Phân biệt triệu chứng lâm sàng của gà mắc các bệnh trên đường hô hấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập và khảo sát một số đặc tính sinh học của vi khuẩn ornithobacterium rhinotracheale gây bệnh hô hấp trên đàn gà ở một số tỉnh phía bắc (Trang 54 - 62)

trên đường hô hấp

Bệnh Triệu chứng lâm sàng

Newcastle

Gà rù, lơng bết, chân khơ, mào tích thâm tím

Gà sốt cao, ủ rũ, kém ăn, có biểu hiện thần kinh: nghẹo đầu, nghẹo cổ, quay vòng tròn

Thở khó, ngáp kém theo tiếng “tóoc”

Tiêu chảy nặng, phân lúc đầu trắng loãng sau chuyển sang xanh trắng

CRD

Chảy nước mắt, nước mũi, xưng mắt, lông xù, gầy, hay vảy mỏ Thở khò khè, nhiều đờm, ngáp để thở

Phân trắng loãng

IB

Gà sốt cao, ủ rũ, kém ăn, lây lan nhanh ra toàn đàn Giảm đẻ 70%, trứng méo mó, vỏ mỏng

Gà khó thở, ho, hắt hơi, thở khò khè, chảy nước mắt, nước mũi Tiêu chảy phân loãng trắng

ILD

Sốt, ủ rũ, bệnh xảy ra nhanh, kém ăn, mỏ dính máu, tường và nền chuồng dính máu, giảm đẻ, lơng xơ xác

Lắc đầu, thở khó, ngáp, vươn cổ để thở Phân loãng trắng

ORT

Sốt, ủ rũ, giảm hoặc bỏ ăn, lơng xơ xác, mũi, miệng có nhớt Khó thở, mặt sưng, phù

Giảm đẻ, trứng méo mó Phân lỗng

Kết quả bảng 4.6 cho thấy: dựa vào các triệu chứng lâm sang điển hình của gà ta có thể phân biệt được một số bệnh trên đường hô hấp. Triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh Newcastle: gà rù, lồng bết, chân khơ, mào tích tím tái, ngáp có tiếng “tóoc”, có triệu chứng thần kinh nghẹo đầu, nghẹo cổ, quay vòng tròn. Bệnh CRD: hay vảy mỏ, thở khò khè, nhiều đờm, ngáp để thở. Bệnh IB: gà sốt cao, ủ rũ, lấy lan nhanh, khó thở, thở khị khè, ho hắt hơi, giảm đẻ 70%, trứng méo mó, vỏ mỏng. Bệnh ILT: gà lắc đầu, khó thở, vươn cổ để thở, dính máu ở mỏ, tường và nền chuồng. Bệnh ORT: khó thở, mũi, miệng có nhiều nhớt, mặt sưng phù, trứng méo mó.

Sau khi quan sát triệu chứng lâm sàng của gà mắc hoặc nghi mắc bệnh ORT, chúng tôi tiến hành mổ khám tại phịng thí nghiệm trọng điểm Cơng nghệ

Sinh học Thú y, khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Quá trình mổ khám, quan sát các bệnh tích đại thể của gà được tổng hợp thông qua bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả mổ khám kiểm tra bệnh tích đại thể của 110 gà mắc hoặc nghi mắc bệnh ORT

Bệnh tích Số con có bệnh tích/số con

mổ khám Tỷ lệ (%)

Xuất huyết khí quản 75/110 68,18

Khí quản có dịch nhầy 82/110 74,55

Khí quản gốc có cục mủ 53/110 48,18

Phổi viêm đỏ sẫm 68/110 61,82

Phổi viêm hóa mủ 42/110 38,18

Phổi viêm phủ tơ huyết 30/110 27,27

Túi khí dày đục có Fibrin 72/110 65,45

Phủ tơ huyết ở gan, ruột 34/110 30,91

Thận tụ máu 28/110 25,45

Gan sưng tụ máu 31/110 28,18

Lách sưng 26/110 23,64

Viêm khớp 24/110 21,82

Xoang bao tim tích nước 21/110 19,09

Kết quả Bảng 4.7 cho thấy: Chúng tơi tiến hành mổ khám quan sát bệnh tích đại thể của 110 gà mắc hoặc nghi mắc bệnh ORT cho thấy bệnh tích đại thể tập chung nhiều nhất ở khí quản, phổi, túi khí và mặt với các bệnh tích đặc trưng: khí quản viêm, xuất huyết, có bẫ đậu; viêm phổi và màng phổi, phơi có mủ và tơ huyết, trong khí quản phổi có các bã đậu; túi khí viêm dày, có dịch tiết và bọt trong khoang bụng, dịch tiết màu trắng giống sữa chua, có bã đậu; mặt sưng và phù thũng; gan, lách/tối: viêm, sưng, xuất; ruột, tuyến tụy xuất huyết tràn lan... Đây là nguyên nhân chính làm cho con vật khó thở (chúng vươn cao cổ để thở; thỉnh thoảng hoặc có khi vảy mỏ liên tục).

