CHƯƠNG 2: NGƯỜI ĐAN LAI VÀ VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT Ở NGHỆ AN
2.1.1. Một số vấn đề về lịch sử tộc ngườ
Cho đến hiện nay, vấn đề nguồn gốc lịch sử người Đan Lai vẫn còn là một đề tài gây nhiều tranh luận và chưa có sự thống nhất trong các nhà nghiên cứu khi bàn đến vấn đề này.
Trong cơng trình nghiên cứu “Người Mường ở Cửa Rào” được hoàn thành vào năm 1934 của Albert Louppe. Các học giả như Vương Hoàng Tuyên trong
“Các dân tộc nguồn gốc Nam Á ở miền Bắc Việt Nam”, 1963, (tr.63); Mạc
Đường trong “Các dân tộc miền núi Bắc Trung Bộ”, 1964, (tr.20) có nhắc đến
người Đan Lai - Ly Hà và “Tày Poọng”; Ban miền Tây khu IV và trong cuốn: “Các dân tộc thiểu số ở Viêt Nam”, 1959 (tr.245) của Lã Văn Lô và cộng sự đều
Trong bài viết “Vài nét về ba nhóm Đan Lai, Ly Hà, “Tày Poọng”” của Đặng Nghiêm Vạn và một số nhà nghiên cứu khác như Bùi Minh Đạo, Ninh Viết Giao, Trần Vương, Trần Bình… hầu như đều có quan điểm cho rằng người Đan Lai (Đan Lai - Ly Hà) có nguồn gốc từ vùng đồng bằng di cư lên chứ không phải là cư dân tại chỗ.
Trong q trình điền dã, chúng tơi phỏng vấn nhiều già làng, trưởng bản về nguồn gốc người Đan Lai và tiếp cận được những tài liệu ghi chép về nhóm người này là “Nghệ An kí”, “Thanh chương huyện chí” của Bùi Dương Lịch5
và
“Thanh Chương huyện chí” của Nguyễn Điển6 .
Trong: “Thanh Chương huyện chí” của Bùi Dương Lịch, trang 41 có đoạn chép: “Trong huyện có các bản Đan Lai, Lý Hà tụ lạc, thanh sắc nặng mùi. Về vóc dáng, không khác mấy so với mọi người dân ta. Chỉ có tiếng nói ngắn, nặng. Họ ở khơng yên một nơi. Mỗi cụm khoảng hơn mười người, quây tổ trú ngụ. Thường trèo lên núi cao thu hái Vũ dư hương7
và đốn gỗ kết bè đưa về xuôi bán hoặc đổi gạo, muối rồi về ngay, không ở lại lâu. Bởi họ, ở nơi bình địa chân lảo đảo như muốn ngã. Do bẩm thụ nhiều khí sơn lâm, nhiều người thọ trên 100 tuổi.
5
Hoàng giáp Bùi Dương Lịch (1757-1828), làm Đốc học Nghệ An (1806-1812). Hai cuốn sách này được viết cùng thời, vào khoảng những năm thứ 10 hoặc 20 của thế kỷ XIX. Dẫn theo Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
6
Cho đến nay chưa rõ lai lịch quê quán của Tri huyện Nguyễn Điển.
7
Theo sách “Bản thảo”: Thời vua Vũ Trị thuỷ (Hạ Vũ, thời cổ đại Trung Quốc, tương ứng với thời các vua
Hùng) gặp lúc lương thực khan hiếm, đã dùng loại hạt này thay thế, nhân đó có tên. Loại sản vật đặc biệt này có nhiều ở vùng rừng núi thượng du Thanh Chương. Thuyền khách phương bắc tới đặt tiền trước mua, đầy thuyền đưa về bắc, cùng Quế Quỳ, Kỳ Hương (trầm) là những sản vật người phương Bắc ưa chuộng (từ lâu, loại cây này đã khơng cịn trên đất Thanh Chương) (Sdd, tr.44).
