Hoạt động của các điện thờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các điện thờ mẫu tư nhân trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 43 - 55)

7. Bố cục của luận văn

2.1.4. Hoạt động của các điện thờ

Hoạt động của điện thờ tư nhân chính là cơng việc của chủ điện. Có những chủ điện dành tồn bộ thời gian cho những cơng việc của điện thờ, có những chủ điện phải làm cơng việc khác để mưu sinh. Tuy nhiên những công việc bắt buộc của chủ điện là thực thành nghi lễ. Nghi thức có tính chất bắt buộc hàng ngày đối với chủ điện là sáng chiều thỉnh mộ các vị thần thánh để lưu giữ chân linh tại điện thờ. Họ làm việc này với hi vọng luôn được thần thánh phù trợ cho cuộc sống. Ngồi ra, mỗi điện thờ lại có những hoạt động riêng biệt.

- Cũng như nghi thức thờ cúng Mẫu tại cộng đồng người Việt, nghi thức thờ cúng trong các điện tư nhân cũng diễn ra vào các ngày sóc/vọng hàng tháng trong năm, tức là ngày mùng một và 15 hàng tháng ông Đồng, bà

Đồng đều có hương, hoa, trà, quả… dâng lên Thánh Mẫu cùng các chư vị trong cộng đồng Tứ phú.

Vào các ngày lễ vía tức là những ngày húy kỵ của các vị trong điện thần Tứ phủ, chẳng hạn:

Ngày 3 tháng Ba (âm lịch) - vía Thánh Mẫu Liễu Hạnh Ngày 10 tháng Tư (âm lịch) - vía Chầu Đệ Tứ

Ngày 5 tháng Năm (âm lịch) - vía Ngũ Phương Thánh Bà Ngày 26 tháng Sáu (âm lịch) - vía Quan lớn Đệ Tam Ngày 17 tháng Bảy (âm lịch) - vía ơng Hồng Bảy

Tùy vào điều kiện kinh tế của các chủ điện mà tổ chức lễ to nhỏ khác nhau. Nhưng trong các dịp lễ chính vào tiệc Cha tiệc Mẹ tại các điện tư nhân cũng tổ chức hầu bóng, một đặc trưng không thể thiếu của đạo Mẫu. Với những chủ điện có điều kiện kinh tế khá thì tổ chức hầu đồng nhiều lần trong năm vào dịp lễ. Các chủ điện bắt buộc phải ngồi đồng 2 lần trong một năm, thường thì đầu năm hầu khai điện xin lộc cho cả năm và dịp cuối năm thì hầu tạ. Tuy nhiên, với các chủ điện được lộc xem bói thì nghi lễ này diễn ra thường xuyên hơn vào dịp tiệc của các Quan, các Mẫu Tứ phủ. Trường hợp của cô Dương Thị Vân (xã Tân Phong) là một cơ đồng có tiếng tăm và uy tín trong giới “đồng bóng” hàng năm cơ tổ chức hầu đồng tại điện của nhà mình 10 lần, con số này có thể hơn có khi làm vào dịp tiệc của các vị Thánh, nhưng đôi khi là hầu đồng theo yêu cầu của con nhang đệ tử để làm lễ như lễ cắt tiền duyên, tam đầu thục mệnh giải hạn, chứng đàn chứng lễ.

Như vậy, hầu bóng cũng được coi là một đặc trưng không thể thiếu thậm chí là nghi lê chính tại điện tư nhân. Sau đây, NNC xin trình bày một buổi hầu đồng của cô Vân trong dịp hầu xông điện đầu năm vào mùng 3 tháng Giêng mà tơi có dịp được tham dự.

Buổi hầu đồng do cô đồng Vân làm chủ lễ, hoạt động hầu đồng diễn ra từ lúc 11 giờ 30 phút đến khoảng 17 giờ mới xong. Sau khi làm lễ xin phép

các vị Thánh cô đồng chùm khăn đỏ để thực hiện nghi thức Thánh giáng. Sau khi chùm khăn, hai tay chắp dâng 3 nén nhang, ngồi trong tư thế đầu và toàn thân lắc lư cho tới khi Thánh nhập rồi vung nón hương rùng mình, dùng tay báo hiệu vị Thánh đã nhập.

