Phần 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4. Thu nhập thấp
Người lao động muốn duy trì được cơng việc và cuộc sống ổn định tại các đơ thị thì điều kiện tiên quyết đó là phải đảm bảo về thu nhập, việc đảm bảo mức thu nhập sẽ giúp cho người lao động yên tâm hơn trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, vấn đề thu nhập đối với lao động nhập cư cũng và một trong những vấn đề nhức nhối và cần phải được quan tâm bởi đây là nhóm đặc thù và hiện vẫn chưa có nhiều quy định cụ thể dành cho nhóm lao động này.
Đối với yếu tố giới, nhóm lao động nam chuyển việc do thu nhập thấp
chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm nữ, lao động nam chiếm tỷ lệ 52,2%, nhóm nữ chiếm tỷ lệ 47,8%. (xem bảng 3.30). Nhóm lao động động nam là nhóm có nhu cầu chuyển đổi việc nhiều hơn, đồng nghĩa với việc có nhiều hoạt động và tham gia vào nhiều nhóm khác nhau hơn lao động nữ.
“Em thấy các bạn nam hay chuyển việc hơn là các bạn gái, vì dù sao bọn em làm cơng việc lương thấp nhưng chịu khó tiết kiệm sống vẫn được, nhưng các bạn trai chắc khó hơn, vì cịn đi bạn bè, đi chơi, ăn uống, rồi đi với bạn gái, nói chung là tiêu nhiều hơn bọn em.” (PVS, nữ, 22 tuổi)
Bảng 3.30. Tỷ lệ công việc cho thu nhập thấp theo yếu tố giới
Nội dung Nữ Nam Tổng
Số lượng 55 60 115
Tỷ lệ 47,8 52,2 100,0
Nguồn: Phạm Văn Quyết, Đề tài: “Các quan điểm lý thuyết về hòa nhập xã hội và
hòa nhập xã hội của nhóm lao động nghèo nhập cư vào các đơ thị nước ta trong q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa”, 2013 – 2015.
Đối với nhóm lao động nam, yếu tố thu nhập giữ vai trò khá quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, ngoài các chi tiêu cơ bản, các nhóm nam cịn tham gia rất nhiều các hoạt động khác nhau bao gồm cả công việc, các hoạt động vui chơi giải trí, mua sắm, v.v. đặc biệt là hoạt động duy trì và
mở rộng các mối quan hệ xã hội.
Đối với yếu tố nhóm tuổi, nhóm tuổi từ 26 – 55 tuổi là nhóm có tỷ lệ
chuyển đổi việc làm do thu nhập thấp nhiều nhất trong các nhóm chiếm 70,4%, nhóm tuổi từ 16 – 25 chiếm tỷ lệ 27% (xem biểu đồ 3.7). Như vậy, nhu cầu nâng cao thu nhập luôn tạo động lực để người lao động chuyển đổi việc làm, điều đó cũng đồng nghĩa với việc trình độ chun mơn và tay nghề của người lao động đã được nâng cao. Thay bằng việc chấp nhận làm công việc cũ, người lao động đã sẵn sàng chuyển đổi việc làm và tìm kiếm cơng việc cho thu nhập cao hơn trước.
“Trước khi làm quản lý anh cũng đi làm nhiều nơi rồi, vừa thêm kinh nghiệm mà cũng biết nhiều hơn, giờ lao động thay đổi liên tục mà, họ có bao giờ làm cố định đâu mà, chỉ vài năm thơi, có cơng ty nào mới, lương cao là họ đi ngay.” (PVS, nam, 38 tuổi)
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ công việc cho thu nhập thấp theo yếu tố nhóm tuổi Tỷ lệ: % 27 70.4 2.6 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Từ 16 - 25 Từ 26 - 55 Trên 55
Nguồn: Phạm Văn Quyết, Đề tài: “Các quan điểm lý thuyết về hòa nhập xã hội và
hịa nhập xã hội của nhóm lao động nghèo nhập cư vào các đô thị nước ta trong q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa”, 2013 – 2015.