Người ở đây chỉ biết đến năm mà không chú ý tới tháng - Họ là dân chỉ ở tổ, không lo việc làm nhà”.
Bùi Văn Chất (người dịch “Thanh Chương huyện chí” của Bùi Dương
Lịch) cho rằng Đan Lai - Ly Hà tụ lại ven sông Đan Lai và các cụ cao tuổi cho biết, người Đan Lai từ lâu đã theo sườn núi lên đầu nguồn sông Giăng cư ngụ tại bản Đan Lai, Con Cuông.
Cho đến nay, theo hiểu biết của chúng tơi thì Bùi Dương Lịch là người đầu tiên có những miêu tả về người Đan Lai - Ly Hà ở Thanh Chương. Như vậy, có thể khẳng định chắc chắn xưa kia người Đan Lai - Ly Hà từng sinh sống trên địa bàn huyện Thanh Chương.
Hơn nữa, các địa danh như Thanh La, Hoa Quân, sông Trai, sông Đan Lai… trong các truyền thuyết kể về nguồn gốc người Đan Lai đã được nhắc đến rải rác trong sách của Bùi Dương Lịch và Nguyễn Điển tiêu biểu như trong:
“Thanh Chương huyện chí”, của Bùi Dương Lịch, trang 38 chép: “Sông Trai - Đan Lai giang: Phát nguyên từ xứ núi cao, rừng rậm một thác nước từ trên ghềnh chảy xuống rõ ràng một dải, tục gọi là khe Lau Trắng. Đến sông Đan Lai dịng đã lớn hơn, qua Chi Qn (Hồ Qn) Thanh La,… Sông nhiều cá chày cá mát. Dân ở đây, vào mùa hạ, mang cơm lên tận đầu nguồn, dùng lá chè đập dập cho xuống khe, cá mệt lử, một mẻ đánh hết. Kèm lá rau rừng, giã làm gỏi ăn, mát bổ, không chán.”
Từ thế kỷ XIV trở lại, vùng đất Nghệ An thường xuyên xảy ra những biến động xã hội do quan trường phong kiến và nạn giặc giã cướp bóc hồnh hành. Từ đó dẫn tới kết quả, nhiều nhóm người Việt ở vùng đồng bằng chạy lên vùng miền núi như Họ, Kẹo, Mọn… trong số đó có người Đan Lai. Hơn nữa, người Đan Lai ở vùng khe Khặng hiện nay vẫn còn lưu giữ nhiều đặc điểm giống như trong miêu tả về người Đan Lai - Ly Hà ở Thanh Chương của Bùi Dương Lịch.
Các xã Thanh La, Hịa Qn đều nằm ven bờ sơng Đan Lai (sông Trai) và sông Giăng8. Hai con sông này đều là nhánh đổ vào sông Lam. Các địa danh này được những người buộc phải rời bỏ quê hương lấy để đặt tên cho mình nhằm ghi nhớ về quê hương, nguồn cội. Tên nhóm người Đan Lai có thể được lấy từ tên con sơng nơi cộng đồng cư trú trước khi di cư là sông Đan Lai. Hiện nay, hầu hết người Đan Lai đều mang họ La, phải chăng những tên họ đó có nguồn gốc từ vùng đất cư trú khi xưa là Thanh La. Hiện tượng lấy địa danh cư trú cũ làm tộc danh vốn là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều dân tộc. Vấn đề này đã được đề cập và trình bày thành lý luận trong bài viết “Bàn về tên gọi các dân tộc ở miền Bắc
nước ta” của Đặng Nghiêm Vạn [104, tr.98-135].
Trên dịng sơng Đan Lai có món cá mát rất ngon, được người dân địa phương ưa thích. Đây là món cá nổi tiếng ở vùng thượng nguồn sơng Giăng hiện nay và gắn bó mật thiết trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng người Đan Lai vùng khe Khặng. Cá mát không chỉ là nguồn thực phẩm quan trọng mà cịn là lễ vật khơng thể thiếu trong các dịp cưới xin, ma chay và các nghi lễ khác9
.