Đầu tiên là 3 giá Mẫu: Ở cả 3 giá này chỉ hầu tráng mạn tức là chỉ chùm khăn sử dụng bộ y phục màu đỏ cho cả 3 giá, ngồi trong tư thế lắc lư cho đến hết 3 giá này. Cô đồng được người hầu dâng gọi là “tứ trụ hầu dâng” chùm phủ diện hai tay đặt lên gối, người khẽ lắc lư. Lúc này cung đàn văn hát sướng nhạc và hát thỉnh Thánh Mẫu:

“Đệ Nhất Tiên Thiên, cung thỉnh Đệ Nhất Tiên Thiên”

Sau giá giáng đồng của Thánh Mẫu là giá các Quan trong 10 vị Thánh hàng Quan. Trong buổi hầu đồng này có 4 vị giáng đồng. Đó là Quan Đệ Nhất, Quan Đệ Nhị (Quan giám sát), Quan Tam phủ và Quan Đệ Ngũ. Các vị Thánh trong hàng Quan đều thuộc võ quan nên ăn mặc và điệu bộ rất uy nghi, mạnh mẽ, thường mang theo cơ lệnh, cung, kiếm, bốn vị Quan này thuộc nhiều phủ khác nhau. Quan Đệ Nhất thuộc Thiên phủ mặc lễ phục màu đỏ. Vị Quan Đệ Nhất không nhập đồng, sau khi dâng hương Thánh Mẫu thì Quan Đệ Nhất “xe giá hồi cung”. Quan Đệ Nhị và Quan Đệ Ngũ thuộc loại nhạc phủ, trấn giữ thượng ngàn (rừng núi) nên các vị đều mặc lễ phục màu xanh. Khác với Quan Đệ Nhất, hai vị Quan này tiếp xúc với người trần nhiều nên sau khi dâng lễ Thánh Mẫu, Quan Đệ Nhị và Quan Đệ Ngũ nhập đồng với điệu múa kiếm và long đao; ngồi thưởng thức lời văn chầu kể lại sự tích Thánh Quan. Đặc biệt, Quan Đệ Nhị giám sát việc sinh tử của người trần:

“Sổ hội đồng, một tay Quan biên chép Số mệnh trần gian, sinh tử Quan chép biên Ai mà hiếu thuận thảo hiền, tu nhân tích đức

Quan lớn chép biên cho thọ trường”

Trong bài giá này, Thánh Quan còn phán truyền, nhận lời thỉnh cầu của người trần, ban phát lộc rồi mới “thăng”, “xe giá hồi cung”.

Trong số 12 vị Thánh hàng Chầu (Chúa), bà đồng Vân chỉ nhập đồng 5 vị Thánh, đó là Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn, Chầu Thác Bờ, Chầu Lục, Chầu Mười Đồng Mỏ và Chầu Bé Bắc Lệ còn các vị Chầu Đệ Nhất và Chầu Đệ Tứ thì chỉ giáng chứ khơng nhập đồng. Căn cứ vào thần tích và các bài văn chầu thì các vụ Thánh hàng Chầu đều là nữ thần có nguồn gốc nhân thần, đại diện và giúp việc cho Thánh Mẫu ở bốn phủ. Hơn thế nữa, các vị thần này có nguồn gốc từ các dân tộc thiểu số như Dao (Chầu Đệ Nhất), Nùng (Chầu Lục), Tày (Chầu Mười), Mường (Chầu Thác Bờ)…, vì vậy, trang phục, âm nhạc, múa trong các giá này ít nhiều mang sắc thái của các dân tộc kể trên.

Ở tất cả các gia đồng, sau khi Thánh “thăng” thì những người hầu dâng đều gấp rút chuẩn bị lễ phục cho ông Đồng, bà Đồng. Họ cởi lễ phục cũ thay lễ phục mới. Lễ phục hàng Chầu gồm áo, váy, khăn, thắt lưng, đồ trang sức rất đẹp và mang sắc thái của dân tộc thiểu số.

Sau khi dâng lễ, các giá hàng Chầu đều có múa như múa mồi, múa chèo đị, múa quạt, múa kiếm… trong đó múa mồi là điệu múa tiêu biểu. Khi bà Đồng hát múa, con nhang đệ tự ngồi dự xung quanh đều chắp tay ca ngợi Chầu múa đẹp - “Lạy Chầu, Chầu đẹp quá”.

