TỪ RỪNG TỰ NHIÊN ĐẾN VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT 1 Quá trình hình thành Vườn quốc gia Pù Mát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm đan lai (thổ) ở vườn quốc gia pù mát (trường hợp người đan lai ở hai bản tân sơn và cửa rào, xã môn sơn, huyện con cuông (Trang 44 - 46)

CHƯƠNG 2: NGƯỜI ĐAN LAI VÀ VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT Ở NGHỆ AN

2.2. TỪ RỪNG TỰ NHIÊN ĐẾN VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT 1 Quá trình hình thành Vườn quốc gia Pù Mát

2.2.1. Quá trình hình thành Vườn quốc gia Pù Mát

Rừng Pù Mát nằm trên sườn Đông của dải Trường Sơn, về phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An. Phân bố trên địa bàn của các huyện như Con Cuông, Anh Sơn và Tương Dương, đường ranh giới phía Nam của rừng Pù Mát chạy dọc theo đường biên giới Việt - Lào. Theo tiếng Thái, Pù có nghĩa là đỉnh núi, Pù Mát là đỉnh núi cao nhất trong khu vực (1.841m) và được lấy làm tên cho VQG. Nơi đây là địa bàn sinh sống từ lâu của nhiều cộng đồng dân cư, trong đó chủ yếu là ba dân tộc Thái, Khơ mú và Kinh. Ngoài ra, cịn có một số ít dân tộc khác như Hmông, Thổ (Đan Lai, Tày Poọng), Ơ Đu, Tày…

Với một khung cảnh thiên nhiên hoang sơ như chưa hề có bàn tay của con người chạm đến. Rừng nguyên sinh nơi thượng nguồn khe Thơi, khe Bu, khe

Choăng, khe Khặng, Cao Vều... thác khe Kèm, suối nước Mọc, sông Giăng, rừng săng lẻ và những nét văn hoá đặc trưng của cộng đồng các dân tộc Thái, Hmông, Khơ mú, Đan Lai đã trở thành những món quà của thiên nhiên và con người ban tặng cho VQG Pù Mát.

Theo Quyết định 194/CT ngày 09/08/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, về việc thành lập hai khu rừng đặc dụng độc lập ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An là KBTTN Anh Sơn, huyện Anh Sơn với diện tích 1.500ha và KBTTN Thanh Thủy, huyện Thanh Chương với diện tích 7.000ha. Hai KBT trên sau này được kết hợp làm một để thành lập KBTTN Pù Mát tại các huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương.

Năm 1993, Viện Điều tra Quy hoạch Rừng đã xây dựng dự án đầu tư KBTTN Pù Mát. Bản kế hoạch đầu tư này đã được Bộ Lâm nghiệp thẩm định theo văn bản số 343/LN-KH ngày 20/02/1995 và được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt theo Quyết định số 3355/QĐ-UB ngày 28/12/1995.

Đến ngày 21/11/1996, theo Quyết định số 876/QĐ-TTg của Thủ tuớng Chính phủ về việc phê duyệt dự án Lâm nghiệp xã hội và BTTN (SFNC) khu Pù Mát, tỉnh Nghệ An, do châu Âu (EU) tài trợ.

Ngày 21/5/1997, Quyết định số 2150/QĐ-UB của UBND tỉnh Nghệ An về việc thành lập KBTTN Pù Mát và thuộc sự quản lý của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An.

Kế hoạch đầu tư mới cho Pù Mát được Viện Điều tra Quy hoạch Rừng xây dựng năm 2000, đề xuất chuyển hạng mục quản lý rừng đặc dụng từ KBTTN thành VQG. Bản kế hoạch đầu tư được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt ngày 20/06/2000 theo Quyết định số 2113/QĐ-UB và được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn phê duyệt ngày 26/06/2000 theo Công văn số 2495/QĐ/BNN- KH. Ngày 8/11/2001, Quyết định số 174/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng KBTTN Pù Mát, tỉnh Nghệ An thành VQG. Theo Quyết

định này, tổng diện tích VQG là 91.113ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 89.517ha, phân khu phục hồi sinh thái là 1.569ha. Pù Mát hiện thuộc sự quản lý tài chính của UBND tỉnh Nghệ An, trong khi kế hoạch quản lý được giao cho Chi cục Kiểm lâm.

VQG Pù Mát là một trung tâm của Khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An, được Tổ chức Khoa học, Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận từ tháng 9/2007. Khu dự trữ sinh quyển này có diện tích 1.303.285ha thuộc địa bàn của 9 huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Thanh Chương, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tân Kỳ và Anh Sơn.

VQG Pù Mát là rừng tự nhiên lớn nhất và tiêu biểu cho Bắc Trường Sơn nói riêng và Việt Nam nói chung, là nơi có thành phần thực vật phong phú, đa dạng vào loại bậc nhất Việt Nam. Nơi đây đang lưu giữ được nhiều nguồn gen quý về động và thực vật.

Pù Mát có tên trong danh mục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010 được xây dựng bởi Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nơng thơn với diện tích 91.113ha, danh mục này hiện vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm đan lai (thổ) ở vườn quốc gia pù mát (trường hợp người đan lai ở hai bản tân sơn và cửa rào, xã môn sơn, huyện con cuông (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)