Qua các nguồn tài liệu và điền dã chúng tôi đồng ý với các học giả đi trước khi nhận định người Đan Lai hiện nay ở Con Cng do ách áp bức, bóc lột nặng nề hoặc do các biến động lịch sử, xã hội đã phải bỏ quê hương di cư từ vùng trung du miền núi Thanh Chương lên.
Như vậy, nếu người Đan Lai có gốc ở Thanh Chương thì họ đã bỏ quê hương để di cư từ bao giờ? Đó có lẽ là điểm khó xác định nhất trong việc tìm hiểu về nguồn gốc lịch sử người Đan Lai. Theo truyền thuyết của người Đan Lai và tác giả Mạc Đường là thời Minh thuộc, tức đầu thế kỷ XV [Sdd, tr.33]. Vương Hồng Tun thì khẳng định thời điểm di cư ít ra phải trên 400 năm [Sdd, tr.37].
8
Sông Giăng bắt nguồn từ biên giới Việt - Lào chảy qua địa phận các huyện Con Cuông và Thanh Chương.
9
Trong đồ lễ cưới của nhà trai phải có 300 con; Cúng vía 25 con; Cúng ma 20 con cá mát nướng… mới đúng phong tục của người Đan Lai.
Bùi Minh Đạo lại cho rằng, muộn lắm thì đến đầu thế kỷ XV quá trình bỏ đồng bằng chạy lên miền rừng núi của người Đan Lai - Ly Hà đã phải xảy ra, quá trình đó cịn có thể diễn ra sớm hơn như thế nữa [Sdd, tr.20]. Trần Bình lại cho rằng, thời điểm cộng đồng Đan Lai bắt đầu có cuộc chuyển cư đầu tiên rời quê hương cổ, cách ngày nay khoảng 5 - 6 đời, tức vào khoảng cuối thế kỷ XVII, hoặc đầu XVIII [Sdd, tr.4].
Sinh thời Bùi Dương Lịch biên soạn khá nhiều sách về Nghệ An như
“Nghệ An phong thổ ký”, “Nghệ An chí”, “Nghệ An ký”, “Thanh Chương huyện chí”… Ngay từ thời làm tham chính ở Sơn Nam10, Bùi Dương Lịch đã tới Hoan Châu11 và có ý định sưu tập tư liệu, lập địa chí các huyện nhưng cơng việc chưa hồn thành. Phải tới khoảng 20 năm sau, khi làm Đốc học12
Nghệ An ơng mới có điều kiện sưu tầm và tổ chức biên soạn huyện chí Thanh Chương [66, tr.7].
Như vậy, quá trình tập hợp tư liệu của Bùi Dương Lịch có thể được bắt đầu từ khoảng cuối thế kỷ XVIII và các cuốn sách được viết vào những năm đầu thế kỷ XIX (1806 - 1812, lúc làm Đốc học Nghệ An). Trong các cuốn sách ông biên soạn hồi bấy giờ thì cuốn: “Thanh Chương huyện chí” có đoạn miêu tả về người Đan Lai - Ly Hà sinh sống ở vùng miền núi huyện Thanh Chương. Căn cứ vào khoảng thời gian tập hợp tư liệu để biên soạn cuốn sách và bộ phận cư dân được Bùi Dương Lịch miêu tả là tổ tiên của người Đan Lai hiện nay đang sinh sống ở huyện Con Cng thì q trình họ rời bỏ quê hương Thanh Chương diễn ra chưa lâu. Có thể vào khoảng nữa cuối thế kỷ XVIII, hoặc đầu XIX.
