Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các điện thờ mẫu tư nhân trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 79 - 104)

7. Bố cục của luận văn

3.4. Một số kiến nghị

Điện thờ tư nhân là hiện tượng tâm lý - tơn giáo - văn hóa xã hội xuất hiện trong những điều kiện lịch sử nhất định, tồn tại trong hồn cảnh thích hợp và sẽ mất đi khi tự nó khơng cịn phù hợp, tức là người dân hết tín nhiệm. Sự tồn tại và phát triển của điện thờ tư nhân phần lớn phụ thuộc vào tín hữu. Điện thờ tư nhân là một thực tế nên cần có thái độ khách quan trong việc đánh giá hiện tượng tín ngưỡng tơn giáo này và quản lý hoạt động của chúng.

Qua nghiên cứu cho thấy, không phải tất cả các điện thờ tư nhân đều là nơi thực hành tín ngưỡng tơn giáo. Một số chủ điện có dấu hiệu lợi dụng tâm lý kính sợ và cầu lợi ở thánh thần của một bộ phận cư dân để trục lợi như thực hiện những đàn lễ gây tốn kém hàng triệu, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Đây là mặt tiêu cực của các điện thờ tư nhân. Trước hết, từng địa bàn cơ sở như xã/thị trấn phải thống kê đầy đủ số điện thờ và yêu cầu chủ điện đăng ký hoạt động. Chỉ có như vậy các chính quyền chức năng mới quản lý tốt, chống được mê tín dị đoan.

Hiện nay, mê tín dị đoan đang phổ biến trong đời sống sinh hoạt tín ngưỡng tơn giáo của nhân dân. Khắc phục tình trạng này, khơng thể chỉ dùng biện pháp hành chính một cách máy móc. Nhiều khi các hành chính áp đặt khơng đưa đến hiệu quả. Việc cần thiết là tuyên truyền, giáo dục cho người dân và cùng với đó là nghiên cứu thực tế một cách đầy đủ để đưa ra những giải pháp hợp lý.

Muốn như vậy phải tăng cường nghiên cứu tín ngưỡng tơn giáo truyền thống một cách nghiêm túc để thấy được đâu là tín ngưỡng đích thực có từ

xưa, đâu là phần thêm vào trong các gia đình sau này do “phú quý sinh lễ nghĩa”. Có như vậy mới đảm bảo được sự trong lành của sinh hoạt tôn giáo, tránh mê tín dị đoan.

Các nhà quản lý cần có kiến thức cơ bản về tín ngưỡng tơn giáo nói chung và hiểu biết về các hoạt động của từng nơi cụ thể. Trên cơ sở đó đề ra những nguyên tắc quy định cho hoạt động của các cơ sở tín ngưỡng tơn giáo, trong đó có điện tư nhân. Khơng thể vì tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng của các cá nhân mà các nhà chức trách lại vơ tình tạo điều kiện cho người tơn giáo được làm theo ý muốn, bất chấp luật pháp và ô nhiễm mơi trường, mất trật tự xã hội như báo chí từng đưa tin.

Nhiều điện thờ tư nhân cần được quan tâm chú ý hơn từ phía chính quyền nghiên cứu và quản lý để ngăn ngừa yếu tố mê tín dị đoan, phát huy mặt tích cực sẽ có giá trị nhiều hơn đối với xã hội. Ít nhất, các điện thờ sẽ góp phần giảm thiểu những căng thẳng trong tâm lý của một bộ phận cư dân trong nhịp sống sôi động gây nhiều stress như hiện nay.

Điện thờ tư nhân không chỉ là hiện tượng tơn giáo phổ biến mang tính cá nhân mà nó cịn có ý nghĩa xã hội nhất định. Theo NNC, đây còn là nét riêng của văn hóa Việt Nam xét về mặt tơn giáo. Do vậy, trân trọng và bảo tồn hiện tượng tín ngưỡng tơn giáo này cũng là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tiểu kết chƣơng 3

Những nhân tố lịch sử, tơn giáo - tín ngưỡng, chính trị - hệ thống quản lý nhà nước, kinh tế, cộng đồng đã có những tác động mạnh mẽ đến nguyên nhân định hình phát triển của các điện thờ Mẫu tư nhân ở huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Việc nhận diện những nhân tố cụ thể này là rất cần thiết, để chúng ta có thể chỉ ra được nguồn gốc, nguyên nhân của định hình các điện thờ tư nhân trong lịch sử phát triển nói chung và bối cảnh đương đại nói riêng.

