Mối quan hệ giữa Chủ điện Mẫu với đệ tử và với chính quyền địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các điện thờ mẫu tư nhân trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 55 - 62)

7. Bố cục của luận văn

2.2. Mối quan hệ giữa Chủ điện Mẫu với đệ tử và với chính quyền địa

phƣơng

- Mối quan hệ giữa Chủ điện Mẫu với nhau

Các Chủ điện Mẫu trong địa bàn huyện Bình Xun cùng có chung tín ngưỡng thờ Mẫu với nhau, cùng được “ăn lộc thánh”. Các Chủ điện ở huyện Bình Xun có mối liên hệ với nhau, có thể giúp đỡ nhau khi cần thiết. Một số Chủ điện thậm chí có mối liên hệ mật thiết như cơ đồng Dương Thị Vân (xã Tân Phong) thường xuyên thực hiện các khóa lễ cùng cơ Dương Thị Nguyệt (xã Bá Hiến), thầy Dương Văn Lợi (xã Bá Hiến) cũng thường xuyên cùng cô Nguyệt tổ chức các đợt cầu an, giải hạn cùng nhau.

- Mối quan hệ giữa Chủ điện Mẫu với đệ tử

Giữa các con nhang đệ tử trong bản hội với nhau được coi là “đồng anh lính chị”, là con cái nhà Mẫu, nên chuẩn mực quy định mối quan hệ giữa họ với nhau là “người đi trước rước kẻ đi sau”, nghĩa là người vào bản hội trước là anh là chị phải giúp đỡ người vào sau bản hội là em là út. Song mối quan hệ giữa các con nhang đệ tử cũng có “tính đẳng cấp”, và được “quy định” bởi những quy tắc bất thành văn của giới đồng bóng. Chẳng hạn, ở cùng một bản hội, do cùng một đồng Thầy trình đồng mở phủ cho nhưng nếu được “sinh ra” trước (tức được mở phủ trình đồng trước) thì người đó sẽ là anh là chị, cịn nếu được “sinh ra” sau thì sẽ là em là út. Các thanh đồng nói với tơi, thậm chí người được đẻ đồng sau nhiều tuổi hơn người được đẻ đồng trước vẫn phải gọi người được đẻ đồng trước là đồng anh đồng chị bởi vì nếu so về tuổi đồng thì người ta nhiều hơn. Sự phân biệt giữa đồng anh lính chị, giữa các thanh đồng và các thành viên khác trong bản hội còn được thể hiện khi phát lộc trong các vấn hầu. Dường như đã trở thành một quy tắc của giới đồng bóng mà những người được phân vai “bán hàng”16 phải là người nắm vững, khi phát lộc anh phải phát cho những người có đồng (tức các thanh đồng) trước khi phát cho những người khơng có đồng trong bản hội (các vãi, các tín chủ,

các bán tử…) như một cách để tôn trọng những người hầu Cha hầu Mẹ. Riêng đối với các thanh đồng, ai tuổi đồng nhiều hơn sẽ được phát trước, tức đồng cựu sẽ được phát trước tân đồng. [20; tr.57-58]

Tổ chức của các điện thờ tư nhân rất đa dạng, mang tính chất bình dân, pha tạp. Mỗi điện thờ có nhóm tín đồ riêng biệt do chủ điện (thủ nhang) đứng đầu, đằng sau họ là những con nhang. Con nhang là những người thường xuyên tới đó với một bổn phận nhất định. Họ đến một cách tự nguyện do nhu cầu nào đó và khi nhu cầu đó được đáp ứng thì họ đã tự giác trở thành con nhang. Quan hệ giữa người thủ nhang với các con nhang cũng như giữa các thành viên với nhau khơng đặt trên một quy định cụ thể. Khơng có tiêu chuẩn cụ thể cho việc gia nhập vào đội ngũ các con nhang cũng như khơng có điều lệ cho các thành viên.

Các con nhang đệ tử tìm đến cửa thánh từ nhiều lý do khác nhau, về cơ bản có những trường hợp chính sau đây:

Trước hết, những thanh đồng thường được biết đến với tư cách là các “đồng cơ bóng cậu” - mà gần đây theo tiết lộ của một số nam thanh đồng (đồng cơ) thì họ trở thành đệ tử Mẫu chính là để giải tỏa sự lệch chuẩn trong tâm sinh lý “xác nam nhưng bóng nữ”.

