Tổ chức nhân sự trong điện Mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các điện thờ mẫu tư nhân trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 39 - 43)

7. Bố cục của luận văn

2.1.3. Tổ chức nhân sự trong điện Mẫu

- Thủ nhang là những người trông coi trong điện phụ trách cơng việc hương khói, dọn dẹp. Đối với các điện thờ Mẫu tư nhân ở Bình Xun, thủ nhang chính là những người Chủ điện. Là người đứng lập ra điện thờ, tổ chức các hoạt động thờ cúng, nghi lễ lên đồng, xem bói, giải hạn… cho các con nhang, đệ tử…

Các thủ nhang ở huyện Bình Xun chính là chủ điện. Đến khi mở điện, các thủ nhang đều không làm các công việc cũ nữa. Họ dùng việc xem bói, cúng giải hạn/cầu an cho các đệ tử để kiếm sống.

Một điểm chung của các thủ nhang ở huyện Bình Xuyên là họ đều đã lập gia đình, có con sau đó mới mở điện. Như cơ đồng Dương Thị Nguyệt (xã Bá Hiến) đã kết hôn trước khi mở điện, hiện nay có 2 con gái; thầy Dương

Tranh Phật tổ A di đà Tượng Phật Bà Quan Âm Tranh Thánh mẫu Tranh Phật Bà Quan Âm

Văn Lợi cũng có 2 con trai; cơ đồng Phạm Thị Chính (xã Sơn Lơi) có 1 con trai. Sau khi mở điện, cuộc sống gia đình của các thủ nhang/chủ điện này vẫn diễn ra bình thường. Thậm chí khi có các khóa lễ to, những thành viên trong gia đình của thủ nhang/chủ điện cùng đều dừng mọi công việc cá nhân để giúp đỡ.

Theo Ngô Đức Thịnh viết: “các nghệ nhân chơi nhạc và hát trong các

buổi hầu đồng là những cung văn” [21]. GS. Vũ Ngọc Khánh - Phan Minh

Thảo viết: “Cung văn: Người chịu trách nhiệm về nghi lễ, đảm nhận vai trị

chính trong âm nhạc của một buổi hầu đồng. Các bài văn vần phần lớn do cung văn biên soạn để ca ngợi thần linh. Mỗi cung văn chỉ phụ trách một điện thờ” [58]. Theo tác giả Lê Y Linh, sách do Hội văn nghệ dân gian Việt Nam

và Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành, năm 2015, viết: “Cung văn nghĩa

là người dâng văn (một cách cung kính, hay cung tiến)”.

Ở khía cạnh nghệ thuật, các chân đồng thực sự có vai trị như một diễn viên sân khấu, cịn tốp cung văn đóng vai trị nhạc đệm dẫn dắt cho “vở diễn” hầu thánh. Một người trưởng cung văn hoặc cung văn bản đền phải có trình độ hơn một người cung văn loại bình thường, khơng kể đến các cung văn nghiệp dư:

+ Cung văn chính thường đảm nhận đàn nguyệt và hát, cung văn phụ thỉnh thoảng hát đệm và chủ yếu chơi các nhạc cụ khác như thập lục, sáo,….

+ Cung văn đảm nhận phần hát trong suốt buổi hầu.

+ Người kêu thánh và biết kêu vị thánh nào vào lúc nào thì thánh mới giáng chỉ có thể là cung văn chính.

+ Đảm nhận phần lễ của buổi hầu đồng. + Hòa với vai trò của thầy cúng

Đối với các điện thờ Mẫu tư nhân ở huyện Bình Xuyên, các cung văn thường được các Chủ điện thuê hoặc do các con nhang đệ tử đảm nhiệm. Các điện thờ tư nhân ở Bình Xun chỉ có quy mơ vừa và nhỏ, nên khơng điện

nào có sẵn cung văn. Các cung văn hầu hết từ địa phương khác đến, giá tiền thuê còn tùy thuộc vào mức độ nổi tiếng của cung văn. Cung văn hát càng hay, dừng đúng nhịp khi Thánh nhập, sẽ được ông/bà Đồng thưởng cho rất nhiều tiền hoặc ban lộc.

Chúng tơi đã có dịp tham dự một buổi lên đồng ở đền Thanh Lanh (xã Trung Mỹ) do Chủ điện Phạm Thị Mai (xã Sơn Lôi) tổ chức. Cô Mai cũng là chủ điện khơng có căn đồng, chỉ làm việc xem bói, cầu an cho các đệ tử. Vừa qua, cơ có tổ chức một buổi lễ đầu năm cho một đệ tử. Cơ có nhờ cơ đồng Dương Thị Vân (xã Tân Phong) hầu đồng và thuê một đội cung văn ở bên ngồi. Các cung văn cịn khá trẻ, được hỏi họ nói rằng “Nhiều người nghĩ người cung văn là những người ưa chi đàn hát nấy. Thế nhưng, khi đi vào những khúc ca, những thanh âm của cung văn thì mới thấy đó là một nghệ thuật. Điều này không phải vô cớ mà vừa rồi UNESCO cơng nhận những gì liên quan đến thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, trong đó có cung văn, là di sản phi vật thể của thế giới. Ngày xưa, các cung văn chỉ có cây đàn, cái trống và những gì gần như thơ sơ nhất để tạo nên thanh âm của buổi hầu đồng. Ngày nay, cung văn có các thiết bị điện tử đi kèm cho cuộc lễ”.

