NGƯỜI ĐAN LAI Ở NGHỆ AN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm đan lai (thổ) ở vườn quốc gia pù mát (trường hợp người đan lai ở hai bản tân sơn và cửa rào, xã môn sơn, huyện con cuông (Trang 32 - 33)

CHƯƠNG 2: NGƯỜI ĐAN LAI VÀ VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT Ở NGHỆ AN

2.1. NGƯỜI ĐAN LAI Ở NGHỆ AN

Trong bảng Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam4, người Đan Lai (Đan Lai - Ly Hà) là một nhóm địa phương thuộc dân tộc Thổ (gồm nhiều nhóm địa phương như Kẹo, Mọn, Cuối, Đan Lai, Ly Hà, Tày Poọng, Xá lá vàng) với số dân là 68.394 sinh sống rải rác trên địa bàn các huyện miền Tây của tỉnh Nghệ An và Thanh Hố.

Trước cách mạng tháng Tám, ngồi nước ta người Đan Lai - Ly Hà cịn có mặt ở Lào, cư trú ở các vùng thuộc tỉnh Khăm Muộn như Khăm Cượt, Kăm Pay… và thường xuyên có quan hệ họ hàng, đi lại với đồng tộc của họ ở nước ta.

Ở nước ta, huyện Con Cuông là địa bàn sinh sống duy nhất của người Đan Lai - Ly Hà. Năm 1978, tổng số người Đan Lai - Ly Hà là 1.146 người, phân bố ở các bản như sau:

Bảng 2.1: Sự phân bố người Đan Lai - Ly Hà ở Con Cuông (năm 1978) Bản Số hộ Nam Nữ Số dân Mơn Sơn Cị Phạt Cò Nghịu Tân Thành 22 24 05 93 102 11 99 114 17 192 216 28 Châu Khê Châu Sơn

Bu Nà 38 31 156 132 168 135 324 267 Lục Dạ Khe Mọi 07 21 24 45

Yên Khê Trung Chính 14 38 36 74

Tổng 132 553 593 1.146

Nguồn: [41, tr.11]

Qua con số thống kê trên, so với những năm trước, ta thấy dân số Đan Lai - Ly Hà tăng khá nhanh. Tài liệu dân số năm 1960 của Trung ương về dân số Đan Lai - Ly Hà là 779 người thì nhịp độ tăng hàng năm vào khoảng xấp xỉ 2,8%. Thực tế này trái ngược hẳn với xu thế thăng trầm và diệt vong về dân số của nhóm người này trong thời kỳ trước cách mạng [41, tr.11].

Đến năm 1989, theo số liệu thống kê tại huyện Con Cng có 1.386 người Đan Lai. Như vậy, so với thời kỳ trước những năm 1978, tỉ lệ phát triển dân số của người Đan Lai hàng năm là tương đối thấp, cộng với tập quán hôn nhân cận huyết thống càng làm cho người Đan Lai có xu hướng kém phát triển về mặt thể chất, trí tuệ và cả tuổi thọ. Năm 2008, tổng số người Đan Lai có 3.054 người chiếm hơn 4,25% dân số tồn huyện Con Cng, phân bố trên địa bàn 6 xã: Châu Khê, Môn Sơn, Lục Dạ, Lạng Khê, Yên Khê và Thạch Ngàn. Trong đó, đơng nhất là Châu Khê có 1.338 người, chiếm 43,8% và Mơn Sơn có 1.057 người chiếm, 34,6% tổng số người Đan Lai toàn huyện [97, tr.4].

Hiện nay, trên địa bàn huyện Con Cuông người Đan Lai sống tập trung ở đầu nguồn khe Khặng (Mơn Sơn), khe Nóng (Châu Khê), khe Mọi (Lục Dạ), có tập quán làm ăn, sinh sống chủ yếu dựa vào các hoạt động như nương rẫy, săn bắt và hái lượm. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm giúp đỡ đồng bào Đan Lai, đưa họ đến định cư ở những vùng đất mới với mong muốn tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, từng bước thốt khỏi đói nghèo, lạc hậu.

Theo số liệu thống kê của UBND xã Môn Sơn (tháng 3/2010) tổng số người Đan Lai sinh sống trên địa bàn năm thơn, bản (Trường Sơn, Tân Sơn, Cửa Rào, Cị Phạt, khe Búng) là 217 hộ với 1.075 khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm đan lai (thổ) ở vườn quốc gia pù mát (trường hợp người đan lai ở hai bản tân sơn và cửa rào, xã môn sơn, huyện con cuông (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)