Tình hình thực tế của địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm đan lai (thổ) ở vườn quốc gia pù mát (trường hợp người đan lai ở hai bản tân sơn và cửa rào, xã môn sơn, huyện con cuông (Trang 59 - 62)

CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TÁI ĐỊNH CƯ

3.2.2. Tình hình thực tế của địa phương

Những năm gần đây nền kinh tế của đất nước có những bước phát triển mạnh mẽ, xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới là tất yếu cho con đường phát triển của Việt Nam. Trong xu thế đó, Đảng và Nhà nước có chủ trương tạo mọi điều kiện cho các dân tộc hòa vào sự phát triển của đất nước và có những đóng góp thiết thực vào q trình đó. Để các dân tộc thiểu số có điều kiện phát triển về mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương di dời những hộ dân tộc thiểu số đang sinh sống trong điều kiện đặc biệt khó khăn, khơng có điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, mức sống thấp, dân số có dấu hiệu suy giảm… đến những nơi ở mới có điều kiện tốt hơn cho sự phát triển và hòa nhập vào cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Có thể nói, việc thực hiện di dân TĐC cho cộng đồng người Đan Lai sống tại vùng lõi của VQG Pù Mát được nảy sinh từ dự án SFNC, được phối hợp giữa Chính phủ Việt Nam và cộng đồng châu Âu. Dự án triển khai từ ngày 21/5/1997 và kéo dài trong 6 năm với mục tiêu tổng quát là: “làm giảm sự tàn phá và suy thoái tài nguyên rừng ở KBTTN Pù Mát bao gồm cả vùng đệm của nó” .

KBTTN Pù Mát được đánh giá là một trong những KBT có giá trị lớn nhất Việt Nam và là: “một điểm nóng về đa dạng sinh học ở Đơng Nam Á”. Việc quy hoạch KBT Pù Mát là một nội dung đã được Chính phủ phê duyệt trong kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam (1995).

Để đảm bảo sự thành công của dự án cần phải có những giải pháp giải quyết những khó khăn của người dân đang sống trong KBT và vùng đệm, trong đó có một bộ phận lớn đang gắn cuộc sống với phương thức canh tác nương rẫy, khai thác lâm sản và đánh bắt thú rừng. Đặc biệt, sự tồn tại của một bộ phận người Đan Lai hiện đang sinh sống trong khu vực nội vi của KBT được đánh giá là một vấn đề hết sức “nhạy cảm”. “Về phương diện BTTN, cộng đồng với các tập quán canh tác và kiếm sống lạc hậu đã tạo nên những áp lực trực tiếp đe doạ tính đa dạng sinh học của KBTTN, nhưng về mặt nhân văn đây là một cộng đồng dân tộc thiểu số có nhiều hạn chế trong q trình hội nhập, phát triển đang cần có sự hỗ trợ trên cơ sở tơn trọng bản sắc văn hố của cộng đồng” [20, tr.1].

Ngày 26/10/1999, BQL dự án SFNC đã ký hợp đồng với Chi cục Định canh định cư và Vùng Kinh tế mới (CCĐCĐC&VKTM) Nghệ An có sự phối hợp của nhóm nghiên cứu đề án NA/97/306 chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan - Trường Đại học Sư phạm Vinh nhằm tiến hành nghiên cứu khả thi về việc cộng đồng ba bản thực hiện TĐC và xây dựng kế hoạch hành động TĐC.

Ngày 04/6/2001, UBND tỉnh Nghệ An ra Quyết định số 1738 QĐ.UB/NN giao cho huyện Con Cuông lập dự án TĐC người Đan Lai ở thượng nguồn khe Khặng, đến TĐC tại địa bàn các xã thuộc huyện Con Cuông và đồng thời làm chủ đầu tư. Với quy mô, TĐC cho 169 hộ Đan Lai ra khỏi vùng bảo vệ nghiêm ngặt thuộc KBTTN. Năm 2001, đưa 30 - 40 hộ đến địa điểm mới bằng nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước; Hỗ trợ từ dự án SFNC, thông qua kế hoạch đầu tư các hoạt động thuộc thôn bản trọng yếu; Lồng gép các Chương trình 135, Định canh định cư (ĐCĐC), di dân, Chương trình trồng rừng 661/TTg và các nguồn khác.

Ngày 23/10/2001, Quyết định số 3830/QĐ.UB của UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt: “Dự án thực hiện TĐC đồng bào dân tộc Đan Lai tại 3 bản Cò Phạt,

khe Cồn, bản Búng xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An”. Tổ chức thực

Khặng đến nơi ở mới. Chủ đầu tư là UBND huyện Con Cng, với hình thức đầu tư là xây dựng mới. Mục đích của dự án là nâng cao đời sống dân sinh kinh tế cho đồng bào, tạo điều kiện cho người Đan Lai có điều kiện hịa nhập với cộng đồng và hưởng thụ những thành quả của sự phát triển kinh tế đất nước mang lại và để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên VQG Pù Mát [93, tr.3].

Thực hiện dự án TĐC, UBND huyện Con Cuông đã tiến hành triển khai theo kế hoạch dự án. Tháng 09/2002 đã tiến hành di dời được 36 hộ đầu tiên về TĐC tại hai bản Tân Sơn và Cửa Rào thuộc xã Môn Sơn.

Xét đề nghị của UBND tỉnh Nghệ An tại tờ trình số 3059 TTr-UBND ngày 08/6/2006 và của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 8097 BKH/KTĐP & LT ngày 02/11/2006 xin phê duyệt đề án: “Bảo tồn và PTBV tộc người thiểu số Đan

Lai hiện đang sinh sống tại vùng lõi VQG Pù Mát, huyện Con Cng, tỉnh Nghệ An”. Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 280/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án

với mục tiêu nâng cao đời sống, phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo tồn và PTBV cộng đồng người Đan Lai đang sinh sống tại vùng lõi VQG Pù Mát, bảo tồn tài nguyên VQG Pù Mát, bảo vệ an ninh biên giới. Tổ chức thực hiện di chuyển 146 hộ dân tộc thiểu số Đan Lai hiện đang sinh sống trên thượng nguồn khe Khặng thuộc hai bản: khe Cồn, bản Búng xã Môn Sơn đến TĐC tại ba bản: Kẻ Gia, Kẻ Tắt, Bá Hạ, xã Thạch Ngàn; Tổ chức ổn định cuộc sống cho 30 hộ dân ở lại bản Cị Phạt, xã Mơn Sơn; Tiếp tục hỗ trợ 36 hộ dân đã di chuyển năm 2002 [78, tr.2].

Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tháng 01/2007, UBND huyện Con Cuông đã tổ chức thực hiện TĐC cho 42 hộ, 193 nhân khẩu từ khe Khặng ra địa bàn xã Thạch Ngàn để đồng bào đón tết Đinh Hợi.

Q trình thực hiện TĐC cho đồng bào Đan Lai vùng khe Khặng đến nơi ở mới kể từ lúc bắt đầu đến nay đã trải qua 10 năm mà vẫn chưa biết khi nào mới hoàn thành. Theo kế hoạch năm 2010 sẽ tiếp tục thực hiện TĐC cho 35 hộ đến xã

Thạch Ngàn, nhưng kế hoạch này đang gặp khó khăn trong q trình vận động người dân đăng ký thực hiện vì người dân khơng muốn TĐC. Như vậy, cho đến nay mới tổ chức TĐC được hai đợt với 78 hộ đến nơi ở mới, trong khi đó theo số liệu của xã Môn Sơn 3/2010 trong vùng khe Khặng đã tăng lên 168 hộ.

Các hộ Đan Lai từ thượng nguồn khe Khặng ra hai bản TĐC Tân Sơn và Cửa Rào thuộc những hộ đầu tiên tham gia thực hiện dự án (2002). Từ đó đến nay, đã qua 8 năm mà đời sống cịn gặp vơ vàn khó khăn, một số hạng mục cơng trình vẫn chưa được đầu tư, hỗ trợ đời sống tinh thần, vật chất, cơ sở sản xuất cịn bất cập như cơng trình thuỷ lợi, trâu bị cày kéo, giống cây trồng vật nuôi, cuộc sống các hộ chưa ổn định, sản xuất phát triển thiếu tính bền vững… [97, tr.1].

Hiện nay, quá trình di dân TĐC của người Đan Lai vẫn cịn gặp rất nhiều khó khăn do người dân không muốn thực hiện TĐC. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này là những khó khăn thực tế tại khu TĐC ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào đã tác động trực tiếp đến người dân sống trong vùng lõi VQG Pù Mát [11, tr.2].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm đan lai (thổ) ở vườn quốc gia pù mát (trường hợp người đan lai ở hai bản tân sơn và cửa rào, xã môn sơn, huyện con cuông (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)