CHƯƠNG 2: NGƯỜI ĐAN LAI VÀ VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT Ở NGHỆ AN
2.2.3.1. Tài nguyên thực vật
Do đặc điểm về khí hậu nên hệ thực vật ở Pù Mát rất phong phú về loài. Ở đây chủ yếu là rừng nguyên sinh với các kiểu môi trường sống khác nhau như rừng lá rộng thường xanh á nhiệt đới nguyên sinh, rừng hỗn giao lá rộng xen lẫn rừng lá kim, rừng thứ sinh…
VQG Pù Mát có đầy đủ các đại diện của 4/5 lớp quần hệ (rừng thưa, rừng kín, cây bụi và cây thảo). Trong số gần 2.500 lồi thực vật bậc cao có mặt đã biết, có gần 2.000 lồi thuộc nhóm chồi trên mặt đất chiếm tỷ lệ 74%, yếu tố chủ đạo cấu thành hệ sinh thái rừng nhiệt đới và á nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam. Trong đó có nhiều lồi gỗ q như Pơ Mu, Sa Mu, Kim Giao, Táu, Sến… VQG Pù Mát có mơi trường sống của rừng nhiệt đới, chưa bị tác động bởi những loại rừng hỗn giao. Hiện VQG còn 62% diện tích là rừng nguyên sinh và hầu như chưa bị tác động bởi con người, với những cảnh quan địa lý rất độc đáo, đa dạng và phong phú, với độ che phủ rất cao đạt 98% (năm 1993 là 94%).
Nhìn chung, thảm thực vật ở VQG Pù Mát khá phong phú, đa dạng, gồm những cây ở đồng ruộng, đồi núi trọc, đồi núi đá vôi, sa van, thảm thực vật tái sinh, rừng nguyên sinh rộng lớn và một số biến thành rừng hỗn giao có thể do địa hình phức tạp, khí hậu đa dạng đã tạo nên nét độc đáo về tài nguyên rừng của VQG.
* Các kiểu thảm thực vật: Kết hợp xem xét các yếu tố thực tiễn, thảm thực vật VQG Pù Mát được chia thành các kiểu rừng chính và phụ như Rừng kín thường
xanh hỗn giao cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới; Kiểu phụ rừng lùn đỉnh núi; Rừng kín thường xanh ưa ẩm nhiệt đới…
* Hệ thực vật: Hệ thực vật VQG Pù Mát có số lượng lồi tương đối phong
phú. Bước đầu ghi nhận được có 2.494 loài thuộc 735 chi và 202 họ của 6 ngành thực vật bậc cao như Ngành Thông đất; Ngành Dương xỉ; Ngành Ngọc lan…