Đây là khoảng thời gian vùng miền Tây Nghệ An xảy ra nhiều biến động lịch sử, xã hội làm xáo trộn thành phần dân cư trong vùng. Qua gia phả của nhiều dòng họ người Thổ ở Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Con Cuông ghi chép khá rõ
10
Một địa danh cũ có từ thời Hậu Lê. Xứ Sơn Nam gồm phần đất của các tỉnh phía nam đồng bằng Bắc bộ như Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
về phạm vi hoạt động và ảnh hưởng trực tiếp của nghĩa quân Lê Duy Mật đối với sự phân bố dân cư trong vùng. Cuộc khởi nghĩa Lê Duy Mật kéo dài trên 32 năm (1738-1770) đã hoạt động khắp vùng miền Tây Nghệ An.
Qua nguồn tài liệu của sử gia triều Nguyễn cho biết: “Năm 1819 dân Nghệ
An phiêu tán mất 20.000 người. Chỉ trong hai năm (1817 - 1819) vì dân “tránh chỗ nặng đến chỗ nhẹ” (thuế khoá - N.Đ.L). Sách “Đại Nam thực lục chính biên” chép “Năm 1820, các huyện Đông Thành, Quỳnh Lưu, Thanh Chương (thuộc Nghệ An) phiêu tán mất 7 thôn, 191 người, bỏ hoang 140 mẫu ruộng. Cả hạt phiêu tán mất 63 xã thôn”. Năm 1834 “Nghệ An mất 22 xã thôn” [68, tr.38].
Như vậy, qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu chúng tôi mạnh dạn đưa ra một vài nhận định ban đầu để góp phần làm rõ nguồn gốc lịch sử người Đan Lai.
Người Đan Lai hiện nay có nhiều điểm tương đồng về ngơn ngữ, văn hóa với các nhóm địa phương khác trong dân tộc Thổ… Đặc biệt là vốn từ của các nhóm: Cuối ở Tân Kì, Nghĩa Đàn có ngơn ngữ chung với Đan Lai khoảng 71%; nhóm Họ ở Tân Kì và nhóm Thổ Như Xuân (Thanh Hóa) có lượng từ chung với người Đan Lai 68%; nhóm Kẹo ở Nghĩa Đàn có lượng từ chung với Đan Lai khoảng 64%; nhóm Mọn ở Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp chung từ với Đan Lai 59%.
Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu như Phạm Đức Dương, Nguyễn Văn Lợi thì người Đan Lai cịn cư trú ở tỉnh Kăm Muộn và Bơli Khămxay của nước CHDCND Lào. Trong q trình sinh sống, người Đan Lai đã thiên di đến vùng biên giới của nước Lào. Những nghiên cứu cho thấy người Đan Lai và người ở Kăm Muộn, Bơli Khămxay cũng có một số điểm tương đồng nhau về kinh tế và văn hóa, đặc biệt là ngơn ngữ có đến hơn 60% vốn từ chung [4, tr.10].
Khi cần thể hiện danh tính của tộc người có lúc họ gọi là Đan Lai, cũng có lúc là Đan Lai - Ly Hà. Hai nhóm Đan Lai và Ly Hà do hoàn cảnh lịch sử tác động nên cùng sống chung trên một địa bàn với nhau. Trong quá trình sinh sống, người Ly Hà đã bị ảnh hưởng phong tục tập quán, lối sống, lối sinh hoạt của
người Đan Lai, dần dần người Ly Hà đã bị Đan Lai hóa. Do vậy, người Ly Hà gốc ngày một ít đi, và đến mức khó có thể phân biệt được ai là người Đan Lai, ai là người Ly Hà. Đến nay, người Ly Hà cũng chấp nhận tên gọi Đan Lai hay Đan Lai - Ly Hà. Do vậy, trong các văn bản hành chính hay trong cách xưng hơ hàng ngày người ta thường dùng tên gọi Đan Lai hay Đan Lai - Ly Hà. Tuy nhiên, đến nay tên gọi Đan Lai được dùng phổ biến.