Đối với yếu tố trình độ học vấn, nhóm trình độ lao động chuyển đổi
nhiều nhất là nhóm cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ 47,8%, thứ hai là nhóm trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 40,9%. (xem bảng 3.31)
Bảng 3.31. Tỷ lệ công việc cho thu nhập thấp theo yếu tố trình độ
học vấn
Nội dung Tiểu học THCS THPT CĐ, ĐH Sau ĐH Chưa đi học Tổng số Số lượng 1 9 47 55 3 0 115 Tỷ lệ 0,9 7,8 40,9 47,8 2,6 0 100,0
Nguồn: Phạm Văn Quyết, Đề tài: “Các quan điểm lý thuyết về hòa nhập xã hội và
hịa nhập xã hội của nhóm lao động nghèo nhập cư vào các đô thị nước ta trong q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa”, 2013 – 2015.
Nhóm lao động có trình độ cao đẳng, đại học là nhóm có tỷ lệ chuyển đổi việc làm nhiều hơn các nhóm bởi đây là nguồn lực chính trong các tổ chức, cơ quan. Vì vậy, ngồi việc chiếm số lượng đơng đảo thì nhóm này cũng có nhu cầu chuyển đổi cơng việc cao hơn các nhóm khác nhằm tìm
kiếm mức thu nhập phù hợp với trình độ năng lực của bản thân. Ngồi ra, nhóm lao động có trình độ trung học phổ thơng thường tập trung trong các nhà máy, xí nghiệp cũng là nhóm chuyển đổi việc làm nhiều, bởi mức độ tuyển dụng của các nhà máy xí nghiệp ln rất lớn và liên tục chuyển đổi. Vì vậy, nhóm nhân lực này ln có điều kiện thuận lợi trong việc chuyển đổi công việc mới.
“Giờ trong nhà hàng của anh, nhân viên khuân vác thì ai cũng được miễn là khỏe mạnh, nhưng mà làm nhân viên kế toán, bưng bê hay trả lời điện thoại thì nhân viên có bằng cao đẳng đại học vẫn tốt hơn, bằng cấp 3 cũng được chả sao, nhưng sinh viên ra trường sẽ có nhận thức tốt hơn, và cũng hiểu.” (PVS, nam, 38 tuổi)
Đối với yếu tố trình trạng hơn nhân, nhóm lao động đã lập gia đình có
mức độ chuyển đổi việc làm do công việc thu nhập nhất cao hơn so với các nhóm khác chiếm tỷ lệ 53,9%, thứ hai là nhóm chưa vợ/chồng chiếm tỷ lệ 44,3%. (xem bảng 3.32)
“Bn bán khó khăn quá mà người ta cứ nợ mình, tồn người trong làng, hết họ hàng lại người thân nên địi khó, thơi chuyển sang nghề khác cho nhẹ đầu, giờ cịn kiếm tiền ni con chứ cứ cho hết người này, đến người kia vay hàng tháng trời không trả tiền vốn đâu mà mua vịt.” (PVS,
nữ, 47 tuổi)
Bảng 3.32. Tỷ lệ công việc cho thu nhập thấp theo yếu tố tình
trạng hơn nhân
Nội dung Chưa vợ/chồng Có vợ/chồng Ly hơn, ly thân Góa Tổng số Số lượng 51 62 1 1 115 Tỷ lệ 44,3 53,9 0,9 0,9 100,0
Nguồn: Phạm Văn Quyết, Đề tài: “Các quan điểm lý thuyết về hòa nhập xã hội và
hịa nhập xã hội của nhóm lao động nghèo nhập cư vào các đô thị nước ta trong q trình cơng nghiệp hóa và hiện ðại hóa”, 2013 – 2015.
