Nguyên nhân lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các điện thờ mẫu tư nhân trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 62)

7. Bố cục của luận văn

3.1. Nguyên nhân định hình phát triển

3.1.1. Nguyên nhân lịch sử

Nhân tố lịch sử đã có tác động mạnh mẽ tới các hoạt động tâm linh nói chung và hoạt động thờ Mẫu tư nhân nói riêng. Bản thân mỗi một tơn giáo, tín ngưỡng cũng như lễ hội gắn liền với nó đều có lịch sử của riêng mình, đó chính là q trình/diễn trình phát triển, từ lúc hình thành, phát triển, thậm chí tiêu vong hay thăng trầm của bản thân loại hình (tín ngưỡng, tơn giáo, lễ hội) đó. Khơng những chỉ có lịch sử của riêng mình, mỗi tơn giáo, tín ngưỡng, lễ hội lại phải sống trong nhịp đập, dòng chảy chung của lịch sử dân tộc, khu vực hoặc thế giới. Yếu tố lịch sử dân tộc, hay khu vực chính là nhân tố quyết định đến sự ra đời, định hình, phát triển, biến đổi, thậm chí tiêu vong của mỗi tơn giáo, tín ngưỡng hay lễ hội. Các điện thờ Mẫu tư nhân cũng nằm chịu sự tác động của lịch sử chính bản thân tín ngưỡng thờ Mẫu và đồng thời nó cũng chịu sự tác động của lịch sử dân tộc nói chung.

Trước hết, các điện thờ Mẫu tư nhân chịu sự tác động của lịch sử Đạo Mẫu ở Việt Nam, bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ nữ thần của cư dân Việt. Nhiều học giả đều thống nhất rằng, hiện tượng thờ nữ thần của cư dân Việt bắt nguồn từ nền tảng sản xuất kinh tế nơng nghiệp, xã hội phân hóa khơng cao, những yếu tố mẫu hệ nguyên thủy vẫn dư tồn trong đời sống cộng đồng một cách mạnh mẽ. Trong sản xuất (kinh tế tự nhiên) hái lượm đến sản xuất nông nghiệp, người đàn bà vẫn tham gia phần lớn các công việc làm ra vật chất, họ gánh vác cùng đàn ông, nên họ luôn nhận được sự tơn trọng của gia đình và cộng đồng. Không những thế, xã hội phân hóa khơng cao, việc phân chia quyền lực giữa nam và nữ khơng có nhiều khoảng cách biệt giống với các

nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, nó cịn bắt nguồn từ những tư duy nguyên thủy về những bà Mẹ (cây, đất, nước và trời), vì Mẹ sinh ra mn lồi trong tự nhiên.

Theo thời gian, trong hàng các nữ thần có một số vị được tơn vinh làm Thánh Mẫu - Vương Mẫu - Quốc Mẫu. Điều này cũng để khẳng định, không phải vị nữ thần nào cũng trở thành Mẫu. Theo Ngô Đức Thịnh thì “về mặt danh xưng, Mẫu là từ gốc Hán - Việt, còn thuần việt là Mẹ, Mụ. Mẹ, Mụ là từ danh xưng chỉ người phụ nữ đã sinh thành ra một người nào đó, là tiếng xưng hơ thân thiết của con cái và người đã sinh hạ ra mình. Tuy nhiên, Mẹ, Mẫu cịn bao hàm nghĩa rộng hơn mang tính tơn xưng, tơn vinh”.

