Chủ nhân điện thờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các điện thờ mẫu tư nhân trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 30 - 33)

7. Bố cục của luận văn

2.1.1. Chủ nhân điện thờ

Điện thờ tư nhân là nơi thờ tự trong gia đình nhưng khơng phải là ban thờ tự gia tiên như thường thấy trong mỗi nhà. Đây là loại điện thờ riêng biệt được lập ra do nhu cầu của một thành viên nào đó được gọi là có căn số trong gia đình [16]. Loại điện thờ này khơng phải ngày nay mới xuất hiện. Tư liệu lịch sử đã từng ghi nhận một số cơ sở thờ tự mang tính cá nhân như Lý Thái Tơng cho xây chùa Diên Hựu (chùa Một Cột), Trần Anh Tơng xây đình ứng Thiên (phố Láng Hạ, Hà Nội), Lê Thánh Tông xây đền Vọng Tiên (Hàng Bông, Hà Nội). Các vị vua nói trên xây đền chùa là do tin vào giấc mộng chứ khơng phải có mục đích. Người khác xây dựng do chủ định vì có mục đích như Hồng Thái Hậu thời Lý Nhân Tông xây trên 100 chùa [33; tr.440]; Phạm Ngũ Lão dựng chùa Bảo Sơn ở Phù Ưng [34; tr.210]… Đa số chủ nhân điện thờ tư nhân được lập ra gần đây đều thuộc loại 1.

Do chủ động hay bị động thì cả hai loại điện thờ nêu trên đều do chủ điện tự lập ra. Bên cạnh đó, cịn có loại điện thờ thứ hai là do chủ điện được thừa kế của các thế hệ trước.

Chủ điện tự lập điện thờ mới

Những điện thờ tư nhân trên địa bàn Bình Xuyên hầu hết chủ nhân đồng thời là người sáng lập. Lý do khiến họ phải lập điện thờ này khá đa dạng. Song có một điểm chung là họ phải có căn (với Thánh), có duyên (với Phật), nếu thiếu điều kiện quan trọng này thì khơng thể thành chủ điện. Căn Thánh được thể hiện ở các mức độ khác nhau như cao - thấp, nặng - nhẹ và đều thuộc hệ thống thần linh Đạo Mẫu và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần, từ Quan lớn (trong Ngũ Vị Quan), Thánh Chầu, Thánh Hồng, Thánh Cơ, Thánh

Cậu… Phần đông chủ điện trước khi lập điện thờ đều bị bệnh tật, ốm đau trong thời gian dài không rõ nguyên nhân, thường bị giới y khoa cho là mắc bệnh tâm thần (đa nhân cách), có trường hợp đã phải gửi vào Bệnh viên tâm thần. Tuy nhiên, sau khi chữa trị ở bệnh viện đã không đạt kết quả, họ cầu đến thần thánh theo tâm lý tiêu biểu của người Việt là “có bệnh thì vái tứ phương”. Trong quan niệm của họ, ốm đau mà không chữa trị được là cách

thức “các ngài” cho biết về sự ràng buộc của họ với thánh.

Cô Dương Thị Vân (xã Tân Phong) bị bệnh, ốm đi khám nhưng không ra bệnh gì cả, đi xem phán có căn và bảo phải mở điện nhưng cô không mở. Thỉnh thoảng cơ cịn ngồi đọc thơ, người thơ thẩn cả ngày. Cơ cùng gia đình chữa chạy 11 năm nhưng khơng khỏi, đến khi mở điện thì tình trạng này dần chấm dứt.

Thầy Dương Văn Lợi (xã Bá Hiến) hay nằm mơ thấy các vị thần trong giấc mơ của mình. Lần vợ thầy có bầu đứa thứ nhất, thầy nằm mơ thấy có Ngài trao cho một đứa con trai, sau đó vợ thầy sinh ra một đứa con trai thật. Đến lần bầu thứ hai tình trạng ấy lại tiếp diễn. Thầy còn mơ thấy nhiều các vụ việc tai nạn hay mất tích ở xung quanh vùng. Sau này thầy mở điện hay xem bói cho người dân.