Cả hai nhóm này đều có nhu cầu chuyển đổi việc là để cải thiện thu nhập, đối với nhóm lập gia đình, trách nhiệm với gia đình nhiều hơn, vì vậy nhu cầu cải thiện thu nhập cũng cao hơn so với các nhóm khác, đối với nhóm chưa có gia đình, nhu cầu gia tăng thu nhập cũng cao, tuy nhiên vẫn hạn chế hơn so với nhóm đã lập gia đình, bởi nhu cầu giới hạn ở cá nhân.
Đối với yếu tố thu nhập, các nhóm lao động có thu nhập khác nhau có
mức độ chuyển đổi khác nhau, nhóm thu nhập từ 3,1 – 5 triệu/tháng là nhóm có tỷ lệ chuyển đổi việc làm do thu nhập thấp nhiều nhất với 55,7% thứ hai là nhóm trên 5 triệu/tháng chiếm tỷ lệ 28,7%, ngồi ra, các nhóm thu nhập dưới 1 triệu/tháng và nhóm từ 1 – 3 triệu/tháng lại chiếm tỷ lệ ít hơn. (xem bảng 3.33).
Bảng 3.33. Tỷ lệ công việc cho thu nhập thấp theo yếu tố thu nhập
Nội dung Dưới 1 triệu 1 – 3 triệu 3.1 – 5 triệu Trên 5 triệu Tổng số Số lượng 3 15 64 33 115 Tỷ lệ 2,6 13,0 55,7 28,7 100,0
Nguồn: Phạm Văn Quyết, Đề tài: “Các quan điểm lý thuyết về hòa nhập xã hội và
hịa nhập xã hội của nhóm lao động nghèo nhập cư vào các đơ thị nước ta trong q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa”, 2013 – 2015.
Nhóm lao động có thu nhập cao là nhóm dịch chuyển nhiều hơn và không hài lịng với mức thu nhập hiện có, cịn các nhóm thu nhập thấp mức độ hài lòng cao hơn và tỷ lệ chuyển đổi cũng ít hơn so với các nhóm. Điều đó cho thấy, các nhóm có thu nhập cao, với nhiều kinh nghiệm và mối quan hệ sẽ có động lực nhiều hơn trong việc tìm kiếm và chuyển đổi việc làm các nhóm thu nhập thấp, mặc dù có nhu cầu tuy nhiên khơng có nhiều nguồn lực cho việc chuyển đổi. Chính vì vậy, mức độ chuyển đổi vẫn còn hạn hẹp.
“Mới lên chưa biết làm gì, cứ đi làm đại, được bao nhiêu thì được, mình cứ tích góp giờ bằng cấp khơng có thì người ta trả thấp là đúng rồi, cũng chả kêu gì.” (PVS, nữ, 37 tuổi)
“Hiện tại mức lương của em ở đây là 4,5 triệu, chưa kể thưởng, công việc tốt, mọi người tốt mà quản lý cũng rất dễ chịu, nhưng em muốn tìm cơng việc khác mới mẻ hơn, vì với mức lương như vậy, em vẫn phải xin tiền chị em, nên chắc phải tính xem chỗ nào lương cao hơn thôi.” (PVS, nữ, 22
tuổi)
Đối với yếu tố thời gian, trong các nhóm lao động, nhóm lao động có
thời gian làm việc từ 2 – 5 năm là nhóm có tỷ lệ chuyển đổi việc làm do thu nhập nhất nhiều nhất chiếm tỷ lệ 68,8%, thứ hai là nhóm lao động có thời gian làm việc từ 6 – 10 năm chiếm tỷ lệ 19,1% (xem bảng 3.34). Đây là hai nhóm có tỷ lệ chuyển đổi việc làm nhiều nhất trong tất cả các nhóm.
