Khái niệm liên quan đến các hình thức tái định cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm đan lai (thổ) ở vườn quốc gia pù mát (trường hợp người đan lai ở hai bản tân sơn và cửa rào, xã môn sơn, huyện con cuông (Trang 29 - 30)

Cho đến nay, việc di dân TĐC của các cơng trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung được thực hiện theo bốn hình thức là: Di vén, di vén xen ghép, di dân tập trung và di dân tuỳ chọn (tự di chuyển).

1. Hình thức di vén: Là quá trình di dân tại chỗ, đơi khi mang tính tự phát

của người dân. Hình thức TĐC này là trường hợp bố trí địa bàn TĐC thuận lợi về quy mơ diện tích, nguồn nước sinh hoạt, đất sản xuất… Trường hợp này ít bị thay đổi về điểm ngụ cư và khoảng cách giữa nơi ở mới và nơi ở cũ là không xa. Tuy nhiên, hình thức di dân này cịn có những hạn chế là dân cư sống phân tán, khó đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng…

2. Hình thức di vén xen ghép: Là hình thức di dân ra sinh sống chung với

người dân địa phương trong xã hay khác xã. Hình thức này tạo sự đồn kết giữa người dân di cư và người dân sở tại. Nhược điểm của phương pháp này là người dân sở tại phải chia sẻ một phần diện tích canh tác vốn đã hạn chế. Mặt khác người dân di cư đến mặc nhiên được thừa hưởng các cơng trình phúc lợi xã hội như đường giao thông, trạm y tế, trường học và các cơ sở hạ tầng khác. Trong khi đó người dân sở tại chỉ được đền bù một phần đất mà chia sẻ cho người dân TĐC. Sự chênh lệch về mức ưu đãi giữa hai nhóm người này nảy sinh mâu thuẫn giữa người cũ và người mới đến, nhất là họ không cùng dân tộc.

3. Hình thức di dân tập trung: Là hình thức đưa một số lượng di dân bị ảnh

hưởng (từ 25 - 30 hộ) đến một nơi ở mới mà hầu như chưa có cơ sở hạ tầng và chưa có người dân sở tại sinh sống, hoặc nếu có thì cũng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.

Hình thức này có ưu điểm là hồn tồn chủ động trong việc quy hoạch bố trí dân cư phù hợp với quy mô, nguyện vọng của người dân và yêu cầu xây dựng khu kinh tế mới. Nhưng hình thức này có khó khăn là phải đầu tư lớn cho công tác khảo sát ĐKTN, quỹ đất, nước… và đặc biệt là đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Một khó khăn nữa là định hướng phát triển kinh tế - xã hội hoàn toàn mới, về lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với điều kiện tại đây.

4. Hình thức di dân tuỳ chọn (tự di chuyển): Là hình thức mà các hộ phải

di chuyển được nhận toàn bộ tiền đền bù, sau đó họ phải tự lo kiếm nơi ở mới và các sinh kế cho mình. Hình thức này ít được khuyến khích với cộng đồng người dân tộc vùng sâu, vùng xa do hiệu quả đạt được thấp.

* * * * *

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm đan lai (thổ) ở vườn quốc gia pù mát (trường hợp người đan lai ở hai bản tân sơn và cửa rào, xã môn sơn, huyện con cuông (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)