- Người cung cấp các dịch vụ vàng mã, đồ lễ, trang phục… thường chính là người dân địa phương. Theo thầy Dương Văn Lợi (xã Bá Hiến):

“Mỗi khi thầy chuẩn bị 1 khóa lễ, sẽ đặt vàng mã tại nhà ông Bàn (thôn Văn Giáo, xã Bá Hiến) hoặc ra chợ Hương Canh để đặt mua”.

- Người giúp việc

Ngày thường, các điện thờ Mẫu tư nhân chỉ có Chủ điện làm các cơng việc trông coi, dọn dẹp điện thờ. Vào những dịp ngày lễ, hội, có tới 10 người cả con cháu và người giúp việc. Toàn bộ số nhân lực này đều do thủ nhang (Chủ điện) chỉ đạo và cắt đặt cơng việc được sắp xếp thành các bộ phận, tồn bộ số nhân lực này được phân chia công việc cụ thể. Chẳng hạn, bộ phận bảo vệ gồm các thanh niên trong khu vực, con trai, con rể của thủ nhang. Đội này

do con trai trưởng của thủ nhang chịu trách nhiệm chính. Họ thay phiên nhau bảo vệ trật tự trị an của điện vào ban ngày và đêm. Nhóm này cũng tham gia trực tiếp các công việc xây dựng trong điện, như sửa sang chỗ hỏng, xây mới các ban bệ thờ ngồi trời, làm vườn hoa, trùng tu tơn tạo các đơn nguyên kiến trúc. Nhóm cịn làm các cơng việc khác như lau, kê tượng, ban thờ vào ngày thường, chuẩn bị lễ lạt cắm hoa vào ngày lễ.

Trong buổi lễ rằm tháng Giêng tại đền Thanh Lanh (xã Trung Mỹ), cô đồng Dương Thị Định (xã Quất Lưu) có dẫn một đội con nhang, đệ tử đến làm lễ cúng đầu năm. Chúng tơi có nói chuyện với một thanh niên trong đội và được biết, anh là em trai của cơ Dương Thị Định: “Vào dịp đầu năm, tơi có

xin nghỉ công ty mấy buổi để đi theo giúp việc cho chị gái những công việc như bê lễ, lái xe. Cịn những ngày bình thường, tơi vẫn đi làm cơng ty như thường. Có đợt lễ ở điện đơng q, tơi đến làm bảo vệ và trông xe”. Khi hỏi

xem có được trả tiền khi làm những cơng việc này, anh chỉ cười mà khơng nói gì cả.

Khi được hỏi về việc có giúp gì cho mẹ trong những dịp ngày lễ hay không, anh Dương Văn Mạnh - con trai của cô đồng Tạ Thị Minh (xã Thiện Kế) cho biết: “Trước đây, mẹ tôi vẫn làm ruộng bình thường. Đến năm tơi 21

thì mẹ bảo mẹ sẽ mở điện. Lúc đầu người nhà cũng can ngăn ghê lắm. Nhưng mẹ không nghe nên mọi người cũng xuôi theo. Tôi và bố, cùng các chú xây cho mẹ một cái điện nhỏ ở cạnh nhà. Ngày bình thường cũng khơng giúp được gì, chỉ khi mẹ nhờ thì làm giúp. Ngày rằm hay đầu tháng, người ta đến đơng q thì vợ tơi ở nhà giúp, tơi vẫn đi làm bình thường”.

Đối với các điện Mẫu tư nhân ở huyện Bình Xun, vì có quy mơ nhỏ nên bộ phận nhà bếp có số lượng ít và hoạt động không thường xuyên. Họ là những phụ nữ độ tuổi từ 40 - 65 tuổi. Họ thường là thành viên trong gia đình hoặc có quan hệ họ hàng với Chủ điện, sống gần điện. Vào các dịp lễ, họ giúp việc ngoài điện, đi chợ nấu cơm, rửa bát phục vụ khách. Bộ phận còn lại làm

các việc thu xếp lễ, tiền..., hầu hết là con gái, con dâu và cháu gái của thủ nhang.

Chúng tơi có phỏng vấn chị Nguyễn Thị Hảo - em dâu của Chủ điện Dương Thị Nguyệt (xã Bá Hiến), chị cho biết: “Nhờ ăn lộc thánh nên điện nhà chị Nguyệt rất đông, nhất là các ngày cuối năm và đầu năm. Khi đó khách đến nhờ làm lễ rất đơng, nhiều khi họ ở lại nhờ làm lễ đến mấy ngày. Vì vậy, họ đến và thường ở lại từ 1 - 2 ngày. Lúc này mấy chị em gái chúng tôi đến giúp nấu ăn, đi chợ nấu cơm. Khách đến họ trọ ở đây 1 - 2 ngày. Ở đây có nhiều khu cơng nghiệp nên nhiều phịng trọ cho th lắm. Nếu khách ăn uống ở đây thì chúng tơi sẽ nấu ăn, cịn họ ăn ở ngồi thì thơi”.

Tuy nhiên, vì quy mơ nhỏ nên đa phần các điện thờ Mẫu tư nhân ở huyện Bình Xun khơng có bộ phận nhà bếp. Khách đến xem bói hoặc làm lễ thường chỉ đến trong ngày. Nếu nhà xa thì đi từ sáng sớm.

Với khả năng tổ chức chu đáo, đội ngũ nhân sự thường trực nhiệt tình và chuyên nghiệp, họ tạo nên một hệ thống dịch vụ tâm linh chu đáo, nhất là đối với các hoạt động lên đồng hầu bóng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các điện thờ mẫu tư nhân trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 39 - 43)