Được khen Chầu tung tiền thưởng cho cung văn và các con nhang đệ tử, khách ngồi dự. Lời văn trong các giá Chầu cũng rất hay, giàu hình ảnh và được cung văn hát theo điệu Xá Thượng rất hay, Xá lệnh, những giai điệu mang sắc thái dân tộc thiểu số.

Trong các Hàm Đồng Chầu lần này của bà Đồng hát thì Chầu Đệ Nhất và Đệ Tứ các Thánh chỉ giá chứ không nhập đồng.

Sau khi các giá Hàm Chầu là các giá Hàm Ơng Hồng. Theo quan niệm dân gian, ơng Hồng là các quan văn khác với các Hàm Quan là quan võ. Có tất cả 10 ơng Hồng, được gọi là Ơng Hồng Đệ Nhất đến Ơng Hồng Mười,

đều là các vị có nguồn gốc nhân thần, có cơng lao giúp dân và mở mang đất nước. Lần này, chỉ có 3 vị giá Ông Hoàng được nhập. Khi nhập đồng, Ông Hồng có phong cách sang trọng, trang nhã, vui tươi và gần gũi với mọi người nên không khí buổi lễ vui vẻ hơn.

Hồng Hồng Bơ (ba) thuộc Thoải Phủ nên lễ phục của ông màu trắng: áo gấm trắng dài, khăn trắng quấn quanh đầu, cài hoa trắng bên tai, khốc tấm chồng đính cườm màu trắng, đai lưng vàng:

“Sáng tựa gương trần ai chẳng bụi Bầu rượi tiên thơ túi xênh xang

Vua ban áo trắng đai vàng Võ hàu chân dậm vui mang đơi hèo”.

Giá Hồng Bảy (Hồng Bảy Bảo Hà) thuộc Nhạc Phủ, lễ phục màu xanh, gốc tích là vị quan chấn giữ vùng Lào Cai, Yên Bái:

“Bắc Nam đơi xứ vào ra, thỉnh mời Ơng Hồng Bảy Bảo Hà giá lâm”.

Các Ơng Hồng với đơi hèo thường chấm lính hay bắt đồng cho Thánh Mẫu, tức chọn người trong số các con nhang đệ tử, ai có căn đồng thì phải bắt ra đồng, trở thành các ông Đồng, bà Đồng.

Ơng Hồng Mười thuộc Địa Phủ, mặc lễ phục màu vàng, sinh thời vốn là viên quan trấn thủ đất Nghệ An, có cơng lao lớn đối với dân với nước, sau khi mất, hiển linh và được dân lập đền thờ ở Nghệ An. Ơng nổi danh là ơng Hồng với vóc dáng thanh cao, hào hoa phong nhã, hào phóng, vui vẻ:

“Trời Nam có Đức Hồng Mười Phong tư nhất mực tuyệt vời khơng hai

Nền trí dũng bậc nhân tài Văn thao võ lược tư thời thông minh

Tiêu dao di dưỡng tang tình Thơ tiên một túi phật kinh trăm tờ

Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên”.

(Văn Chầu Hoàng Mười)

Bản văn Đức Chầu Mười thể hiện văn thơ sáng láng nên sau khi các nghi lễ, bà đồng Vân ngồi tựa gối thưởng thức văn chầu điệu “Phú cổ” (ngâm thơ cổ), lúc ngài thích chí thường vỗ gối rồi “ha” lên mấy tiếng tỏ vẻ khen ngợi và thưởng tiền cho cung văn. Ơng Hồng Mười bao giờ cũng trông việc phát lộc như thưởng tiền, hoa quả, bánh kẹo, đồ trang sức cho phụ nữ. Mọi người cung thỉnh Thánh nhận lộc từ tay Ơng Hồng Mười và cung kính thư “Lạy Ơng”. Trong khi Ơng phát lộc, thưởng thơ, có khá nhiều con nhang đệ tử đưa lễ lên (dâng tiền, hiện vật dâng cúng) và xin được lời phán truyền hay thỉnh cầu sự che chở của Thần Thánh. Ông nhận lễ vật dâng lên Thánh mẫu và bao giờ cũng “lại lộc” cho chủ nhân kem theo những lời phán truyền và chúc phúc.

