Phần 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.3. Các quan điểm lý thuyết
1.3.3. Quan điểm lý thuyết về hòa nhập xã hội
Hòa nhập xã hội (social inclusion) thường được hiểu một cách chung nhất là q trình mà trong đó cá nhân hoặc nhóm xã hội nào đó được xã hội tạo các điều kiện thuận lợi để tham gia một cách tích cực vào đời sống xã hội trong sự bình đẳng với các thành viên khác của xã hội (Phạm Văn Quyết, Trần Văn Kham, 2015). Nghiên cứu về hòa nhập xã hội, tác giả Cook (1994) cho rằng hòa nhập, hội nhập và sự cố kết (cohesion) được sử dụng có thể thay thế cho nhau, nhưng cũng có thể sử dụng với sự khác nhau được nhấn mạnh. Ngay trong nghiên cứu của UNRISD (1994) đã cho rằng hội nhập xã hội “với một số người nó là mục tiêu của sự hòa nhập, nghĩa là quyền và cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người.
Trong khoa học xã hội, người đầu tiên đặt dấu ấn đậm nét trong nghiên cứu về hội nhập xã hội, đồng thời cũng là người đặt nền móng cho Chủ nghĩa chức năng là nhà xã hội học người Pháp Emile Durkheim (1789 - 1857). Quan điểm về hội nhập xã hội của ơng được trình bày trong sự gắn
kết chặt chẽ với khái niệm đồn kết xã hội (social solidarity). Ơng sử dụng
giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với nhóm xã hội. Nếu như khơng có sự đồn kết xã hội thì các cá nhân riêng lẻ, biệt lập không thể tạo thành xã hội với tư cách là một chỉnh thể (Lê Ngọc Hùng, 2002).
Về hội nhập xã hội, Durkheim cho rằng, xã hội dường như đã sử dụng một sức mạnh bắt buộc đối với mỗi cá nhân. Chuẩn mực, niềm tin và các giá trị mà ông gọi là ý thức tập thể được coi như cơ sở đạo đức của xã hội. Ý thức tập thể liên kết các cá nhân với nhau tạo ra hội nhập xã hội. Ý thức tập thể là chìa khóa quan trọng cho việc giải thích sự tồn tại của xã hội: Nó tạo ra và duy trì xã hội. Trong khi đó, ý thức tập thể là sản phẩm của các cá nhân thông qua hành động và tương tác của họ. Như vậy, xã hội là một sản phẩm có tính xã hội được tạo ra bởi các hành động của cá nhân sau đó tác động trở lại bởi một sức mạnh xã hội mang tính bắt buộc đối với mỗi cá nhân. Thông qua ý thức tập thể của họ con người trở nên hiểu biết nhau như sinh vật xã hội, chứ khơng phải như động vật. Hịa nhập xã hội trong chừng mực nào đó được xem xét như một sự hưởng ứng đáp lại vấn đề loại trừ xã hội. Hịa nhập xã hội là nói về sự đảm bảo chắc chắn rằng tất cả trẻ em, người lớn đều được chú ý, được tơn trọng, có chỗ đứng giống nhau, đồng thời đều có khả năng tham gia vào đời sống xã hội cả ở mức độ quốc gia và cộng đồng (Laidlaw Foundation, 2002).
Ở Canada, đầu những năm 2000, hàng loạt các nghiên cứu về hòa nhập xã hội được thực hiện nhằm hướng đến xây dựng các tiêu chí đánh giá q trình hịa nhập thành cơng của các đối tượng yếu thế trong xã hội cũng như tạo dựng các hoạt động tăng cường vai trò của thể chế, chính sách xã hội để nâng cao hiệu quả của hòa nhập xã hội. (Donnelly P. & J. Coakley, 2002; G. Esping-Andersen, 2002). Các nghiên cứu gần đây ở Mỹ về hòa nhập xã hội cũng nhấn mạnh nhiều đến các vấn đề quan hệ xã hội. Họ cho rằng, yếu tố hòa nhập xã hội sẽ hướng đến tạo sự cố kết, đoàn kết xã hội. Đối với yếu tố các nghiên cứu này, các chỉ báo để đánh giá về mức độ hịa nhập khơng chỉ dừng lại ở vấn đề thu nhập, mà cịn ở các khía cạnh khác
liên quan đến sức khỏe, giáo dục, kỹ năng, sự phát triển và cơ hội. (McConkey R., 2007; Andrew Mitchell and Richard Shillington, 2002).
