Tác động của sự thay đổi kinh tế, chính trị xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các điện thờ mẫu tư nhân trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 69 - 70)

7. Bố cục của luận văn

3.1. Nguyên nhân định hình phát triển

3.1.4. Tác động của sự thay đổi kinh tế, chính trị xã hội

Năm 1975 đánh dấu mốc son của lịch sử dân tộc, năm toàn thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. cuộc đấu tranh giải phóng kéo dài 30 năm đã cuốn hút một vài thế hệ vào nó. Tất cả đã sống, đã chiến đấu vì Tổ quốc bất luận đàn ơng hay đàn bà, người già hay người trẻ đều tự hào khi được phục vụ cho cuộc chiến tranh. Người ta làm việc khơng kể ngày đêm, miễn sao được đóng góp sức lực của mình cho Tổ quốc. Đức tin người dân khi ấy đặt vào Tổ quốc, nhà nào cũng có bàn thờ Tổ quốc. Chiến đấu để giải phóng đất nước, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và lý tưởng của mọi người. Chủ nghĩa Mác - Lênin là linh hồn của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Có thể nói, niềm tin tưởng tuyệt đối của mọi người vào chủ thuyết này đã thay thế đức tin tôn giáo.

Cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 của thế kỷ XX là giai đoạn phục hồi sau chiến tranh, nước ta đứng trước những khó khăn rất lớn về kinh tế. Kế hoạch phát triển kinh tế hàng năm luôn đạt chỉ tiêu năm sau phấn đấu bằng năm trước. Tình trạng này kéo dài cả chục năm. Cuộc sống của người dân vơ cùng khó khăn. Niềm vui chiến thắng rồi cũng dịu lại, ai cũng phải đối mặt với cuộc sống thực tại. Đảng và Chính phủ sáng suốt tiến hành công cuộc đổi mới. Công cuộc đổi mới diễn ra toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội đặc biệt là q trình dân chủ hóa. Ý thức dân chủ đã mở ra tầm nhìn mới của mỗi người về nghĩa vụ và quyền lợi của cá nhân. Khẩu hiệu “Hãy tự cứu lấy mình” của cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Vinh đã góp phần tích cực cho ý thức cá nhân của mỗi người. Nó đã trở thành một phong trào cuốn hút hầu như tất cả mọi người từ quan chức đến thường dân. Nhà nhà, người người “tự cứu” đã đưa đến tình trạng phổ biến là quan trên tham, dân dưới gian. Bóng tối của tệ nạn xã hội, đặc biệt “Tham nhũng trở thành quốc nạn” khiến một bộ phận người dân dao động niềm tin họ buộc phải tìm kiếm chỗ dựa tinh thần là điều tất yếu. Khi bí bách hoang mang con

người thường truy cầu ở những lực lượng siêu hình thần bí như tổ tiên và thần thánh. Đây là cơ hội để các tín ngưỡng tôn giáo tồn tại và phát triển.

Lịch sử nhân loại cho thấy mỗi khi có biến động chính trị - xã hội, tơn giáo thường phát triển mà trước hết là sự xuất hiện của các hiện tượng tôn giáo mới. Sự ra đời của đạo Kitô vào đầu công nguyên ở Đế quốc La Mã, đạo Islam trên bán đảo Ả rập vào thế kỷ VII, cải cách tôn giáo thời kỳ Phục hưng ở Tây Âu, các hiện tượng tôn giáo cuối thế kỷ XX… là nhưng minh chứng.

Ở Việt Nam, sau khi đánh thắng quân Nguyên ở thế kỷ XIII, đất nước được thanh bình là điều kiện để tinh thần phát triển. Nhiều trí thức nghiên cứu, quảng cáo đạo Phật và kết quả đưa đến sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm. Thế kỷ XVI khi cuộc nội chiến Lê - Mạc - Trịnh diễn ra ác liệt khiến cốt nhục tương tàn, một yêu cầu bức thiết lúc này là cần chấm dứt nội chiến, đem lại sự bình yên cho đất nước, giảm đau thương cho muôn nhà. Đáp ứng yêu cầu này, Mẫu Liễu (Chúa Liễu Hạnh) đã xuất hiện như một biểu tượng của tình đồn kết kiểu “Gà cùng một mẹ, một bào”. Biểu tượng đồn kết trở thành thần chú, Mẫu được tơn thờ và phát triển lên thành một tín ngưỡng. Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp xác lập quyền cai trị ở Việt Nam, Nho giáo khơng cịn là chỗ dựa tinh thần cho chính quyền phong kiến trong sự đối mặt với kẻ thù. Công giáo mới du nhập lại gắn liền với kẻ xâm lược nên không được dung nạp. Nhà Nguyễn buộc phải quay về với tinh thần dân tộc, cần sự bảo hộ của thần linh bằng cách ào ạt sắc phong thần. Thần linh lại được dịp bừng khởi khiến hiện tượng các ông Đạo xuất hiện. Hiện nay, hậu quả của chiến tranh nhất là thay đổi nhanh chóng về mọi mặt của thời kỳ đổi mới là điều kiện cho tín ngưỡng, tơn giáo phát triển. Các hiện tượng tôn giáo mới như Long Hoa Di Lặc, đạo Nguyễn Văn Ty, Thanh Hải Vô Thượng Sư… và các điện thờ tư nhân xuất hiện, phát triển khá mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các điện thờ mẫu tư nhân trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)