Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất phục vụ một số dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện gia lâm thành phố hà nội (Trang 42 - 46)

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, cụ thể tại 02 xã Lệ Chi và xã Kiêu Kỵ.

Huyện Gia Lâm đang trong thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ, có nhiều dự án đầu tư, xây dựng lớn mà phải thu hồi đất được nhà nước phê duyệt. Việc thu hồi đất để thực hiện dự án sẽ gây ra một số khó khăn trong đời sống của nhân dân có đất bị thu hồi, xảy ra trường hợp người dân khơng đồng ý bàn giao mặt bằng vì mức bồi thường, hỗ trợ, tái định chưa đáp ứng được nhu cầu; làm chậm tiến độ thực hiện dự án, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Để khắc phục điều đó, UBND huyện Gia Lâm cần có những biện pháp hợp lý đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thực hiện dự án thu hồi đất trên địa bàn Huyện.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Thời gian thực hiện luận văn: từ 5/2016 – 9/2017.

- Thời gian thu thập số liệu thứ cấp của để tài trong giai đoạn 2012-2016. - Thời gian thu thập số liệu sơ cấp: tháng 4/2017.

3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Tình hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ một số dự án trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Cụ thể 2 dự án:

+ Dự án 1: Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư Kiêu Kỵ để phục vụ công tác GPMB của dự án Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

+ Dự án 2: Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường giao thông từ đường 181 đi thôn Chi Đông và Cống Doanh, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.

- Các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất tại 02 dự án nghiên cứu: cụ thể tại dự án 1 là 54 hộ dân xã Kiêu Kỵ, tại dự án 2 là 44 hộ dân tại xã Lệ Chi

- Các cán bộ liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại 02 dự án nghiên cứu.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội

3.4.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Gia Lâm

3.4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội

3.4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 3.4.2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Gia lâm

3.4.3. Tình hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Gia Lâm bàn huyện Gia Lâm bàn huyện Gia Lâm

3.4.3.1. Công tác tổ chức, trình tự thực hiện 3.4.4.2. Sự phối hợp của các cấp, các ngành

3.4.4.3. Kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại huyện Gia Lâm

3.4.4. Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại 02 dự án nhà nước thu hồi đất tại 02 dự án

3.4.4.1. Khái quát về 02 dự án nghiên cứu 3.4.4.2. Chính sách bồi thường 3.4.4.2. Chính sách bồi thường

3.4.4.3. Chính sách hỗ trợ 3.4.4.4. Chính sách tái định cư 3.4.4.4. Chính sách tái định cư

3.4.4.5. Đánh giá chung công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại 02 dự án

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.5.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Trên cơ sở các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện Gia Lâm, tiến hành lựa chọn 02 dự án ở tại 02 đơn vị hành chính khác nhau và thời gian thực hiện 02 dự án là khác nhau (trước và sau Luật Đất đai 2013) để có thể đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại huyện Gia Lâm.

Cụ thể 2 dự án:

+ Dự án 1: Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư Kiêu Kỵ để phục vụ công tác GPMB của dự án Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

+ Dự án 2: Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường giao thông từ đường 181 đi thôn Chi Đông và Cống Doanh, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.

3.5.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp

- Số liệu thứ cấp được thu thập thu thập từ các cơ quan quản lí tin cậy: UBND huyện Gia Lâm, Phịng Tài ngun Mơi trường, Ban Bồi thường GPMB, Trung tâm phát triển quỹ đất, từ tài liệu đã công bố.

- Thu thập các số liệu về thực trạng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại 02 dự án nghiên cứu.

3.5.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

- Điều tra hộ dân theo mẫu phiếu điều tra được chuẩn bị sẵn: Số phiếu điều tra được xác định theo công thức sau:

N

n = 1 + N(e)2

Trong đó: n – Số phiếu điều tra.

N – Tổng số hộ, cá nhân bị thu hồi đất. e – Sai số cho phép (lấy e= 10%: với độ tin cậy là 90% , sai số e là 10%).

+ Dự án 1: tổng số hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi là 119. Số phiếu là: N 119

n = = = Số phiếu 54 1 + N(e)2 1 + 119x 0,01

+ Dự án 2: tổng số hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất là 80. Số phiếu là: N 80

n = = = Số phiếu 44 1 + N(e)2 1 + 80 x 0,01

Vậy tổng số phiếu điều tra dự kiến của dự án 1 là 54 phiếu và dự án 2 là 44 phiếu điều tra hộ gia đình, cá nhân.

Sử dụng mẫu phiếu điều tra soạn sẵn để thu thập số liệu về tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ từ các cán bộ liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại 02 dự án nghiên cứu.

3.5.4. Phương thống kê và xử lý số liệu

Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tiến hành thống kê, phân loại theo các nhóm tiêu chí; nhập dữ liệu, xử lý số liệu và đánh giá kết quả nghiên cứu. Các số liệu được xử lí thống kê bằng phần mềm Excel.

3.5.5. Phương pháp phân tích, so sánh

So sánh số liệu điều tra, số liệu bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, để đánh giá tính thực tiễn, đánh giá tồn tại, hạn chế, tính phù hợp của dự án và đề xuất giải pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất phục vụ một số dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện gia lâm thành phố hà nội (Trang 42 - 46)