Triệu chứng lâm sàng của gà mắc hoặc nghi bệnh ORT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập và khảo sát một số đặc tính sinh học của vi khuẩn ornithobacterium rhinotracheale gây bệnh hô hấp trên đàn gà ở một số tỉnh phía bắc (Trang 51 - 54)

Stt Nhóm gà Số lượng Tỷ lệ (%) Triệu chứng

1 3-6 tuần 46 41,82 Sốt, ủ rũ, giảm/bỏ ăn, khó thở, mặt sưng, phù, gầy, lông xơ xác, mũi có nhớt, chậm lớn

2 Gà thịt 21 19,09 Sốt, khó thở, giảm/bỏ ăn, gầy, lông xơ xác, mặt sưng phù, phân lỗng, miệng, mũi có dịch nhớt; giảm tăng

3 Gà đẻ 43 39,09 trọngSốt, khó thở, giảm/bỏ ăn, gầy, lơng xơ xác, giảm tỷ lệ đẻ, trứng méo mó, miệng, mũi có nhớt

Hình 4.4. Tỷ lệ gà mắc hoặc nghi mắc bệnh ORT

Kết quả bảng 4.5. cho thấy: trong tổng số 110 con gà mắc hoặc nghi mắc ORT thu thập được có 46 con ở độ tuổi 3 - 6 tuần tuổi, chiếm tỷ lệ 41,82% (46/110). Tiếp theo là gà đẻ có 43 con, chiếm tỷ lệ 39,09% (43/110) và gà thịt chiếm tỷ lệ thấp nhất 19,09% (21/110). Tuy các lứa tuổi khác nhau nhưng các triệu chứng lâm sàng là tương đối giống nhau: con vật sốt, khó thở, giảm hoặc bỏ ăn, con vật gầy, lơng xơ xác, miệng mũi đều có dịch nhớt, mặt sưng, phù, phân loãng, màu trắng hoặc màu cà phê.

Đối với gà đẻ: con vật giảm tỷ lệ đẻ, trứng méo mó. Đối với gà thịt và gà 3 - 6 tuần tuổi: con vật còi cọc. Các triệu chứng trên cũng phù hợp với các nghiên cứu về triệu chứng trước đây của (Charlton, B. R et al., 1993).

Hình 4.5. Triệu chứng gà khó thở, lơng xơ xác

Hình 4.6. Trứng méo mó, sần sùi

Hình 4.7. Triệu chứng sưng mặt, chảy nước mắt

Với những triệu chứng của gà mắc hoặc nghi mắc bệnh ORT, chúng tôi tiến hành phân biệt triệu chứng của gà mắc các bệnh trên đường hô hấp để giúp cho q trình chẩn đốn. Kết quả được trình bày trong bảng 4.6.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập và khảo sát một số đặc tính sinh học của vi khuẩn ornithobacterium rhinotracheale gây bệnh hô hấp trên đàn gà ở một số tỉnh phía bắc (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)