Từ tục thờ Mẫu thần đến Mẫu Tam - Tứ phủ là một giai đoạn phát triển tiếp theo của Đạo Mẫu. Nhiều nhà nghiên cứu cũng thống nhất quan điểm rằng, khơng nên đồng nhất hồn toàn giữa thờ Mẫu với Mẫu Tam/Tứ phủ, mà từ tục thờ Nữ thần, thờ Mẫu thần đến Mẫu Tam/Tứ phủ là một bước phát triển về nhiều mặt. Theo Ngô Đức Thịnh, tác nhân của sự phát triển ấy vừa có nhân tố nội sinh và vừa có nhân tố ngoại sinh. Ơng cho rằng, Mẫu Tam/Tứ phủ so với tín ngưỡng thờ Nữ thần và Mẫu thần nói riêng và thờ thần nói chung đã có bước phát triển đáng kể về tính hệ thống. Mẫu Tam/Tứ phủ đã bước đầu hình thành, chứa đựng những nhân tố về vũ trụ luận nguyên sơ. Mẫu Tam/Tứ phủ bước đầu thể hiện một ý thức nhân sinh, ý thức về cội nguồn dân tộc, đất nước, chứa đựng tinh thần yêu nước. Mẫu Tam/Tứ phủ đã bước đầu hình thành một hệ thống thờ cúng trong các Đền, Phủ, những nghi lễ thờ cúng bước đầu đã được chuẩn hóa, trong đó nghi lễ hầu bóng và lễ hội Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ là một điển hình. Một “cú hích” quan trọng nữa để tục thờ Nữ thần, Mẫu thần phát triển trở thành Mẫu Tứ phủ là Đạo giáo từ Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam. Có lẽ từ thời Bắc thuộc, Đạo giáo đã đến Việt Nam, để sang giai đoạn Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần nó đã trở thành một trong Tam giáo đồng nguyên.

Một đặc điểm nữa của nhân tố lịch sử cũng tác động không nhỏ tới các hoạt động tơn giáo, tín ngưỡng, đó chính là quan niệm của thời đại, của người dân sống trong thời đại đó. Mỗi thời đại có những quan niệm về loại hình tơn giáo, tín ngưỡng khác nhau, từ đó, nó cho con người của mỗi thời đại lịch sử ấy đưa ra cách ứng xử khác nhau. Chính vì thế, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng chịu sự chi phối của quan niệm và cách thức ứng xử của thời đại. Cho đến nay, quan niệm của thời đại đã có những thay đổi rõ rệt, nhận thức cũng như cách ứng xử đối với tơn giáo, tín ngưỡng của người dân hiện nay đã khoan dung và đúng đắn hơn. Họ coi đó là một sinh hoạt văn hóa tâm linh của đời sống cộng đồng, đơi khi cịn được đề cao bởi tính thiêng liêng và quyền năng của nó đối với đời sống xã hội. Việc phụng thờ Thánh Mẫu và nghi thức hầu đồng, con người không chỉ thỏa mãn nhu cầu niềm tin tâm linh, mà còn nhận được sự che chở ban phúc của thần linh, giúp họ ổn định về tâm lý, sức khỏe tốt mà làm ra của cải vật chất, hướng đến cuộc sống no đủ thịnh vượng.

3.1.2. Nguyên nhân tơn giáo - tín ngưỡng

Bên cạnh việc các điện thờ Mẫu tư nhân chịu sự tác động của lịch sử, thì bản thân nó cũng chịu sự tác động của các tơn giáo tín ngưỡng khác cùng tồn tại và phát triển trong một nền văn hóa nhất định. Sự tương tác giữa các tơn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam nói chung và giữa Đạo Mẫu với các tơn giáo, tín ngưỡng nói riêng sẽ tạo nên hai xu hướng rõ rệt: Xu hướng thứ nhất, dung hòa lẫn nhau để cùng tồn tại và phát triển; xu hướng thứ hai, triệt tiêu, loại bỏ nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp ở Việt Nam, xu hướng thứ hai gần như không xảy ra với các loại hình tơn giáo, tín ngưỡng khi định hình hoặc du nhập.

Sự tương tác qua lại có tính chất hai chiều giữa các tôn giáo - tín ngưỡng ở Việt Nam là một đặc tính chung cho đời sống tâm linh của dân tộc. Đạo Mẫu nói chung và các điện thờ Mẫu tư nhân cũng khơng là trường hợp ngoại lệ. Chính các tơn giáo ngoại lai khi xâm nhập vào Việt Nam đã dung hịa với tín ngưỡng thờ Nữ thần của người Việt, đó là trường hợp Phật giáo.

Phật giáo đã kết hợp với hiện tượng thờ Tứ Pháp mà tạo nên các ngôi chùa Tứ pháp: Vân, Vũ, Lơi, Điện. Rồi chính tín ngưỡng thờ nữ thần này đã qua Phật giáo trở nên thịnh hành hơn, có quyền năng hơn trong đời sống cộng đồng. Để sau này, các điện thờ Mẫu Tứ phủ nói chung ở Việt Nam có phối thờ thêm gian thờ Phật, hoặc các ngơi chùa đều có thêm điện thờ Mẫu. Một mặt là để đáp ứng nhu cầu tâm linh vốn đa dạng của người Việt, nhưng mặt khác cũng cho thấy sự hỗn dung đan xen giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ. Nhiều vị thánh Mẫu mang trong mình hai tư cách vừa là Nữ/Mẫu thần, vừa là hóa thân của các nữ Bồ tát trong khơng gian thờ tự của Phật giáo.

