Kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các điện thờ mẫu tư nhân trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 26 - 30)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Tổng quan về huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

1.2.3. Kinh tế xã hội

Dưới thời thuộc Pháp, nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo nhưng ruộng đất chủ yếu tập trung trong tay bọn địa chủ, cường hào và người Pháp. Phần lớn nông dân phải đi làm thuê, cấy rẽ hoặc phải tha phương cầu thực. Chính sách thuế khóa nặng nề, những hủ tục ma chay, cưới xin khiến đời sống người nông dân càng trở nên kiệt quệ.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, toàn huyện dấy lên phong trào khai hoang, phục hóa, tận dụng tối đa diện tích để trồng trọt khắc phục nạn

đói. Chỉ vài tháng, khắp nơi trong huyện đã phủ màu xanh của hoa màu. Hàng trăm mẫu đất hoang được tận dụng để sản xuất.

Trong kháng chiến chống Pháp, cùng với nhiệm vụ đẩy mạnh chiến tranh du kích, phục hồi cơ sở ở vùng địch hậu, chống lại âm mưu bình định của địch, việc chăm lo sản xuất luôn được chú trọng. Tại vùng tự do, huyện thành lập Ban Vận động sản xuất của các xã, vận động nhân dân khai hoang phục hóa. Gần đến ngày thu hoạch, bộ đội, du kích ngày đêm canh gác, bảo vệ lúa, chống các cuộc càn quét của địch. Vụ mùa năm 1951, Bình Xuyên thu hoạch thắng lợi, cải thiện một phần đời sống nhân dân, hoàn thành vượt mức thuế nông nghiệp. Công tác sửa chữa mương máng, cầu cống cũng được chú ý, đảm bảo tưới tiêu nước cho hơn 2.000 mẫu ruộng.

Trong thời gian chống Mỹ, nông nghiệp được coi là mặt trận hàng đầu của kinh tế Bình Xuyên. Những hợp tác xã ra đời trong thời kỳ khôi phục kinh tế tiếp tục phát triển, đồng thời huyện đã vận động, đưa những hộ làm ăn riêng lẻ vào hợp tác xã.

Trong những năm cải tạo các thành phần kinh tế, huyện đã tổ chức các hình thức hợp tác để thu hút thợ thủ cơng vào làm ăn tập thể. Đến năm 1973, huyện mở rộng quy mơ của xí nghiệp cơ khí thành xí nghiệp hồn chỉnh gồm năm ngành: mộc, đúc, rèn, nguội, cơ khí với gần 100 công nhân, trở thành trung tâm đào tạo cán bộ cơ khí cho các hợp tác xã trong huyện.

Sau năm 1975, Bình Xuyên cùng nhân dân cả nước hăng hái bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thời gian này, địa giới hành chính Bình Xun có một số thay đổi. Tuy nhiên, dù sáp nhập với các huyện khác hay trở thành một huyện riêng biệt, Bình Xun vẫn ln chứng tỏ đây là vùng đất có tiềm lực lớn trong phát triển kinh tế. Với tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm (giai đoạn 1998 đến 2010), lại là một huyện trọng điểm về thu hút đầu tư và phát triển cơng nghiệp, Bình Xun trở thành điểm sáng của nền kinh tế Vĩnh

Phúc. Từ lần điều chỉnh địa giới hành chính gần đây nhất (2004), kinh tế Bình Xun đã phát triển vượt bậc, đóng góp khơng nhỏ cho nền kinh tế tỉnh nhà.

Hiện nay, một số xã, thị trấn ở huyện Bình Xuyên bỗng chốc giàu lên nhờ được đền bù đất cũng tìm đến thần thánh để trả ơn. Các địa phương đua nhau khôi phục hoặc xây mới các cơ sở thờ tự như đình, chùa, đền, miếu để trả ơn. Đúng như cổ nhân đã đúc kết “phú quý sinh lễ nghĩa”. Song, sự phồn vinh này nhanh chóng qua đi, họ phải đối mặt với thực tế khó khăn lâu dài. Con người nói chung khi có tiền liền nhớ tạ ơn tổ tiên với thánh thần, “uống

nước nhớ nguồn”, lúc khốn khó thì xin “phù hộ độ trì”. Chỉ khi cuộc sống ổn

định hoặc tập trung ý chí cho mục đích cao cả như thời kỳ chiến tranh bảo vệ Tổ quốc thì thần linh mới ít được quan tâm. Còn hiện nay, hầu như cư dân Bình Xuyên cũng như cả nước, khơng phân biệt trình độ, giai tầng, giới tính, lứa tuổi đều có nhu cầu tín ngưỡng nhưng ở những mức độ khác nhau. Cư dân Bình Xuyên sống trải qua nhiều thế hệ đã tạo nên đặc trưng văn hóa riêng, trong đó tín ngưỡng là một yếu tố quan trọng.

Tiểu kết chƣơng 1

Những nghiên cứu của các học giả đi trước đã trở thành nền tảng khoa học quan trọng vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn cao, không chỉ cung cấp nền tảng lý luận, phương pháp nghiên cứu…, mà còn cung cấp một khối lượng kiến thức, quan điểm nghiên cứu cho việc thực hiện nghiên cứu về

“Hoạt động của các điện thờ Mẫu tư nhân trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc”.

Nền tảng tri thức nghiên cứu của các học giả đi trước đã trở thành bệ đỡ quan trọng cho chúng tôi thực hiện hiệu quả luận văn với nội dung: đánh giá tác động của hoạt động của các điện thờ Mẫu tư nhân tới đời sống văn hóa của người dân địa phương và những tác động của đời sống văn hóa cộng đồng trong bối cảnh hiện nay.

Qua những nghiên cứu của giới nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy rằng chưa có nhiều cơng trình (rất ít, thậm chí chưa có) đề cập, nghiên cứu đánh giá sự tác động, ảnh hưởng của các điện thờ Mẫu tư nhân đối với đời sống văn hóa cộng đồng. Đặc biệt là những giá trị của các điện thờ Mẫu tư nhân ảnh hưởng tới đời sống văn hóa của các nhóm cộng đồng cư dân (nhóm cộng đồng địa phương, nhóm cộng đồng khách thập phương, nhóm cán bộ địa phương). Chính vì thế, chúng tơi đã hướng nghiên cứu của mình vào vấn đề này.

Các kiến thức về địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc; đặc điểm dân cư, kinh tế của vùng; một số khái niệm được sử dụng trong bài nghiên cứu. Trên cơ sở hệ thống khái niệm và lý thuyết này, để xem xét, tìm hiểu về các loại hình và hoạt động của các điện thờ Mẫu tư nhân trên địa bàn.

CHƢƠNG 2: CÁC LOẠI HÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐIỆN THỜ MẪU TƢ NHÂN Ở HUYỆN BÌNH XUN, TỈNH VĨNH PHÚC

2.1. Các loại hình điện thờ ở huyện Bình Xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các điện thờ mẫu tư nhân trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 26 - 30)