Như vậy, thực tế cho thấy đã tồn tại nhiều quan điểm, tiếp cận khác nhau, từ quan điểm thuần túy lý thuyết mang tính vĩ mơ đến các quan điểm nghiên cứu thực tế hướng đến việc giải quyết vấn đề hịa nhập của các nhóm xã hội cụ thể, hịa nhập xã hội ln là một trong những vấn đề trọng tâm của khoa học xã hội, nhất là trong lĩnh vực xã hội học và công tác xã hội hiện nay.
1.4. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Hà Nội
Thủ đơ Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Tuy nhiên, sau khi mở rộng địa giới hành chính thì có sự khác nhau giữa các vùng nông thơn của Hà Nội trong q trình xây dựng nơng thơn mới, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động. Tổng quy mô GDP của Hà Nội năm 2008 đạt trên 178,5 nghìn tỷ đồng (giá thực tế), tương đương với 10,77 tỷ USD, chiếm hơn một nửa tổng GDP vùng Đồng bằng sông Hồng và 12,1% cả nước. Nếu xét Đối với yếu tố thứ tự về quy mô GDP Đối với yếu tố tỉnh, thành cả nước, Thủ đơ Hà Nội đứng vị trí thứ hai và bằng 1,5% tổng GDP của địa phương, đứng đầu là Thành phố Hồ
Chí Minh (Cục Thống kê thành phố Hà Nội, Niên giám thống kê Hà Nội,
2008). Tốc độ tăng trưởng kinh tế của ngành nông nghiệp tại Hà Nội giai
đoạn 2006 – 2010 ngày càng có xu hướng giảm đi và rất thấp so với cơng nghiệp và dịch vụ. Ngồi ra, với bề dày hàng ngàn năm lịch sử, Hà Nội có nhiều danh thắng, di tích lịch sử, cơng trình văn hố - nghệ thuật, khảo cổ, kiến trúc cùng các di tích phi vật thể khác, các lễ hội, làng nghề và văn hoá dân gian; nơi tập trung những bảo tàng lớn và quan trọng của cả nước. Sau khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008, dân số Hà Nội đạt
khoảng gần 6,4 triệu người, chiếm 7.4% dân số cả nước và xếp thứ 2 về dân số chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh. Quy mơ dân số thủ đô liên tục được mở rộng và tính đến năm 2013, dân số thủ đô đã xấp xỉ 6,9 triệu người tức là tăng hơn 50 vạn người trong vòng 6 năm.Đối với yếu tố quy hoạch chung thủ đô đến năm 2015 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố đến năm 2010 được thủ tướng chính phủ phê duyệt thì mục tiêu dân số Hà Nội năm 2015 là 7,2 – 7,3 triệu người và đến năm
2020 khoảng 7,9 - 8 triệu người. (Đối với yếu tố báo cáo tại hội thảo “Các
vấn đề ven đơ và đơ thị hóa”, PGS, TS. Lưu Đức Hải, Viện trưởng Viện
Quy hoạch đô thị Nông thôn - Bộ xây dựng). Tiểu kết
Các nghiên cứu về di động xã hội trong sự chuyển đổi việc làm của người lao động nhập cư ln có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong q trình phát triển và có vai trị quan trọng đặc biệt trong quá trình nghiên cứu về đi động xã hội nói chung. Thơng qua lý thuyết về di động xã hội có thể hiểu rõ hơn bản chất của sự chuyển đổi việc làm đối với từng nhóm xã hội khác nhau, để từ đó thấy rõ xu hướng đặc trưng của từng nhóm xã hội.
Q trình chuyển đổi việc làm ln ln có hai mặt, mặt tích cực và mặt tiêu cực. Chính vì vậy, việc nghiên cứu sự chuyển đổi việc làm thông qua cách tiếp cận về di động xã hội là cần thiết và phải nghiên cứu nhiều hơn, đặc biệt trong quá trình phát triển kinh tế gắn liền với quá trình hội nhập quốc tế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi q trình đơ thị hóa tại Việt Nam ngày một diễn ra với tốc độ phát triển nhanh chóng, tỷ lệ người lao động nhập cư vào các thành phố lớn ngày một nhiều. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu quá trình nhập cư của người lao động cần phải được tiếp tục nghiên cứu đi sâu và các khu vực thực tế, với những đặc trưng cụ thể, để từ đó tìm ra những đặc trưng nhập cư cụ thể đối với từng khu vực, từng nhóm đối tượng và xu hướng biến đổi để từ đó các cấp chính quyền có thể nắm rõ tình Biểu đồ và đưa ra những biện pháp thích hợp.
Chương 2
THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI