TIỂU KẾT CHƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm đan lai (thổ) ở vườn quốc gia pù mát (trường hợp người đan lai ở hai bản tân sơn và cửa rào, xã môn sơn, huyện con cuông (Trang 50 - 52)

CHƯƠNG 2: NGƯỜI ĐAN LAI VÀ VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT Ở NGHỆ AN

TIỂU KẾT CHƯƠNG

Môn Sơn là xã biên giới vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Con Cng. Với ĐKTN phức tạp và khắc nghiệt đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và đời sống của các dân tộc sinh sống trên địa bàn như Kinh, Thái cùng nhóm Đan Lai (Thổ). Tính đến năm 2008, người Đan Lai có dân số là 3.054 người, chiếm 4,25% dân số của huyện Con Cuông.

Vùng thượng nguồn khe Khặng thuộc địa phận xã Môn Sơn được coi là vùng đất tổ của người Đan Lai. Hiện nay, Mơn Sơn là xã có đơng người Đan Lai sinh sống với 217 hộ, 1.075 nhân khẩu. Cho đến nay, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc và quá trình di cư của người Đan Lai. Qua quá trình khảo sát và nghiên cứu, cho thấy vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, do ách áp bức bóc lột nặng nề hoặc do các biến động lịch sử, xã hội mà người Đan Lai đã rời bỏ quê hương di cư từ vùng trung du miền núi huyện Thanh Chương lên vùng khe Khặng, xã Môn Sơn, huyện Con Cng ngày nay sinh sống.

Ngồi canh tác nương rẫy, hoạt động kinh tế với phương thức cơ bản là

“chặt - bắt - đổi”, đời sống của người Đan Lai phụ thuộc nhiều vào khai thác tự

nhiên. Cuộc sống theo hình thức du canh, du cư trong các cánh rừng giữa đại ngàn Pù Mát đã tác động không nhỏ đến địa bàn sinh sống và số lượng cư dân. Quá trình di cư của người Đan Lai thường gắn với những con suối, con khe lớn như khe Khặng, khe Choăng, khe Mọi, khe Thơi. Trong quá trình tìm đất sinh sống, người Đan Lai đã nhiều lần di chuyển sang Lào.

Bao đời nay, người Đan Lai sống trong các bản làng thuộc vùng lõi VQG Pù Mát. Các cánh rừng Pù Mát cùng với những nguồn TNTN đã trở thành nơi che chở và duy trì sự sống cho cộng đồng người Đan Lai. Với nguồn TNTN phong phú, đa dạng và độc đáo, nhiều lồi động, thực vật q hiếm có giá trị kinh tế cao VQG Pù Mát được thành lập để bảo vệ sự đa dạng sinh học và những giá

trị bền vững cho cuộc sống con người. Từ khi rừng Pù Mát trở thành KBTTN đã có sự ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của các cộng đồng cư dân ven và trong vùng lõi VQG.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm đan lai (thổ) ở vườn quốc gia pù mát (trường hợp người đan lai ở hai bản tân sơn và cửa rào, xã môn sơn, huyện con cuông (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)