Chiều hướng chuyển đổi việc làm của lao động nhập cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển đổi việc làm của lao động nhập cư ở hà nội từ góc nhìn di động xã hội 001 (Trang 43 - 47)

Phần 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.2. Chiều hướng chuyển đổi việc làm của lao động nhập cư

Quá trình làm việc của lao động nhập cư ln gắn liền với q trình dịch chuyển và chuyển đổi bởi những tác động khác nhau từ phía các yếu

tố khác nhau. Trong bảng 2.6 về hướng chuyển đổi việc làm của lao động

nhâp cư với tổng số 644 phiếu trả lời khảo sát thì có 350 phiếu đưa ra các

lý do dịch chuyển việc làm, việc chuyển đổi việc làm của người lao động phần lớn là do công việc thu nhập thấp chiếm tỷ lệ 32,9% hoặc công việc nặng nhọc, căng thẳng chiếm tỷ lệ 31,4%, công việc đã kết thúc chiếm tỷ lệ 26,0%. (xem biểu đồ 2.2)

“Cơ chuyển cũng chỉ có 3 việc thơi, ban đầu đi bán hàng rong, sau đó thấy bn bán kiểu này không ăn thua lắm, thế là mở hàng to, bán trứng vịt lộn, sau đó mở rộng ra bán cả cháo nữa , chứ cháu bảo giờ nghề này nuôi 4 miệng ăn mà không mở rộng ra thì chết đói.” (PVS, nữ, 47 tuổi)

Biểu đồ 2.2. Lý do chuyển đổi việc làm của lao động nhập cư trên địa bàn Hà Nội 26% 31% 10% 33% Công việc kết thúc Công việc nặng nhọc, căng thẳng

Công việc nhiều thời gian

Công việc thu nhập thấp

Nguồn: Phạm Văn Quyết, Đề tài: “Các quan điểm lý thuyết về hòa nhập xã hội và hòa

nhập xã hội của nhóm lao động nghèo nhập cư vào các đơ thị nước ta trong q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa”, 2013 – 2015.

Đối với lý do công việc đã kết thúc, người lao động sẽ cần tìm kiếm một việc làm mới để thay thế cho việc làm cũ. Điều đó bắt buộc người lao động nhập cư sẽ có sự chuyển đổi việc làm, có việc làm mới thay thế cho việc làm cũ. Tuy nhiên, đối với các lý do như công việc nặng nhọc, căng thẳng, công việc chiếm quá nhiều thời gian trong ngày và công việc cho thu

nhập thấp khác lại có sự khác biệt. Với những người lao động nhập cư trả lời đáp án này đồng nghĩa với việc họ vẫn có việc làm, nhưng những cơng việc đó khơng đáp ứng được so với mong muốn của họ. Vì vậy, họ chuyển đổi việc làm để mong muốn cho những điều kiện tốt hơn, cao hơn trước như bớt nặng nhọc hơn, bớt thời gian, và tăng thêm thu nhập.

“Trước chị đi làm công ty may, nhưng mà lương thấp quá không đủ sống, lương có 3,5 triệu một tháng mà phải lo cho con, cho chồng, lại khơng ra ngồi làm thêm được nên chị bỏ tìm việc khác làm để thêm thu nhập”. (PVS, nữ, 37 tuổi).

Quy mô của dịch chuyển công việc

Đối với nhóm lao động nhập cư trên địa bàn thành phố, phần lớn nhóm lao động định cư là nhóm đăng ký tạm trú ngắn hạn ở thành phố chiếm tỷ lệ 39%, thứ hai là nhóm đăng ký tạm trú dài hạn ở thành phố chiếm tỷ lệ 37,9%. Đối với người lao động, ln có tâm lý tạm trú tạm thời khi nhập cư đến các thành phố, bởi sự nhập cư và di cư của họ đều phụ thuộc vào mức độ thu nhập tại thành phố đó. Ngồi ra, có thể thấy có một tỷ lệ khá tương đối người nhập cư vẫn chưa thông báo thông tin chiếm tỷ lệ 12,9%. Điều đó sẽ tạo ra khó khăn trong việc quản lý nhập cư của các cơ quan chức năng, ngồi ra cũng tạo ra khó khăn trong việc đảm bảo an ninh trật tự đối với thành phố và đối với chính bản thân người lao động.

Bảng 2.5. Diện định cư ở thành phố

Diện định cư Số

lượng

Tỷ lệ KT1, KT2 (có hộ khẩu thường trú ở thành phố này) 66 10,2 KT3 (đăng ký tạm trú dài hạn ở thành phố này) 244 37,9 KT4 (đăng ký tạm trú ngắn hạn ở thành phố này) 251 39,0

Chưa khai báo 83 12,9

Tổng 644 100,0

Nguồn: Phạm Văn Quyết, Đề tài: “Các quan điểm lý thuyết về hòa nhập xã hội và

hịa nhập xã hội của nhóm lao động nghèo nhập cư vào các đô thị nước ta trong q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa”, 2013 – 2015.

Một dấu hiệu tích cực đối với nhóm nhập cư đó là có tới 10,2% tỷ lệ người dân có hộ khẩu thường trú tại thành phố, như vậy, cũng đó có những nhóm cư dân xác định sống và làm việc lâu dài, ổn định tại thành phố, điều đó cho thấy người nhập cư đã thích ứng và phát triển được tại thành phố nhập cư. (xem bảng 2.6)

“Ở đây ai cũng đăng ký tạm trú hết, đến cái là chủ nhà cho đăng ký ln rồi, họ làm ln cho. Vì họ sợ mình ở lộn xộn nên họ phải khai báo ngay để khơng bị ảnh hưởng gì.” (PVS, nữ, 37 tuổi)

Đối với người lao động nhập cư phần lớn là tham gia lao động tại các thành phố lớn chủ yếu là cá nhân dịch chuyển, chiếm tỷ lệ 55,6%, cá nhân có vợ/chồng cùng dịch chuyển chiếm tỷ lệ 19,6% và có con cái cùng dịch chuyển chiếm tỷ lệ 11,2%. (xen bảng 2.8)

“Chị làm một thời gian ở trên này rồi sau đó xem có cơng việc gì được cũng sẽ bảo anh nhà chị lên trên này làm, ở Hưng Yên khó xin việc mà việc thu nhập cũng không cao, lại vất vả lắm lên trên này làm nửa ngày nghỉ nửa ngày, còn sức làm việc khác lại được lương cao mà cũng có vợ có chồng cũng đỡ hơn, giờ chồng một nơi, vợ một nơi cũng vất vả lắm” (PVS,

nữ, 37 tuổi)

Bảng 2.6. Số người dịch chuyển

Nội dung Số lượng Tỷ lệ

Khơng có ai 358 55,6 Con cái 72 11,2 Vợ/chồng 126 19,6 Bố/mẹ 19 3,0 Anh/em 52 8,1 Cháu 17 2,6 Tổng 644 100,0

Nguồn: Phạm Văn Quyết, Đề tài: “Các quan điểm lý thuyết về hòa nhập xã hội và

hịa nhập xã hội của nhóm lao động nghèo nhập cư vào các đơ thị nước ta trong q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa”, 2013 – 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển đổi việc làm của lao động nhập cư ở hà nội từ góc nhìn di động xã hội 001 (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)