Theo lời cơ đồng Dương Thị Nguyệt (xã Bá Hiến, đã mở điện từ năm 2004): “Trước đây, trong nhà cơ khơng có ai mở điện hay thờ Mẫu. Cơ cũng

chỉ là 1 người dân bình thường, làm các cơng việc đồng áng. Nhưng từ những năm 2000, cô đau ốm triền miên, đêm hay nằm mộng mị. Gia đình thì xào xáo, lúc nào vợ chồng cũng bất hòa, nhiều lúc cịn cãi nhau. Người nhà xúi cơ đi xem bói thì thầy bảo cơ có căn, phải mở điện khơng thì gia đình sẽ tan cửa nát nhà, vợ chồng ly tán. Từ ngày cô mở điện, được ăn lộc thánh, gia đình cũng yên ấm, bản thân cũng ít bệnh tật hơn trước”.

Như vậy, nguyên nhân của việc lập điện thờ tư nhân mới là khá đa dạng nhưng tựu chung lại có thể quy vào 4 dạng thức: do ốm đau, do gia đình bất hạnh, do trục trặc về nghề nghiệp hay tình duyên, do trục lợi mà làm theo.

Hầu hết các chủ nhân của điện thờ đều đã có gia đình, con cái bình thường, thời gian họ lập gia đình ở những độ tuổi khác nhau. Về mặt lứa tuổi, chủ nhân các điện thờ tư nhân ở Bình Xun có độ tuổi khác nhau, từ 30 - 52 như thầy Dương Văn Lợi (xã Bá Hiến) là chủ điện trẻ nhất (31 tuổi) và cô đồng Dương Thị Vân (xã Tân Phong) là chủ điện lớn tuổi nhất (59 tuổi). Về mặt giới tính, đa phần các chủ điện đều có giới tính nữ, chỉ có 3 chủ điện Dương Văn Năm, Dương Văn Lợi và Dương Văn Tám là nam. Về học vấn, các chủ điện ở Bình Xuyên hầu hết chỉ học xong cấp 2, thậm chí chỉ học xong bậc tiểu học như cô Dương Thị Vân (xã Tân Phong), cô Dương Thị Nguyệt (xã Bá Hiến). Về nghề nghiệp, trước khi mở điện họ có xuất thân từ nhiều ngành nghề khác nhau như: làm ruộng, buôn bán, làm công nhân…

Tuy nhiên, người tin vào thần thánh ở Bình Xun hiện nay khơng phụ thuộc vào tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính hay trình độ học vấn. Nhiều người tự nguyện gắn cuộc đời của mình vào niềm tin ấy. Thực tế này cho thấy, nhu cầu thực hiện tín ngưỡng tơn giáo ở một số người dân là một thực tại khách quan. Việc các chủ điện đều có vợ (chồng), con khiến quan niệm cho rằng chỉ người thoát tục (trong trắng) mới giao tiếp được với thần linh là thiếu cơ sở.

Chủ điện kế thừa

Trên địa bàn huyện Bình Xun cũng có trường hợp chủ điện là người được nhận hoặc chỉ định kế thừa. Người đó thường được chủ động lựa chọn hoặc được kế thừa một cách ngẫu nhiên, không giống nhau. Thông thường, người được chọn để kế thừa một ngơi điện thờ phải có dun tu hay căn số thờ Thánh. Do vậy, người kế nghiệp không nhất thiết phải là cha truyền con nối mà có thể là người trong dịng tộc, thậm chí có khi là ngồi huyết thống, nhưng hợp căn số với bậc tiền bối thì cho nối nghiệp.

Trường hợp nhà cô đồng Dương Thị Là (xã Bá Hiến): “Ngày xưa, mẹ

làng hoặc trong xã. Cũng có khách từ xa nghe thấy tiếng đến xem. Lễ lạt tùy tâm chứ cơ khơng quy định số tiền phí là bao nhiêu, như thế nào”.

Cô Dương Thị Hạnh (xã Trung Mỹ) trước là đệ tử của cô Dương Thị Hường (xã Trung Mỹ - đã mất). Vì có căn dun với điện nên cô được chủ điện Dương Thị Hường cho kế thừa lại điện của mình. Hiện nay cơ sinh sống ngay trên mảnh đất cũ nhà cô Hường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các điện thờ mẫu tư nhân trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 30 - 33)