Một bộ phận nữa là những người làm ăn, kinh doanh (gần đây cịn có cả những người làm công tác lãnh đạo), do những trục trặc trong công việc hoặc làm ăn mà tìm đến cửa Mẫu để trình đồng mở phủ với hi vọng nhờ đó cơng việc sẽ sn sẻ, gia đình, con cái êm ấm. Thường những người này trước đây làm ăn phát đạt, bỗng dưng lụn bại, thất thoát hoặc bị lừa gạt đến cùng kiệt. Ngồi ra cịn những người bất hạnh trong tình duyên cũng tìm đến cửa thánh để giải căn giải số. Một số người do căn quả phải nối nghiệp gia đình cũng ra trình đồng mở phủ để trở thành các đồng thầy.

Như vậy, đại bộ phận con nhang đệ tử đến với cửa Mẫu là vì mục đích mưu sinh, vì mưu cầu một cuộc sống hạnh phúc trên trần gian.

Trong những năm gần đây, trong giới đồng bóng cịn xuất hiện thêm những hiện tượng có căn quả đặc biệt, bị cơ đầy bệnh tật tới mức khơng thể khơng ra trình đồng. Sau khi trình đồng mở phủ họ trở thành các thầy đồng chuyên xem bói, chữa bệnh âm, có trường hợp tham gia đi tìm mộ. Những trường hợp này đa số là nữ giới, chúng tôi tạm gọi họ là những thanh đồng đặc biệt. Trong đó có nhiều trường hợp là thuộc giới trí thức, là sinh viên mới tốt nghiệp đại học, là cô giáo đang dạy học. Nhiều trường hợp cho rằng đã giao tiếp được với thần linh (nghe được tiếng nói, nhìn được hình ảnh) và họ hành đạo theo hướng dẫn của thần linh.

Đặc điểm của lớp thanh đồng mới là làm việc theo chỉ dẫn của người âm, cứu người khơng địi hỏi thù lao, điện thần tự lập tại gia đơn giản chỉ gồm các bát hương, không được đặt tượng nếu thánh chưa cho phép. Họ thực hiện nghi lễ lên đồng khá tự nhiên, nhuần nhuyễn. Các vấn hầu do đối tượng này thực hiện thường lễ vật đơn giản, khơng khí vui vẻ ấm cúng, diễn xướng tự nhiên, không phân biệt đối tượng khi phát lộc.

Bản thân các đồng thầy cũng tạo nên một mạng lưới quan hệ cả trong cuộc sống và công việc. Theo cô đồng Dương Thị Nguyệt (xã Bá Hiến) việc thường xuyên gặp gỡ nhau tại mỗi cuộc lễ lên đồng, hầu bóng nơi bản điện của đồng thầy và tổ chức đi lễ nơi xa đã tăng tình thân thiết. “Mỗi lần như vậy

các đồng được chia sẻ với nhau, thăm hỏi tình hình cuộc sống của nhau. Không thiếu những trường hợp nhờ những mối quan hệ kiểu này mà nghề nghiệp, việc làm ăn của họ trở nên thuận chèo mát mái hơn”, cô Nguyệt kể.

Một số đồng thơng qua bản hội mà có thêm cơ hội để thêm nghề mới. Chẳng hạn, đồng H. sau khi trình đồng đã quen biết cung văn G. và theo anh học hát văn rồi có thêm nghề mới. Một cung văn ở Thanh Lãng cho biết thu nhập từ hát hầu đồng của anh chiếm tới 40% tổng thu nhập gia đình.

Trên địa bàn huyện Bình Xuyên, thường xuất hiện trường hợp là, các con nhang đệ tử ban đầu có thể đi theo, giúp việc cho các Chủ điện. Đối với

các chủ điện khơng có căn đồng, những con nhang đệ tử có thể chính là những người thực hiện các nghi lễ trong buổi hầu đồng. Sau này, các con nhang đệ tử có thể tách ra lập điện riêng, và họ vẫn giữa mối liên hệ với những Chủ điện mà họ từng đi theo giúp việc.

Cô đồng Dương Thị Hương (thị trấn Hương Canh) kể: “Cô đồng Vân ở

Tân Phong là một trong những cơ đồng lớn tuổi nhất ở đất Bình Xun này. Ngày xưa, hồi mới biết có căn, cơ hay đi theo giúp việc cho cô đồng Vân. Thường là phụ các việc vặt như tham gia sắp xếp lễ lạt trong các buổi cúng, thậm chí tham dự, giúp việc trong các buổi cơ Vân hầu đồng. Sau này, khi cô mở điện riêng, có khách nào có nhu cầu làm lễ hay cần dựng một lễ hầu đồng, cô lại nhờ cô Vân giúp đỡ. Cô Vân làm lâu rồi, nên quen biết rộng lắm. Các cô, cậu ở đất này không ai là không biết cô Vân”.