Cùng với sự tăng nhanh về đời sống vật chất thì nhu cầu về đời sống tinh thần của người dân, trong đó có nhu cầu tín ngưỡng, tơn giáo cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Vĩnh Phúc là địa bàn có nhiều tín ngưỡng, tơn giáo cùng hoạt động và cùng với đó là các cơ sở thờ tự và lực lượng quần chúng tín đồ; trước hết, đó là các tín ngưỡng truyền thống. Cùng với tục thờ Bách Thần của người dân trong tỉnh cịn có các đền thờ Thánh Mẫu Tây Thiên được đặt ở nhiều nơi trên vùng đất Tam Đảo. Hiện nay, ngoài đền Mẫu sinh, đền Mẫu hố cịn có các đền thờ phụng cơng lao của Thánh Mẫu. Các hoạt động thờ Mẫu thường gắn với nghi thức văn hoá dân gian đặc sắc trên địa bàn tỉnh. Truyền thống tơn giáo, tín ngưỡng ở Vĩnh Phúc có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành, phát triển của các điện thờ Mẫu tư nhân ở Bình Xuyên.

Những đặc điểm cơ bản của các điện thờ Mẫu tư nhân ở Bình Xun như: quy mơ vừa và nhỏ, thậm chí rất nhỏ, linh hoạt trong tổ chức hoạt động, do chính chủ điện quản lý. Các điện mở ra để cúng bái với mục đích ngồi tín ngưỡng thơng thường để mưu lợi cá nhân, làm giàu bất chính với đủ các ngón nghề từ xem bói, thánh hiển linh, lên đồng, nhập phủ. Đặc biệt, hiện nay trên địa bàn cịn có tình trạng khá phổ biến trong hoạt động của tín ngưỡng nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng đó là hiện tượng “khấn hộ” trong các cơ sở thờ tự.

Điện thờ tư nhân không chỉ là hiện tượng tơn giáo phổ biến mang tính cá nhân mà nó cịn có ý nghĩa xã hội nhất định. Các nhà quản lý cần có kiến thức cơ bản về tín ngưỡng tơn giáo nói chung và hiểu biết về các hoạt động của từng nơi cụ thể. Trên cơ sở đó đề ra những nguyên tắc quy định cho hoạt động của các cơ sở tín ngưỡng tơn giáo, trong đó có điện tư nhân. Nhiều điện thờ tư nhân cần được quan tâm chú ý hơn từ phía chính quyền nghiên cứu và quản lý để ngăn ngừa yếu tố mê tín dị đoan, phát huy mặt tích cực sẽ có giá trị nhiều hơn đối với xã hội.

KẾT LUẬN

Thờ Mẫu ở Việt Nam cho đến nay vẫn cịn có những quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng đó là tín ngưỡng, nhưng lại có người cho rằng đó là một đạo, một tục thờ Mẫu. Thế nhưng, phần lớn các nhà nghiên cứu hiện nay coi thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có nguồn gốc bản địa. Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng gắn với nhiều truyền thống văn hóa dân gian. Nó là một biểu trưng, một hình tượng của đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam và tín ngưỡng này đã có một sức hấp dẫn đặc biệt. Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về hình thức tín ngưỡng này, nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ và cần được nghiên cứu, thảo luận, giải quyết trong đời sống khoa học và trong thực tiễn nhiều chiều khác nhau.

Địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc là vùng đất chịu sự ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Quốc Mẫu Tây Thiên. Tín ngưỡng thờ Mẫu từ lâu đã xâm nhập vào tâm hồn, lối sống của người dân nơi đây và trở thành một nét văn hóa đặc sắc. Theo sự phát triển mn màu, mn vẻ của tín ngưỡng dân gian khơng theo quy luật sẵn nào và tư duy huyền thoại chính là chỗ dựa cho người nông dân xưa kia, giúp họ tạo ra các thần linh vốn là các thiên thần có một đời sống thực, một lý lịch rõ ràng như người trần gian và trong một xã hội lịch sử nào đó và nhiều nữ thần xuất hiện dưới thời vua Hùng và sau đó họ trở thành Thánh Mẫu.

