Những bất cập trong chính sách đền bù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm đan lai (thổ) ở vườn quốc gia pù mát (trường hợp người đan lai ở hai bản tân sơn và cửa rào, xã môn sơn, huyện con cuông (Trang 75 - 78)

CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TÁI ĐỊNH CƯ

3.4.2. Những bất cập trong chính sách đền bù

1. Cho đến hiện nay ở Việt Nam vẫn khơng có một khung chính sách cho dự án di dân TĐC ở các VQG. Điều đó đã tạo ra sự bất bình đẳng và thiếu cơng bằng về chính sách.

Trước hết, cần xem xét việc thực hiện các chính sách đền bù, mà ở đây chủ yếu là những khoản đền bù được định giá và chi trả trực tiếp cho người dân. Tuy Nhà nước đã có những quy định cụ thể về mức độ và đối tượng đền bù, song trong q trình thực hiện chính sách khơng khỏi bộc lộ các bất cập, vướng mắc chưa được tháo gỡ, có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân.

Chính sách đền bù, TĐC mới dừng ở mức đền bù trực tiếp cho việc sử dụng đất và các tài sản bị thiệt hại trực tiếp khác mà chưa tính đến các thiệt hại gián tiếp và vơ hình khác. Những mất mát, thiệt hại vơ hình có được từ lợi thế hoặc từ các nguồn lợi khác đem lại cho cộng đồng bị ảnh hưởng những nguồn thu nhập do khai thác từ các nguồn lực tại địa phương. Điều này rất quan trọng đối với những cộng đồng phải TĐC trong các dự án phát triển.

2. Theo quy định, công tác xây dựng khu TĐC phải đi đôi với kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Tuy nhiên, việc lập dự án cịn có rất nhiều thủ tục, trong khi các quy định về tham vấn không chặt chẽ, thông tin không kịp thời dẫn đến các quy hoạch “treo”. Hơn nữa, khi đã có quyết định đầu tư thì các thủ tục

cấp phát vốn, tìm nguồn tài chính và thời gian xét duyệt phải qua nhiều khâu, nhiều cấp dẫn đến các cơng trình thành phần mà trong đó việc xây dựng khu TĐC khơng theo kịp với tiến độ của cơng trình chính dẫn đến việc cơ sở hạ tầng của các khu TĐC không sẵn sàng khi người dân đến TĐC.

3. Trong chính sách về đền bù đất nông nghiệp chủ đầu tư khẳng định:

“Diện tích đất được đền bù tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể, khả năng đất đai của từng vùng” [93, tr.26]. Như vậy, BQL dự án TĐC đã không quan tâm đến nhu

cầu cụ thể về đất sử dụng của người dân. Hơn nữa, quá trình điều tra tại địa bàn chúng tôi được biết vùng đất được quy hoạch cho các hộ TĐC có chất lượng thấp. Như vậy, có thể thấy vùng đất sản xuất của đồng bào TĐC có chất lượng thấp, không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng các loại cây hoa màu.

4. Trong quá trình thực hiện, BQL chưa thực sự quan tâm đến vấn đề hỗ trợ người dân nhằm ổn định đời sống và phát triển sản xuất nông - lâm - nghiệp. Trong đó, việc hỗ trợ về kỹ thuật cho người dân TĐC như tổ chức các lớp tập, huấn hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho người TĐC trong quá trình chuyển đổi sản xuất được tiến hành rất hình thức. Cán bộ nông nghiệp của huyện, xã chưa nhận thức đúng tầm quan trọng trong cơng tác này, chưa tích cực trong việc chỉ đạo, hướng dẫn đồng bào sản xuất.

5. Theo dự án xây dựng tuyến đường giao thông nằm dọc theo hai bản TĐC (đường từ Kim Sơm - Lục Dạ đi Bắc Sơn - Môn Sơn) là đường loại A giao thông nơng thơn, nhưng cho đến nay nó vẫn chỉ là con đường đất như trước khi thực hiện dự án TĐC vì khơng có nguồn kinh phí để thực hiện. Tuyến đường nối khu TĐC với trục đường giao thơng chính gần nhất phải đạt tiêu chuẩn loại B giao thông nông thôn. Tuy nhiên, cơng trình này thi cơng không bảo đảm chất lượng, trong q trình sử dụng khơng được tu sửa nên xuống cấp rất nhanh, làm cho việc đi lại của đồng bào gặp nhiều khó khăn, nhất là trong mùa mưa lũ.

6. Các cơng trình thuỷ lợi phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất đã được chủ đầu tư tiến hành với việc sửa sang lại đập nước, lắp đặt hệ thống ống dẫn nước và xây dựng các bể chứa nước tại bản. Nhưng các cơng trình đó chỉ sử dụng được trong một thời gian ngắn là hết tác dụng do khâu khảo sát, thiết kế và thi công chưa đảm bảo chất lượng. Đập chứa nước hư hỏng, hệ thống đường ống không bảo đảm tiêu chuẩn, kỹ thuật dẫn đến tình trạng các bể chứa khơng có nước sử dụng…

7. Trong bản dự án có đề cập đến quyền tham gia của người dân vào các cơng việc thích hợp để xây dựng khu TĐC. Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết, những người dân Đan Lai cũng như dân sở tại chưa hề có bất cứ một cơ hội nào để tham gia xây dựng khu TĐC. Mọi cơng trình trong khu TĐC đều được tiến hành thiết kế và xây dựng không thông qua ý kiến những chủ nhân tương lai của

nó. Chính vì thế đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hoá - xã hội của cộng đồng người Đan Lai nơi đây.

8. Khơng có các quy định về phục hồi sinh kế cho người dân TĐC. Các chính sách TĐC có những quy định về hỗ trợ và ổn định cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên, các hỗ trợ này được quy định với mức giá thấp, thời gian ngắn, trong khi đó việc thực hiện các hoạt động khơi phục sinh kế cho người dân phải đòi hỏi một thời gian lâu dài. Các cơ chế tài chính khơng được quy định rõ ràng cho các hoạt động này.

Ngoài ra, đối với một dự án cụ thể, trong một thời điểm cụ thể thì việc áp dụng chính sách cũng có những khó khăn nhất định. Trong quá trình thực hiện cơng tác TĐC thì ngồi những bất cập về chính sách đã nêu ở trên thì cịn có một số điểm bất cập giữa chính sách và thực hiện cơng tác TĐC của dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm đan lai (thổ) ở vườn quốc gia pù mát (trường hợp người đan lai ở hai bản tân sơn và cửa rào, xã môn sơn, huyện con cuông (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)