Phương pháp xác định khả năng mẫn cảm của vi khuẩn với kháng sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập và khảo sát một số đặc tính sinh học của vi khuẩn ornithobacterium rhinotracheale gây bệnh hô hấp trên đàn gà ở một số tỉnh phía bắc (Trang 40 - 42)

Khả năng mẫn cảm với kháng sinh của chủng vi khuẩn ORT phân lập được xác định bằng phương pháp kháng sinh đồ.

Chủng vi khuẩn kiểm tra được tăng sinh trong môi trường BHI, nuôi trong tủ ấm 37 oC, 5% CO2 trong vòng 24 – 48 giờ. Chuẩn bị đĩa thạch máu để tủ ấm 10 – 20 phút trước khi dùng. Lấy 0,1ml canh khuẩn cần kiểm tra nhỏ vào đĩa thạch và láng đều, sau đó để đĩa thạch từ 3 – 5 phút cho khô nhưng không để quá 25 phút. Sau đó dùng panh đặt và ấn nhẹ các khoang giấy đã tẩm các loại kháng sinh đặt cách nhau khoảng 15mm. Sau khi đặt các khoang giấy trên mặt thạch trong vòng 15 phút, lật úp đĩa thạch lại và đặt trong tủ ấm CO2 ở 37 oC. Đọc kết quả sau 24 – 48 giờ.

Dùng thước đo kích thước vòng vô khuẩn (dùng thước đo từ mặt sau của đĩa và không được mở nắp). So sánh kích thước vòng vô khuẩn với bảng 3.1, sau đó ghi lại kết quả của từng loại kháng sinh được thử nghiệm như là: nhạy cảm (H), trung bình (I) và kháng (R).

Nếu có hiện tượng khuẩn lạc mọc trong vòng ức chế thì đây có thể xuất hiện sự thay đổi tính kháng của vi khuẩn hoặc do các huyền dịch vi khuẩn bị trộn lẫn vào với nhau. Các khuẩn lạc này nên được nuôi cấy, phân lập và thử nghiệm lại tính nhạy cảm với kháng sinh.

Đo đường kính vòng vô khuẩn xung quanh khoang giấy kháng sinh, đường kính được tính ra milimet. Đường kính này được chia thành các mức độ nhạy cảm, trung gian, đề kháng dựa vào bảng tiêu chuẩn theo hướng dẫn trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Bảng tiêu chuẩn của nhà cung cấp giấy tẩm kháng sinh

Tên thuốc Ký hiệu kháng sinh

Hàm lượng kháng sinh

(µg)

Đường kính vòng vô khuẩn (mm)

R I H

Amoxcicilin/

Clavulanic acid AMC 20/10 <13 14 – 17 >18

Ampicilline AMP 10 <11 12 – 13 >14 Tetracycline TE 30 <14 15 – 18 >19 Lincomycin L 15 <15 15 – 17 >17 Cephalexin CE 15 <15 14 – 17 >16 Doxycilin DO 30 <13 14 – 16 >17 Erythromycin E 15 <13 14 – 22 >23

Ghi chú: H (High): mẫn cảm cao

I (Intermediate): mẫn cảm trung bình R (Resitant): kháng

Căn cứ vào tiêu chuẩn của từng loại kháng sinh để xác định tính mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn:

- Vi khuẩn rất mẫn cảm với kháng sinh được đánh giá: +++ - Vi khuẩn mẫn cảm với kháng sinh: ++

- Vi khuẩn ít mẫn cảm với kháng sinh: +

Quy trình thử nghiệm tính nhạy cảm kháng sinh bằng kỹ thuật khoanh giấy kháng sinh khuếch tán:

Phân lập trên môi trường thạch máu ↓

Cấy chuyển vào môi trường thạch máu ↓

Tạo huyễn dịch canh khuẩn trên đĩa thạch BHB ↓

↓ Khô mặt thạch Đặt khoanh kháng sinh

↓ Để tủ ấm 37oC có 10% CO2 Đo vòng vô khuẩn

Phân tích và trả lời kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập và khảo sát một số đặc tính sinh học của vi khuẩn ornithobacterium rhinotracheale gây bệnh hô hấp trên đàn gà ở một số tỉnh phía bắc (Trang 40 - 42)