CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TÁI ĐỊNH CƯ
3.4. NHỮNG VẤN ĐỀ BẤT CẬP
Để hoàn thành việc TĐC cho 36 hộ Đan Lai, BQL dự án đã sử dụng các nguồn vốn khác nhau với tổng kinh phí là: 3.777 triệu đồng, bình quân mỗi hộ: 105 triệu đồng [43, tr.2]. Các hạng mục trong dự án TĐC đã được UBND tỉnh Nghệ An quyết toán là: 2.944.576.705 đồng dựa vào nguồn vốn dự án SFNC: 2 tỷ đồng; Ngân sách tỉnh: 836 triệu đồng; Vốn hỗ trợ đồng bào đặc biệt khó khăn: 108 triệu đồng [89, tr.6].
Kế hoạch TĐC cho người Đan Lai vùng khe Khặng đến nơi ở mới từ khi bắt đầu khởi động cho đến nay đã trả qua 10 năm mà vẫn chưa hồn thành. Điều đó đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của những người dân và dự án này cho đến nay vẫn gặp rất nhiều khó khăn vì đại bộ phận người dân Đan Lai đều khơng muốn thực hiện TĐC.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó q trình tổ chức thực hiện TĐC cho 36 hộ gia đình Đan Lai ra hai bản Tân Sơn và Cửa Rào năm 2002 đang còn tồn tại nhiều khó khăn mà cho đến nay vẫn chưa có các giải pháp đồng bộ để ổn định cuộc sống và sản xuất cho đồng bào. Đời sống của 49 hộ với 234 khẩu (số liệu của UBND xã Môn Sơn tháng 3/2010) ở hai bản TĐC hiện vẫn cịn gặp rất nhiều khó khăn mà chưa có phương án giải quyết, 100% số hộ vẫn thuộc diện hộ nghèo và hưởng trợ cấp từ ngân sách Nhà nước. Để dẫn đến tình trạng này, một phần là khi tiến hành khảo sát lập dự án TĐC chưa được tiến hành
chu đáo và có phần chủ quan, nóng vội. Hơn nữa, trong khi tiến hành dự án, BQL dự án đã không thực hiện đúng như trong quy hoạch TĐC của dự án… Từ đó, dẫn đến tình trạng đại bộ phận người dân TĐC không sống nổi trên mảnh đất của mình, buộc họ phải quay trở lại nơi ở cũ để khai thác các nguồn lợi từ rừng làm thu nhập để trang trải cho cuộc sống hàng ngày.
Trong quá trình triển khai dự án còn tồn tại nhiều vấn đề đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của đồng bào Đan Lai TĐC.