Sự thay đổi kết cấu nhà cửa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm đan lai (thổ) ở vườn quốc gia pù mát (trường hợp người đan lai ở hai bản tân sơn và cửa rào, xã môn sơn, huyện con cuông (Trang 106 - 108)

CHƯƠNG 4: SỰ THAY ĐỔI PHƯƠNG THỨC MƯU SINH VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ XÃ HỘ

4.2.1.2. Sự thay đổi kết cấu nhà cửa

Cũng như nhiều tộc người khác, nhà cửa của người Đan Lai là một không gian nhân tạo, một dạng thức cụ thể của văn hố và là mơi trường cư trú và sinh hoạt cho các thành viên của một gia đình. Trước đây, người Đan Lai có thói quen sống DCDC, nay đây mai đó. Do vậy, trước kia nhà chỉ là những túp lều tạm bợ, được dựng lên theo chiều dài của quá trình du cư, nó như những vết tích đánh dấu sự có mặt trên những nơi mà họ đã đến [61, tr.92].

Khi thực hiện ĐCĐC, ngôi nhà trở thành một biểu tượng văn hoá của tộc người, nơi sinh sống của nhiều thế hệ người Đan Lai. Do vậy, mà kiến trúc nhà, vật liệu làm nhà cũng đã được quan tâm để ý. Dựng nhà là một sự kiện trọng đại, do đó, họ phải chọn ngày, chọn giờ tốt, làm các lễ cúng bái tổ tiên. Trước khi dựng nhà còn phải chọn mảnh đất tốt và hướng nhà phù hợp thì gia chủ mới được sung túc khi ở trong ngơi nhà đó.

Cũng như nhiều dân tộc khác, nhà của người Đan Lai được làm theo kiến trúc nhà sàn. Các ngôi nhà nhỏ thường là cột chôn. Nhà sàn cột kê thường là của những gia đình đơng người và có điều kiện kinh tế. Vật liệu làm nhà là những thứ sẵn có trong rừng như gỗ, mét, nứa, tre, cọ, tranh… Cấu trúc cơ bản trong ngôi nhà sàn của người Đan Lai thường được chia làm ba gian, gọi là gian một, gian hai (gian giữa) và gian ba (gian bếp). Giữa các gian trong nhà thường khơng có vách ngăn cách. Chính điều này làm cho không gian trong nhà trở rộng rãi và thoáng đãng hơn.

Từ bao đời nay, cuộc sống nơi rừng sâu, núi thẳm ngôi nhà truyền thống đã giúp đồng bào vượt qua những khắc nghiệt của ĐKTN, chống lại thú dữ. Nó vừa là một yếu tố vật chất lại vừa thể hiện những đặc điểm phi vật thể mang tính phổ biến của một cộng đồng. Chính điều đó đã tạo nên các đặc trưng riêng biệt, phổ biến, tương đối bền vững trong tâm thức của mỗi người dân Đan Lai. Đó chính là những bản sắc văn hố riêng của họ.

Cho đến hiện nay các bản vùng khe Khặng đã xuất hiện nhiều ngôi nhà nền đất. Do hồn cảnh kinh tế khó khăn và nguyên vật liệu (gỗ) đã trở nên khan hiếm hơn trước nên các gia đình khơng có đủ điều kiện để làm các ngơi nhà sàn.

Dự án TĐC cho đồng bào Đan Lai do UBND huyện Con Cuông làm chủ đầu tư đã tiến hành xây dựng mới hoàn toàn hệ thống cơ sở hạ tầng. Mỗi hộ được chia một căn nhà cấp bốn theo hình thức bốc thăm để lựa chọn địa điểm. Tính bình qn mỗi hộ có 6 nhân khẩu nên quy mơ xây dựng nhà ở trên tổng diện tích

61m2 (nhà ba gian, kề bên là một gian bếp, phía sau bếp là giếng nước) với tổng số tiền theo dự toán là 48 triệu đồng [93, tr.114].

Như vậy, từ khi TĐC người Đan Lai khơng cịn được sống trong những ngôi nhà sàn truyền thống. Cấu trúc không gian cũng gần như đã thay đổi hoàn toàn so với trước đây. Phải mất một thời gian khá dài đồng bào mới quen sinh hoạt trong các ngôi nhà TĐC. Thời gian đầu những sinh hoạt trong gia đình bị xáo trộn, đồng bào đã bỡ ngỡ ngay chính trong ngơi nhà của mình. Nhà ở khu TĐC vừa không phù hợp với phong tục, lại không thoả mãn về nhu cầu sử dụng của người dân. Hơn nữa, cho đến hiện nay các cơng trình phụ trợ đáp ứng nhu cầu cuộc sống của đồng bào như chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhà tắm vẫn không được chủ đầu tư xây dựng do thiếu nguồn kinh phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm đan lai (thổ) ở vườn quốc gia pù mát (trường hợp người đan lai ở hai bản tân sơn và cửa rào, xã môn sơn, huyện con cuông (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)