- Mối quan hệ giữa Chủ điện Mẫu với chính quyền địa phương

Trường hợp nghiên cứu ở huyện Bình Xun, trước đây, khi vấn đề tơn giáo - tín ngưỡng cịn phức tạp, chính quyền địa phương đã có những hành động để ngăn cản, cản trở hoạt động của các điện thờ Mẫu tư nhân. Chúng tơi có đặt câu hỏi với ông Dương Duy Lưới (70 tuổi ) - cựu Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Bá Hiến, ông cho biết: “Những năm 2004 - 2005, trên địa bàn xã

có xuất hiện điện thờ Mẫu nhà cơ Dương Thị Nguyệt. Khi ấy, việc mở điện, mở phủ là cái gì đó nó ghê gớm lắm, là đi ngược với chính sách của Nhà nước. Nên chúng tơi có triệu tập cơ Nguyệt lên để nói chuyện. u cầu cơ dỡ bỏ gian thờ, khơng được hoạt động mê tín dị đoan trên địa bàn xã. Gọi cô mấy lần lên nhưng vẫn hoạt động, từ cơng khai rồi lén lút. Nếu chính quyền can thiệp sâu q thì cơ đi lễ ở bên ngoài. Nhưng từ những năm 2008. Từ khi vấn đề tơn giáo, tín ngưỡng thống hơn, thì chính quyền địa phương bắt đầu khơng cấm đốn nữa. Các điện thờ Mẫu xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy chúng tôi không cấm, cũng không quản lý nhưng chúng tơi vẫn nắm được là ở xã có mấy điện, người đến có đơng khơng”. Khi được hỏi về thu nhập của các

gia đình mở điện thờ Mẫu, thì ơng cho biết: “để nói về con số cụ thể thì tơi khơng biết nhưng chắc nhiều lắm, chúng tôi không quản lý, hay cũng không thu bất kỳ khoản chi phí nào. Tuy nhiên, các chủ điện này thỉnh thoảng vẫn tham gia đóng góp vào các quỹ khuyến học hay góp tiền bạc xây dựng các cơng trình phúc lợi trên địa bàn”.

Theo ông Dương Quý Bôn - cán bộ phụ trách Văn hóa xã Bá Hiến:

“Hằng năm, các Chủ điện thờ Mẫu ở trên địa bàn xã cũng đóng góp để sửa chữa, sắm các trang thiết bị cho trường học, hỗ trợ kinh phí cho Đồn Thanh niên, Hội người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh…, cấp kinh phí cho việc làm mới hoặc tu sửa đường xá..”.

Hiện nay, chính quyền địa phương các xã, thị trấn huyện Bình Xuyên vẫn chưa can thiệp/quản lý được hoạt động của các điện thờ Mẫu tư nhân trên địa bàn. Nguyên nhân về việc chính quyền khơng trực tiếp quản lý có rất nhiều lý do. Theo ơng Trần Quang Tính - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tam Hợp: “Cho đến nay, mối quan hệ giữa chính quyền xã và các điện thờ Mẫu tư

nhân vẫn hết sức nhạy cảm, vì có q nhiều vấn đề phức tạp. Vì các điện thờ Mẫu tư nhân là do các gia đình tự xây dựng và tự hoạt động. Nên chính quyền can thiệp vào rất khó, vì chính quyền khơng bỏ tiền xây dựng hay tổ chức hoạt động. Về mặt quản lý nhà nước, chúng tơi chỉ có thể quản lý các hoạt động trái quy định của pháp luật hoặc ảnh hưởng đến chính trị, cịn hoạt động tâm linh và tài chính chúng tơi khơng can thiệp được”.

Tuy nhiên, do được tự do tín ngưỡng và khơng chịu sự quản lý, chi phối của chính quyền địa phương nên đã xảy ra nhiều tiêu cực trong hoạt động của các điện thờ Mẫu tại gia này. Các con nhang, đệ tử khi được các thầy phán có căn, phải trình đồng, mở phủ thì tin theo, bỏ bê cơng việc đang làm, thậm chí khơng quan tâm, chăm sóc người thân nữa mà chạy theo các hoạt động thờ cúng, “nay thần này, mai thánh khác”. Thậm chí, có những

cơ/thầy đồng chấp nhận rời xa gia đình để đến giúp việc cho các Chủ điện lớn hơn để học hỏi kinh nghiệm.