“Chị đi nhặt ve chai ở hà nội cũng 1 năm rồi đó, trước đó lên cũng đi bn bán hoa quả, nhưng sau đó khơng ăn thua cho lắm, nên chuyển nghề, làm buôn bán hoa quả chắc tầm hơn 2 năm rồi chuyển sang đi làm đồng nát.” (PVS, nữ, 47 tuổi)
Bảng 3.34. Tỷ lệ công việc cho thu nhập thấp theo yếu tố thời gian
Nội dunh Dưới 6 tháng 6 tháng – 1 năm 2 – 5 năm 6 – 10 năm Trên 10 năm Tổng số Số lượng 3 5 79 22 6 115 Tỷ lệ 2,6 4,3 68,8 19,1 5,2 100,0
Nguồn: Phạm Văn Quyết, Đề tài: “Các quan điểm lý thuyết về hòa nhập xã hội và
hịa nhập xã hội của nhóm lao động nghèo nhập cư vào các đô thị nước ta trong q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa”, 2013 – 2015.
Như vậy, đối với lao động nhập cư, các nhóm nhập cư với khoảng thời gian từ 2 năm trở lên mới có khả năng chuyển đổi việc làm, điều đó đồng
nghĩa với việc các nhóm dịch chuyển việc làm thường xuyên là các nhóm đã có kinh nghiệm làm việc và có thời gian làm việc tại các thành phố lớn, đối với các nhóm lao động mới nhập cư, tỷ lệ chuyển đổi việc làm có xuất hiện tuy nhiên chiếm tỷ lệ khá nhỏ.
Đối với yếu tố nghề nghiệp, trong các nhóm nghề nghiệp, nhóm nghề
chuyển đổi việc làm do thu nhập thấp nhiều nhất là nhóm cơng nhân, chiếm tỷ lệ 58,3%, thứ hai là các nhóm lao động tự do chiếm tỷ lệ 14,8%. (xem biểu đồ 3.8)
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ công việc cho thu nhập thấp theo yếu tố nghề nghiệp Tỷ lệ: % 58.3 12.2 0 1.7 14.8 13 0 10 20 30 40 50 60
Công nhân Lao động trong cơ sở sản xuất nhỏ Giúp việc Bán hàng rong Lao động tự do Khác
Nguồn: Phạm Văn Quyết, Đề tài: “Các quan điểm lý thuyết về hòa nhập xã hội và
hịa nhập xã hội của nhóm lao động nghèo nhập cư vào các đô thị nước ta trong q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa”, 2013 – 2015.
“Em làm xưởng cơ điện ở đây mới vài tháng thơi, trước em làm chỗ khác, nói chung là chưa có ý định gắn bó ở đây lâu dài, chắc chỉ hơn năm cùng lắm 2 năm thôi là sẽ tìm chỗ khác, nhưng khơng đến đâu.” (PVS,
“Giờ lao động tự do như chị, chuyển nghề một năm có khi mấy chục nghề, thay đổi suốt, cứ cái nào kiếm được nhiều tiền cứ làm cái đã sau đó tính sau.” (PVS, nữ, 37 tuổi)
Đây là hai nhóm đặc trưng cho nguồn lao động ở dạng thấp, khơng có tay nghề chuyên môn và chủ yếu làm việc theo mục đích thu nhập cao. Chính vì vậy, tỷ lệ chuyển đổi việc là của hai nhóm này cũng cao hơn so
với các nhóm khác.
Đối với yếu tố cạnh tranh việc làm, trong các nhóm lao động chuyển
đổi việc làm do thu nhập thấp có 27,8% lao động cho rằng thường xuyên bị cạnh tranh trong công việc, chiếm 38,3% tỷ lệ cho rằng thỉnh thoảng bị cạnh tranh trong công việc. (xem bảng 3.35)
“Đi làm, lương em được có hơn 3 triệu, mà chị tính tiền thuê nhà, tiền ăn, ở đã mất bao nhiêu rồi, thế mà giờ mấy đứa cùng xưởng chúng nó giở trị ghen ghét, nói xấu rồi ghen tị, nên thôi em cũng nghỉ ln, vì cũng khơng suốt ngà cãi nhau với chúng nó được.” (PVS, nam, 26 tuổi)
Có thể thấy, ngồi việc nhóm lao động chuyển đổi việc làm do thu nhập thấp, nhóm lao động này cũng gặp sự cạnh tranh trong việc làm. Điều đó cũng là yếu tố góp phần khiến người lao động nhập cư khơng muốn gắn bó với nghề.