Được hình thành từ rất lâu nên tín ngưỡng thờ Mẫu trong quá trình tồn tại và phát triển đã dung nạp, đan xen nhiều hình thức tín ngưỡng, tơn giáo khác nhau. Vì tín ngưỡng thờ Mẫu mang tính bình dân, tiểu nơng dân dã nên ngày càng thu hút nhiều người, nhiều đối tượng tin và theo thứ tín ngưỡng này. Tín ngưỡng này ngồi những nghi lễ thờ cúng, còn sản sinh ra nhiều giá trị văn hóa - nghệ thuật, góp phần bảo lưu nhiều yếu tố văn hóa có giá trị, đậm

đà bản sắc dân tộc. Ngồi ra, tín ngưỡng cịn đáp ứng nhu cầu không thể thiếu và khát vọng của đời sống thường nhật của con người.

Từ sau năm 2008, sau khi một số xã trên địa bàn huyện Bình Xuyên bị thu hồi đất, các điện thờ Mẫu tư nhân mọc lên ngày càng nhiều. Hiện nay, khi mà xu hướng tồn cầu hóa đang có mặt trên khắp các quốc gia và đất nước ta cũng có những biến đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội thì tín ngưỡng thờ Mẫu cũng đang có những thay đổ cả về mặt lý luận lẫn nhận thức. Tuy nhiên, những thay đổi đó kèm theo cả những xu hướng tiến gần tới những hiện tượng mê tín dị đoan, xu hướng thương mại hóa tín ngưỡng. Song xu hướng chính vẫn là đưa hình thức sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu trở thành hoạt động mang tính văn hóa và xã hội, trở thành nét đẹp truyền thống dân gian trong sinh hoạt cộng đồng, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của nhân dân.

Đảng và Nhà nước ta luôn quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng, thực hiện đường lối, chính sách về tín ngưỡng, tơn giáo và từ thực tiễn hoạt động của các điện thờ Mẫu tư nhân trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tác giả luận văn đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị cơ bản như trên nhằm hạn chế một số tiêu cực của tín ngưỡng thờ Mẫu. Bên cạnh đó, phải quán triệt và thực hiện đúng chủ trương, đường lối nhất quán của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đánh giá đúng giá trị văn hóa, đạo đức của tín ngưỡng thờ Mẫu, chúng ta đã, đang và sẽ cùng với những giá trị văn hóa truyền thống của mình chủ động hội nhập, thực hiện tốt công cuộc đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bình Xuyên (2018), Lịch sử Đảng bộ huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc.

2. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam Văn hóa sử cương, Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.

3. Đào Duy Anh (1994), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb. Thuận

Hóa.

4. Đinh Gia Khánh (1992), “Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn hóa

dân gian ở Việt Nam”, Tạp chí Văn học (5).

5. Đặng Văn Lung (2004), Văn hóa Thánh Mẫu, Nhà xuất bản Văn hóa

Thơng tin, Hà Nội.

6. Đặng Văn Lung (1991), Tam tòa Thánh Mẫu, Nhà xuất bản Văn hóa

dân tộc, Hà Nội.

7. Đặng Nghiêm Vạn (2001), Lý luận về tôn giáo và tình hình tơn giáo ở

Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội

8. Đỗ Thị Hảo, Mai Thị Ngọc Chúc (1994), Các nữ thần Việt Nam, Nhà

xuất bản Phụ nữ, Hà Nội.

9. Hồng Quốc Hải (2001), Văn hóa phong tục, Nxb. Văn hóa - Thơng

tin, Hà Nội.

10. Hoàng Lương (2002), Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam khu vực phía Bắc, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.

11. Kỷ yếu hội thảo khoa học, nhiều tác giả, Quốc Mẫu Tây Thiên Vĩnh Phúc trong Đạo Mẫu Việt Nam, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh

Phúc.

12. Lê Hồng Lý (2002), Di tích và lễ hội Tây Thiên - tiềm năng và triển vọng, Nxb Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội.