Do hình thức chỉ là tư nhân, quy mơ nhỏ lẻ, tự phát nên một số điện thờ Mẫu tư nhân ở địa phương không được đầu tư, hệ thống ban thờ còn sơ sài. Một số người tự bỏ vốn để xây dựng các nơi thờ tự để thu hút đầu tư của các con nhang, đệ tử - những người vốn có niềm tin vào thần thánh, sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền để cầu sự “may mắn, sức khỏe và tiền tài”.

Có những buổi lễ mà người đứng thanh đồng tiêu tốn hàng trăm triệu đồng để dâng lễ lên các vị thần linh và phát lộc phát tài cho chúng sinh, càng những gia đình khá giả lễ càng lớn vì họ cho rằng tài lộc mà họ có được trên trần gian là do các vị thần linh ưu ái mang tới, vì thế, hàng năm phải mang dâng cúng thần linh và chia sớt cho bách tính. Nếu bỏ qua những khoản tiêu tốn vào vàng mã thì đây cũng là một ý nghĩa tốt trong nghi lễ này. Có những buổi lễ mà người đứng hầu dù rất nghèo túng cũng phải cố vay mượn tiền để thực hiện vì “như lời thầy phán, khơng hầu sẽ bị quở phạt, sẽ luôn gặp tai hoạ trong cuộc đời”. Không ai kiểm chứng được hư thực thế nào sau những phán truyền ấy, nhưng những người nghèo với ước muốn cháy bỏng được thoát khỏi cuộc sống khó khăn cũng gắng sức thực hiện nghi lễ.

Tiểu kết chƣơng 2

Các điện thờ Mẫu tư nhân được định hình trên cơ sở tín ngưỡng thờ Nữ thần và Mẫu thần của dân gian Việt Nam truyền thống. Trải qua thời gian và cùng với sự phát triển của xã hội, tục thờ thần Mẫu đã tích hợp tư tưởng tơn giáo đương thời (Phật, Đạo, Nho) mà hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu. Từ năm 2008, các điện thờ Mẫu tư nhân mọc lên ngày càng nhiều trên địa bàn huyện, nhất là các xã có việc chuyển đổi diện tích đất nơng nghiệp. Các điện thờ Mẫu hoạt động quanh năm, trong đó, sơi nổi nhất là vào đầu năm và cuối năm.

Các điện Mẫu có quy mơ vừa và nhỏ. Trong hoạt động của mình, đặc biệt nghi lễ hầu/lên đồng được coi là linh hồn, trung tâm, biểu hiện đặc sắc của lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ. Tuy nhiên, do có quy mơ vừa và nhỏ nên cịn tùy thuộc vào việc người Chủ điện có căn đồng hay khơng, mới xác định được họ có đích thân thực hiện được nghi lễ hầu đồng hay khơng. Tín ngưỡng sinh ra từ nhu cầu của cộng đồng, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và từ đó nó có những ảnh hưởng/tác động đến đời sống văn hóa của cộng đồng.

Tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và các điện thờ Mẫu tư nhân ở địa phương nói riêng ln tạo ra các giá trị hoặc hệ thống các giá trị đối với đời sống văn hóa cộng đồng. Trong hoạt động của các điện thờ Mẫu tư nhân, các giá trị của loại hình sinh hoạt tâm linh này được chỉ ra một cách rõ ràng. Trong đó, nổi bật lên là các giá trị cơ bản như: giá trị tín ngưỡng tâm linh, giá trị giáo dục truyền thống lịch sử, giá trị thẩm mỹ nghệ thuật, giá trị kinh tế xã hội. Mỗi một giá trị đóng một chức năng, vai trị khác nhau đối với đời sống văn hóa cộng đồng cư dân. Nhưng tựu chung lại, các giá trị của các điện thờ Mẫu tư nhân đã được kết tinh từ những nhu cầu, mong muốn, nhận thức chuẩn mực của cộng đồng cư dân Việt Nam nói chung và người dân ở vùng đất Bình Xun nói riêng.

CHƢƠNG 3: NGUYÊN NHÂN ĐỊNH HÌNH - PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐIỆN THỜ

MẪU TƢ NHÂN Ở HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các điện thờ mẫu tư nhân trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)