệm để tiếp tục hồn thiện chính sách của mình:

- Hồn thiện các quy định về định giá đất, định giá đất để bồi thường giải phóng mặt bằng.

- Cần thống nhất trình tự, thủ tục thực hiện và thực hiện tốt quy định về lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng; quan tâm tới công tác quy hoạch và xây dựng nơi tái định cư kịp thời để bố trí chỗ ở mới, hỗ trợ tạo việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp cho người có đất bị thu hồi; xử lý hài hịa mối quan hệ lợi ích giữa người sử dụng đất, Nhà nước và nhà đầu tư theo hướng có lợi cho người có đất bị thu hồi.

- Phạm vi đối tượng được bồi thường, hỗ trợ trong các dự án không chỉ giới hạn trong số người bị thu hồi đất mà cần phải mở rộng cho cho tới tất cả những người không bị thu hồi đất nhưng bị tác động tiêu cực bởi các dự án thu hồi đất.

- Sự minh bạch hóa và sự tham gia của những người bị ảnh hưởng bởi dự án bị thu hồi đất vào việc thực hiện chính sách, xây dựng phương án, thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư là việc hết sức cần thiết bảo đảm được lựa chọn được những chính sách, giải pháp, phương án tốt nhất, nhân văn nhất và có tính khả thi cao.

2.4. THỰC TIỄN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất phục vụ một số dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện gia lâm thành phố hà nội (Trang 33 - 37)