13. Lê Hữu Nghĩa - Nguyễn Đức Lữ (chủ biên) (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội.

14. Lê Kim Thuyên, Lê Kim Bá Yên (2008), Quốc Mẫu Tây Thiên Vĩnh Phúc, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc.

15. Lê Kim Thuyên, Lê Kim Bá Yên (2009), Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Vĩnh Phúc, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc.

16. Lê Thị Chiêng (2010), Tìm hiểu các điện thờ tư gia ở Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Triết học.

17. Louis Lorzer, Địa chí tỉnh Vĩnh Yên (1933), Hà Nội.

18. Marcel Mauss (2009), Khảo về quà tặng, Nxb Thế giới, Tạp chí Văn

hóa Nghệ thuật, Hà Nội.

19. Mai Thanh Hải (2005), Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam,

Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.

20. Mai Thị Hạnh (2016), Bản hội trong Đạo Mẫu: Tạo lập vốn xã hội trong bối cảnh chuyển đổi, Luận văn Tiến sĩ Văn hóa học.

21. Ngô Đức Thịnh (2007), Đạo Mẫu, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà

Nội.

22. Ngô Đức Thịnh (2002), Đạo Mẫu ở Việt Nam (Tập 1), Nhà xuất bản

Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.

23. Ngô Đức Thịnh (2002), Đạo Mẫu ở Việt Nam (Tập 2), Nhà xuất bản

Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.

24. Ngô Đức Thịnh (2001), Đạo Mẫu và các hình thức Shaman của các dân tộc ở Việt Nam và Châu Á, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

25. Ngô Đức Thịnh (1992), Hát văn, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà

Nội.

26. Ngô Đức Thịnh (1991), Hát văn và hầu bóng là hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 4, tr.56-63.

27. Ngô Đức Thịnh (2010), Lên đồng hành trình của thần linh và thân phận, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.

28. Ngô Đức Thịnh (1997), Mấy ghi nhận về Thánh Tản Viên trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Sở Văn hóa Thơng tin Hà Tây.

29. Ngô Đức Thịnh (2010), Những giá trị của đạo Mẫu Việt Nam, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 4(310), tr.11-15.

30. Ngô Đức Thịnh (1992), Thờ Mẫu - từ tín ngưỡng ngun thủy đến tơn

giáo dân gian, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hà Nội.

31. Ngơ Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

32. Ngô Đức Thịnh (1992), “Tục thờ Mẫu Liễu Hạnh - một sinh hoạt tín

ngưỡng văn hóa cộng đồng”, Tạp chí Văn học.

33. Ngơ Sỹ Liên (2001), Đại Việt Sử ký toàn thư, tập 1, Nxb. Văn hóa thơng tin, Hà Nội.

34. Ngô Sỹ Liên (2001), Đại Việt Sử ký toàn thư, tập 2, Nxb. Văn hóa thơng tin, Hà Nội.

35. Nguyễn Quang Khải (2001), Tập tục và kiêng kị, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

36. Nguyễn Hữu Thơng (chủ biên) (1995), Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

37. Nguyễn Minh San (1993), Bước đầu tìm hiểu đặc trưng của điện thờ Mẫu, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 3, tr.80-82.

38. Nguyễn Minh San (1993), Đạo thờ Mẫu ở nước ta - nhìn từ hệ thống đền miếu và thần tích, Tạp chí Dân tộc học, số 1, tr.42-47.

39. Nguyễn Minh San (1994), Tiếp cận tín ngưỡng dân giã Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

40. Nguyễn Minh San (1994), Những thần nữ danh tiếng trong văn hóa tín

41. Nguyễn Thị n (2010), Sự hình thành và biến đổi của tục thờ Mẫu ở

Tây Thiên Vĩnh Phúc, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc.

42. Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc.

43. Nguyễn Văn Huyên (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam (2

tập), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

44. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.

45. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nhà xuất bản Văn hóa

Thông tin, Hà Nội.

46. Proschan Frank (2001), Lên đồng (hầu bóng) - kho tàng sống của di sản văn hóa Việt Nam, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 4, tr.64-68.

47. Thành Duy (2006), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam

mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

48. Trần Thị An (2010), Truyền thuyết về Mẫu Tây Thiên qua những lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các điện thờ mẫu tư nhân trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 79 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)