Từ việc tác động đến bản chất của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ, Đạo giáo đã tác động đến trực tiếp đến các hoạt động của các điện thờ Mẫu tư nhân. Trong đó, những biểu hiện đầy chất cầu cúng ma thuật như trừ tà, cầu tài lộc thông qua hoạt động hầu đồng.

Cùng với Đạo giáo và Phật giáo, thì Nho giáo cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ đến tín ngưỡng thờ Mẫu. Tuy nhiên, khác với Phật giáo và Đạo giáo, Nho giáo không tác động trực tiếp đến Đạo Mẫu, mà nó ảnh hưởng một cách gián tiếp thơng qua những hình thức biểu hiện khác nhau. Ngồi ra, các tín ngưỡng dân gian truyền thống cũng là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ và các điện thờ Mẫu tư nhân. Bản thân Đạo Mẫu được hình thành trên nền tảng tục thờ Nữ thần của tín ngưỡng dân gian. Từ tục thờ đó rồi phát triển thành tín ngưỡng thờ các thần Mẫu rồi hội nhập với các tơn giáo ngoại lai (Phật, Đạo giáo) mà hình thành tín ngưỡng thờ Tam Tứ phủ. Vậy, trước khi trở thành Đạo Mẫu có hệ thống bài bản tương đối chặt chẽ, thì nguồn gốc tín ngưỡng dân gian đã rõ. Các loại hình tín ngưỡng dân gian như: cầu mùa, thờ cúng tổ tiên, thành hoàng làng, thờ các hiện tượng tự nhiên… đã tác động đến nội dung của tín ngưỡng thờ Mẫu.

Hệ quả của nhân tố tơn giáo - tín ngưỡng tác động đến hoạt động của các điện thờ Mẫu tư nhân là tạo ra sự tích hợp, đan xen giữa các loại hình tơn

giáo ngoại lai, tín ngưỡng bản địa với tín ngưỡng thờ Mẫu. Từ đó tác động trực tiếp đến nội dung thực hành, nghi thức tâm linh của các điện thờ Mẫu tư nhân trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

3.1.3. Nhận thức mới về tơn giáo tín ngưỡng và chính sách tín ngưỡng tơn giáo của Đảng và Nhà nước

Một thời gian dài, hệ thống chính trị, quan điểm của Đảng và Nhà nước khơng ủng hộ/khuyến khích cho các loại hình tơn giáo, tín ngưỡng phát triển. Đơi lúc cịn cấm đốn, và cho rằng đó là “mê tín, dị đoan”. Chính vì vậy, bản thân tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ không được phát triển, các nghi thức hầu đồng cũng bị cấm đốn nghiêm ngặt. Chính nhân tố chính trị - quản lý nhà nước đã tác động trực tiếp đến các hoạt động tín ngưỡng. Kể từ đầu những năm 1990 cho đến nay, quan niệm của xã hội có nhiều thay đổi, hệ thống chính trị - quản lý xã hội cũng có cái nhìn tích cực, thiện cảm với các hoạt động của tơn giáo, tín ngưỡng, lễ hội nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ nói riêng.

Ngày 16/10/1990, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 24-NQ/TW “Về tăng cường cơng tác tơn giáo trong tình hình mới”. Nghị quyết 24 đã đáp ứng

kịp thời nhu cầu đổi mới nhận thức về tơn giáo và cơng tác tơn giáo trong tình hình mới. Phần nhận thức về tơn giáo của bản Nghị quyết này chứa đựng luận đề có tính chất bước ngoặt về mặt lý luận, đó là tơn giáo là vấn đề tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tơn giáo có nhiều điểm phù hợp với cơng cuộc xây dựng xã hội mới.

Tiếp sau đó, nhiều quan điểm, chủ trương mới của Đảng về công tác tôn giáo đã được ban hành. Tháng 6/1991, trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, toàn bộ luận điểm đổi mới của Nghị quyết 24 được phản ánh khá hồn chỉnh, có điều chỉnh cần thiết mức độ của các yếu tố trong kết cấu tổng thể. Theo đó, tín ngưỡng tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và

khơng tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đồn kết lương giáo và giữa các tơn giáo. Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến phân biệt đối xử với đồng bào có đạo; chống những hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, đồng thời nghiêm cấm và ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng tơn giáo phá hoại độc lập và đồn kết dân tộc, chống phá chủ nghĩa xã hội, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ cơng dân.

Văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) và Đại hội lần thứ IX (2001) của Đảng Cộng sản Việt Nam đều tiếp tục khẳng định các quan điểm Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị. Ngồi ra cũng phải kể đến Chỉ thị 37 “Về cơng tác tơn giáo trong tình hình mới” của Bộ Chính trị ra ngày 2/7/1998.

Trong Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX “Về cơng tác tôn giáo, vấn đề nhận thức tôn giáo

và công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo” đã được trình bày một cách hồn

chỉnh nhất và đầy đủ nhất: Tín ngưỡng tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đã và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta… Đảng và Nhà nước thực hiện nhất quán chủ nghĩa đoàn kết… Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với dân vì lý do tín ngưỡng tơn giáo. Nghiêm cấm sự lợi dụng tín ngưỡng tơn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước…

Chỉ trong vịng hơn 10 năm, hàng trăm văn bản pháp luật đã được Nhà nước ban hành để điều chỉnh lĩnh vực tín ngưỡng tơn giáo. Số lượng các văn bản pháp luật điều chỉnh thời kỳ này lớn hơn nhiều lần so với giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1986. Các văn bản quy phạm pháp luật có điều chỉnh lĩnh vực tín ngưỡng tơn giáo trong giai đoạn này tăng nhanh về số lượng, phong phú và đa dạng về hình thức. Nếu như trước đây, văn bản pháp luật về tín ngưỡng tơn giáo được ban hành chủ yếu dưới hình thức Sắc lệnh, Sắc luật, Nghị định thì giai đoạn này nhiều Luật, Bộ luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết

định, Thơng tư, Chỉ thị thậm chí cả hình thức cơng văn. Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật cũng ln được chỉnh sửa, bổ sung, hồn thiện cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 21/3/1991của Bộ Chính trị, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 69-HĐBT “Quy định về các hoạt động tôn giáo”. Nghị định 69 là sự cụ thể hóa trong tình hình mới, chính

sách tơn trọng tự do tín ngưỡng trước sau như một của Nhà nước ta đối với tôn giáo, là văn bản pháp quy thay thế Nghị quyết 297 của Chính phủ trước đây.

Những năm tiếp theo, Đảng và Nhà nước ban hành một số văn bản liên quan đến vấn đề sinh hoạt tôn giáo của nhân dân như Thông tư 01/TT/TGCP ngày 3/5/1995, Quyết định số 51-QĐ/TGCP ngày 29/7/1995, Quyết định số 39-QĐ/TGCP ngày 2/8/1996…

Ngày 18/6/2004, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ký Pháp lệnh số 21/2004/PL-UBTVQH11, quy định hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo. Đến ngày 29/6/2004, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký Lệnh số 18/2004/L/CTN về cơng bố Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo (thường được gọi tắt là Pháp lệnh) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Để triển khai thực hiện Pháp lệnh quan trọng này, ngày 1/3/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 22/2005/NĐ-CP về “Hướng dẫn thi hành

một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo”. Có thể khẳng định, Pháp

lệnh tín ngưỡng, tơn giáo và Nghị định số 22 ra đời là tiền đề cho việc ra đời luật tín ngưỡng, tơn giáo sau này.

Những cơ sở pháp lý trên là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tín ngưỡng tơn giáo ở Việt Nam nói chung, đặc biệt những hiện tượng tín ngưỡng mang tính cá nhân như các điện thờ tư nhân ở Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Hệ quả tác động của nhân tố chính trị - hệ thống quản lý nhà nước tới các điện thờ Mẫu tư nhân là sự định hướng, đảm bảo vừa mang giá trị văn hóa, tác động tích cực tới đời sống cộng đồng; vừa vận hành trên cơ sở tôn trọng quan

3.1.4. Tác động của sự thay đổi kinh tế, chính trị - xã hội

Năm 1975 đánh dấu mốc son của lịch sử dân tộc, năm toàn thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. cuộc đấu tranh giải phóng kéo dài 30 năm đã cuốn hút một vài thế hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các điện thờ mẫu tư nhân trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 62)