Xuất giải pháp hồn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất phục vụ một số dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện gia lâm thành phố hà nội (Trang 87 - 90)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Gia Lâm,thành phố Hà Nội

4.4.6. xuất giải pháp hồn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

a. Hồn thiện chính sách về pháp luật đất đai

Chính sách đất đai liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở nước ta luôn đổi mới nên việc tiếp cận và thực hiện chính sách này trên địa bàn huyện Gia Lâm đơi khi cịn gặp phải khó khăn làm ảnh hưởng đến cơng tác giải phóng mặt bằng. Do vậy, Nhà nước cần tổ chức nhiều cuộc tập huấn để hướng dẫn chính sách này khi có những thay đổi, các cấp chính quyền cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết phù hợp với thực tế công tác GPMB tại địa phương.

Cần xác định cụ thể cơ sở để định giá đất tính bồi thường sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường. Để thực hiện tốt cơng tác định giá đất theo Luật Đất đai 2013, cần chỉ đạo kịp thời công tác điều tra giá đất trên địa bàn, đồng thời có biện pháp xử lý đối với các đơn vị không thực hiện điều tra hoặc số liệu điều tra thiếu chính xác làm ảnh hưởng đến việc xác định giá đất cụ thể. Bên cạnh đó ngành Tài nguyên và mơi trường phải sớm có kế hoạch đào tạo, tập huấn về kiến thức chun mơn để có một đội ngũ làm cơng tác định giá có bản lĩnh vững vàng và nghiệp vụ chắc chắn.

Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp như hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lập Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống, học tập và đào tạo nghề; hỗ trợ tư vấn tìm kiếm việc làm miễn phí; trợ cấp cho người hết độ tuổi lao động, đối tượng chính sách … để phục hồi, tái tạo thu nhập cho những hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân ổn định cuộc sống:

+ Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế đi liền với chuyển đổi cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập, phát triển nông thôn và đô thị, trước hết là tạo việc làm và ổn định đời sống nhân dân vùng thu hồi đất, có thu nhập ổn định để có cuộc sống bằng hoặc tốt hơn trước khi thu hồi đất.

+ Chính sách giáo dục, học nghề: Hỗ trợ tiền học phí (theo mức học phí quy định của trường công lập hệ A) cho học sinh đang theo học Trung học cơ sở và Trung học phổ thơng cho các loại hình đào tạo giáo dục theo quy định; thời gian hỗ trợ tối đa 03 năm.

Hỗ trợ 100% kinh phí bảo hiểm y tế theo mức thu bảo hiểm y tế tự nguyện cho người đủ 60 tuổi trở lên đối với nam và đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ (trừ những đối tượng đã được trợ cấp bảo hiểm y tế theo quy định)

Trợ cấp khó khăn cho người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa (Trừ những người đã được hưởng chính sách trợ giúp đối với đối tượng bảo trợ xã hội).

+ Hỗ trợ một lần kinh phí đào tạo một nghề cho người trong độ tuổi lao động, người được hỗ trợ đào tạo nghề theo năng lực và trình độ bản thân tự liên hệ với cơ sở đào tạo được Nhà nước cho phép để học nghề.

+ Lập kênh thông tin tổng hợp các nhu cầu tuyển dụng lao động của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để giới thiệu, tư vấn, hỗ trợ tìm việc làm miễn phí.

Tăng cường và đa dạng hóa các phương thức tạo lập quỹ nhà đất tái định cư để phục vụ cho việc thu hồi đất thực hiện các dự án. Cần có quy định ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi trong việc bố trí và giải quyết các thủ tục đầu tư xây dựng nhà tái định cư trong thời gian ngắn nhất.

b. Về tổ chức thực hiện

Cần tăng cường hơn nữa trách nhiệm của UBND cấp xã, thị trấn trong việc quản lý đất đai, quản lý quỹ đất trong khu vực thu hồi và trách nhiệm trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Luôn nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; kịp thời tổ chức các đợt tập huấn công tác chuyên môn khi triển khai áp dụng các văn bản mới về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền về chính sách của Nhà nước, Thành phố về bồi thường, hỗ trợ, tái định để nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về cơng tác giải phóng mặt bằng

Ở những nơi có tình hình phức tạp, cần tổ chức họp dân và đối thoại với nhân dân, thực hiện nghiêm việc lấy ý kiến và công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhằm phát huy tính dân chủ, cơng khai minh bạch, tăng cường sự giám sát của các cơ quan, tổ chức và quần chúng nhân dân trong việc bồi thường GPMB để lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân nhằm giải quyết kịp thời vướng mắc, kiến nghị của nhân dân.

Đối với mỗi dự án cần có Ban định giá riêng để có thể đưa ra mức giá bồi thường hợp lý nhất cho người dân. Giá bồi thường, hỗ trợ phải đảm bảo được áp dụng theo văn bản mới nhất, đem lại lợi ích cao nhất cho người có đất bị thu hồi.

Tiếp tục tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện, nhất là đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ, đảm bảo cho 100% chủ sử dụng đất có GCNQSDĐ. Cán bộ địa chính xã và phịng Tài ngun và Mơi trường cần thực hiện chỉnh lý biến động đất đai thường xuyên, cần hồn thiện các hồ sơ địa chính đầy đủ và chính xác. Nếu cơng tác quản lý đất đai được đảm bảo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định đối tượng và điều kiện bồi thường và làm căn cứ để xác định giá trị bồi thường.

Với các dự án phải tiến hành xây dựng khu tái định cư thì phải đi trước một bước đồng thời phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại tạo tâm lý thuận lợi cho nhân dân bị mất đất. Đồng thời tổ chức lấy ý kiến nhân dân về nguyện vọng của họ về địa điểm tái định cư cũng như kiến trúc của các cơng trình bố trí tại khu tái định cư. Nhằm thể hiện được sự hiểu biết giữa chủ đầu tư với người dân, đem lại sự hài lòng cho người dân.

UBND huyện, Hội đồng bồi thường, GPMB huyện cần có sự phối hợp với chính quyền địa phương tại nơi tái định cư mới để có các biện pháp giúp người dân sớm ổn định cuộc sống cũng như ổn định sản xuất. Tiếp tục phát huy vai trò của Đảng ủy và các tổ chức Đồn thể trong cơng tác tun truyền vận động động, giáo dục nhân dân nhằm nâng cao trình độ dân trí nói chung, hiểu biết pháp luật của người dân nói riêng để thực thi tốt các chính sách pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, mỗi gia đình và người lao động cần nhận thức đầy đủ về những thuận lợi, thách thức trong q trình đơ thị hố, khắc phục tư tưởng chờ đợi vào Nhà nước, chủ động học tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp để tạo cho mình một việc làm, có thu nhập ổn định đời sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất phục vụ một số dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện gia lâm thành phố hà nội (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)