Bảng 3.35. Tỷ lệ công việc cho thu nhập thấp theo yếu tố cạnh
tranh việc làm
Nội dung Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Tổng số Số lượng 32 44 22 17 115 Tỷ lệ 27,8 38,3 19,1 14,8 100,0
Nguồn: Phạm Văn Quyết, Đề tài: “Các quan điểm lý thuyết về hòa nhập xã hội và
hịa nhập xã hội của nhóm lao động nghèo nhập cư vào các đơ thị nước ta trong q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa”, 2013 – 2015.
Đối với yếu tố cơng việc nặng nhọc, nguy hiểm, đối với nhóm lao động
chuyển đổi việc làm do thu nhập thấp, chiếm tỷ lệ 9,6% tự đánh giá là thường xuyên tiếp xúc với công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chiếm tỷ lệ 29,6% cho rằng thỉnh thoảng phải tiếp xúc với công việc nặng nhọc nguy hiểm. (xem bảng 3.36)
“Lúc trước ngoài đi đồng nát đấy, chị đi làm bốc vác, ai thuê bốc vác gì đều nhận, mà tồn vác vào buổi tối, nhưng mà sau đợt bốc chị bị tê liệt nửa người thế là phải đi châm cứu mất mấy tháng tốn gần 3 triệu, chả bõ công, làm được có vài trăm nghìn mà sau đó bị bệnh mất tiền triệu, giờ vẫn cịn hơi đau em ạ, nên thơi.” (PVS, nữ, 37 tuổi)
Như vậy, đối với nhóm chuyển đổi việc làm do thu nhập thấp chịu tác động nhỏ từ yếu tố công việc nặng nhọc, nguy hiểm.
Bảng 3.36. Tỷ lệ công việc cho thu nhập thấp theo yếu tố nặng
nhọc, nguy hiểm
Nội dung Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Tổng số Số lượng 11 34 33 37 115 Tỷ lệ 9,6 29,6 28,7 32,1 100,0
Nguồn: Phạm Văn Quyết, Đề tài: “Các quan điểm lý thuyết về hòa nhập xã hội và
hòa nhập xã hội của nhóm lao động nghèo nhập cư vào các đơ thị nước ta trong q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa”, 2013 – 2015.
Đối với yếu tố người sử dụng lao động đối xử không tốt, chiếm tỷ lệ
4,3% trong tổng số lao động chuyển đổi việc làm do thu nhập thấp đánh giá rằng họ thường xuyên bị người sử dụng lao động đối xử không tốt, chiếm tỷ lệ 22,6% cảm thấy thỉnh thoảng bị người lao động đối xử không tốt. (xem bảng 3.37).
“Giờ đi làm không như ngày xưa, cam chịu vì ít việc, khơng biết gì, giờ ai cũng biết hết cả rồi, với lại không làm chỗ này, làm chỗ khác, tội gì mình phải chịu bị đối xử bất cơng đâu.” (PVS, nam, 26 tuổi)
Bảng 3.37. Tỷ lệ công việc cho thu nhập thấp theo yếu tố người sử
dụng lao động đối xử không tốt
Nội dung Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Tổng số Số lượng 5 26 31 53 115 Tỷ lệ 4,3 22,6 27,0 46,1 100,0
Nguồn: Phạm Văn Quyết, Đề tài: “Các quan điểm lý thuyết về hòa nhập xã hội và
hịa nhập xã hội của nhóm lao động nghèo nhập cư vào các đô thị nước ta trong q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa”, 2013 – 2015.
Đối với yếu tố sự xa lánh của người dân, nhóm lao động chuyển đổi
việc làm do thu nhập nhấp đánh giá nhìn chung rất ít khi họ gặp phải sự xa lánh của người dân, chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 1,7% cho rằng họ thường xuyên cảm thấy sự xa lánh của người dân đối với họ. (xem bảng 3.38).