Lần này có một con nhang mang lễ vật dâng lên Ơng Hồng và thỉnh cầu Ông phù hộ cho việc học hành và thi cử của con trai mình. Ơng nhận lễ và phán truyền con chủ nhân sẽ được toại nguyện trên con đường học hành thi cử. Khi Ơng Hồng ra hiệu “xe giá hồi cung”, các hầu dâng tung khăn phủ điện lên đầu bà Đồng Vân trước sự nuối tiếc về giá đồng vừa đẹp vừa vui vẻ, nhộn nhịp.

Tiếp sau các giá Ơng Hồng là giá Cơ, gồm 12 cơ tên gọi từ Cô Cả (Cô Đệ Nhất) tới Cô Bé (Cô thứ 12), nhưng lần hầu này của bà Đồng Vân chỉ có 6 cơ giáng và nhập đồng, đó là Cơ Đơi (Cơ Đệ Nhị), Cơ Bơ (Cô Đệ Tam), Cô Sáu (Cô Đệ Lục), Cơ Chín, Cơ Bé Bắc Lệ và Cô Bé Đuông Cuông. Các Thánh Cô đều ở tuổi trẻ, trong trắng, chưa lấy chồng vị vậy giá các Cô thường nhộn nhịp, vui vẻ, áo lễ nhiều màu sắc, múa hát tưng bừng.

Cũng như giá Chầu, nhiều Cơ có nguồn gốc từ dân tộc thiểu số nên lễ phục mang màu sắc dân tộc, khăn, áo, váy đều may bằng vải thổ cẩm, trừ Cô Bơ thuộc Thoải Phủ, mặc đồ màu trắng, phong cách giống trang phục cô gái

Mường. Do vậy, vào giá các Cô, các hầu dâng luôn tay sửa soạn trang phục. Nếu ở các giá Quan, Ơng Hồng người hầu dâng áo lễ gì thì cơ Đồng Vân mặc nấy, cịn ở giá Chầu và đặc biệt là giá Cơ thì cơ Đồng cịn ngắm nghía lựa chọn, bỏ cái này, địi cái khác, nhiều lúc khiến hầu dâng lúng túng. Âu đó cũng là phong cách của các cơ gái trẻ.

Trong các giá đồng Cô, sau phần nghi lễ nhanh gọn, sơ sài là các hoạt động múa hát. Các bài văn chầu kể sự tích các Thánh Cơ thì ít cịn ca ngợi vẻ đẹp của các Thánh Cô thì nhiều:

“Đồi xanh bướm lượn hoa cười

Rừng xanh hoa lượn xướng cợt người hành hương Quần là áo lượt, hào xảo xinh tươi

Đôi sơn đăng sáng tỏa lưng trời Nhác trông lên sáng tựa hào quang

Thắt lưng đan lược dắt hoa cài Sơn đăng cô sáng tỏa gần xa”.

(Văn chầu Cô Đôi)

Hay ngợi ca phép thuật chiếc quạt của Cơ Chín:

“Cơ Chín quạt cho gió lộng sơn hà Quạt cho nam nữ trẻ già đều vui Cơ Chín quạt cho hoa nở núi đồi Quạt cho mát rượi lòng người nhân gian”.

(Văn chầu Cơ Chín)

Các giá cơ đều có múa, như múa quạt, múa chèo đị, múa thêu hoa, múa mồi, múa khăn, múa gùi, múa gánh, múa lắc chuông… Khác với các điệu múa của các Then của người Tày, hay múa của các thầy Saman mang tính mạnh mẽ, ma thuật thì múa của các Cô Thánh lúc nhẹ nhàng, uyển chuyển, lúc nhộn nhịp vui tươi khiến mọi người tham dự vỗ tay theo làm nhịp, hết lời ca ngợi:“Lạy cô, cô múa đẹp quá!”, “Lạy cô, cô múa dẻo quá!”.

Với điệu múa gánh hoa, cô vừa gánh hai lẵng hoa duyên dáng, đi khắp lượt quan khách và khi nghe con nhang hô lên: “Lạy cô, cô mưa đi” thế là cô tung tiền, hoa quả cho mọi người, cịn mọi người thì cố tranh lấy lộc mà cơ vừa ban ra, cả buổi lễ tưng bừng, náo nhiệt như một buổi sinh hoạt văn hóa, tính chất nghi lễ gần như bị xóa mờ.

Các Thánh Cơ, đặc biệt là Cơ Chín có tài trị bệnh cứu người, nên tới giá Cô, các con nhang đệ tử thường dâng lễ thỉnh cầu Cô chữa bệnh. Hơm nay, tới giá Cơ Chín có một nam một nữ thỉnh cầu cô chữa bệnh. Cô đồng Vân cầm chén nước đặt lên đĩa, rồi rút ba nén hương đang cháy trước bàn thờ, miệng vừa niệm tay vừa thả tàn nhang vào chén nước, ngậm hương vào mồm và phả vào chén nước ba lần, lúc đó cung văn xướng nhạc ca ngợi tài chữa bệnh của cô:

“Sáng linh, chỉ thiên thánh Sáng linh, chỉ địa địa liệt”.

- Các lễ vật cúng điện Mẫu tư nhân

Hàng tháng, trong các ngày lễ sóc/ vọng, các lễ vật để lễ Mẫu thường đơn giản hơn: có hương đăng trà, hoa quả, đèn… để dâng lên Mẫu cùng các Chủ vị trong cộng đồng Tứ phủ. Đó chính là những lễ vật do chính gia đình họ sản xuất ra như các loại hoa quả trồng trong vườn hoặc có thể mua ngồi chợ về. Tuy nhiên, điểm giống nhau trong lễ vật là sự thành tâm “một nén nhang cũng thơm, một tiền cũng quý cốt ở thành tâm”.

Đối với các điện tư nhân, việc nhang khói do Chủ điện chịu trách nhiệm. Mặc dù vậy, trong cá ngày sóc/ vọng đặc biệt là tại các điện có uy tín, tiếng tăm cịn có sự tham dự của các “đệ tử ruột” cùng với gia chủ vệ sinh đền thờ và sửa soạn lễ vật (có khi là hoa quả, có khi là tiền) dâng Mẫu.

Các buổi lễ họ được chủ điện cho lộc Thánh. Những người được xem là “đệ tử ruột” của điện thường có mối quan hệ khá thân với chủ điện. Họ có thể là bà con họ hàng của gia đình, cũng có khi là đệ tử đã theo chủ điện nhiều

năm. Cũng có thể họ được chủ điện chữa khỏi một căn bệnh điên nào đó mà trước đó đã vái tứ phương nhưng chưa khỏi.

Nhìn chung, trong việc sắm các lễ vật cho các chủ điện vào dịp đầu và giữa tháng âm lịch cũng khơng có gì đặc biệt. Về cơ bản, nó chỉ đơn giản giống như nghi thức thờ cúng. Nhưng trong các ngày làm việc có hầu bóng thì việc sắm lễ có phần rườm rà và mang tính chất nghi thức. Trong buổi lễ phải gồm các lễ vật sau:

 Mâm cỗ sơn trang: cua, ốc, bún, trang, ớt  Mâm quạt, lược, gương soi

 Mâm bánh kẹo, đồ chơi trẻ em  Mâm trứng, thịt luộc, trà, thuốc lá

Loại lễ thứ hai là đồ mã: gồm có động sơn trang, hào sảo, nón, hình nhân. Loại lễ thứ ba là một mâm sớ.

Bên ngồi có bày một mâm gạo, trứng, muối để cúng chúng sinh.

Thường một buổi lễ làm tiệc của cá vị thánh rất tốn kém, thấp nhất là 7 triệu đồng. Vì vậy, dù muốn thì cũng không thể làm tiệc của tất cả các vị thánh trong Tứ phủ được.

- Hoạt động xem bói và cúng lễ

Xem bói và cúng lễ là những nhu cầu của một bộ phận dân chúng. Những nhu cầu này được đáp ứng ở những nơi khác nhau, trong đó có điện thờ tư nhân. Qua khảo sát có 18/19 điện thờ có hoạt động xem bói và hầu hết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các điện thờ mẫu tư nhân trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 43 - 55)