Trong tổng số 110 con gà mổ khám có tới 75 con có biểu hiện xuất huyết khí quản chiếm tới 68,18%. Tất cả số gà mổ khám đều có biểu hiện viêm phổi. Con số này cho thấy đa số gà nghi bị nhiễm ORT đều có tổn thương hơ hấp nghiêm trọng dẫn đến hiện tượng khó thở, thở ngáp…làm tăng tỷ lệ chết do thiếu

Oxy ở gà bệnh.

Túi khí dày lên, đục màu, thành túi khí tăng sinh. Khi quan sát túi khí thấy độ trong túi khí bị biến đổi, có màu trắng đục hoặc vàng. Tần suất túi khí bị tăng sinh chiếm tới 65,45%. Tỷ lệ này dẫn tới sự thiếu hụt oxy trong trao đổi khí ở gà.

Phổi viêm, xuất huyết. Khi dùng kéo cắt ngang phổi thấy có cục mủ cứng bít kín những nhánh phế quản làm cho gà khó thở, lúc nào cũng phải ngáp. Tỷ lệ này chiếm 38,18% trong tổng số gà mổ khám.

Khí quản viêm, có dịch nhầy bao quanh, niêm mạc khí quản viêm đỏ. Mổ khám thấy có cục mủ chắn ngang khí quản. Tỷ lệ này chiếm tới 48,18%.

Các tổn thương ở khí quản và phổi của gà mắc bệnh được giải thích là do sau khi xâm nhiễm cơ thể gà cư trú chính ở khí quản, phổi và túi khí gây bệnh cho gà.

Một số tổn thương khác như: Viêm niêm mạc, mũi có dịch, gan sưng…Có xuất hiện xong tỷ lệ này rất thấp (hình 4.8, 4.9, 4.10, 4.11, 4.12, 4.13).

Hình 4.9. Khí quản viêm – có dịch nhầy

Hình 4.11. Phổi viên – có mủ

Hình 4.13. Túi khí dày, đục màu 4.2. KẾT QUẢ PHÂN LẬP VI KHUẨN ORT 4.2. KẾT QUẢ PHÂN LẬP VI KHUẨN ORT

4.2.1. Kết quả giám định vi khuẩn ORT bằng kĩ thuật PCR

Từ những gà mắc hoặc nghi mắc bệnh ORT chúng tôi tiến hành mổ khám, lấy mẫu bệnh phẩm ở bộ phận tập chung nhiều vi khuẩn nhất như: phổi, khí quản, túi khí, dịch Swab chiết tách DNA và tiến hành thực hiện phản ứng PCR với cặp mồi đặc hiệu để kiểm tra có hay khơng DNA của vi khuẩn ORT trong canh khuẩn. Chúng tôi sử dụng cặp mồi các đoạn mồi M13 (5’ -

TATGTAAAACGACGGCCAGT) and ERIC 1R (5’ -

ATGTAAGCTCCTGGGGATTCAC). Kết quả phản ứng PCR thực thể hiện thơng qua hình 4.14.

Hình 4.14. Kết quả giám định sự có mặt của vi khuẩn ORT bằng kỹ thuật PCR bằng kỹ thuật PCR

M. 100bp DNA ladder; 7. Đối chứng dương (ONL); 6. Đối chứng âm; 1, 2, 3, 4, 5, 8 là mẫu cần giám định

Kết quả hình 4.14 cho thấy: đối chứng dương lên vạch cho sản phẩm PCR nhỏ hơn 800bp (khoảng 784bp như trong thiết kế cặp mồi đặc hiệu). Đối chứng âm không lên vạch như trong thiết kế cặp mồi đặc hiệu; chứng tỏ phản ứng đặc hiệu, cho độ tin cậy cao trong q trình phân tích và đánh giá kết quả. Các mẫu cần kiểm tra lên vạch, cho sản phẩm PCR nhỏ hơn 800bp (khoảng 784bp). Như vậy trong mẫu có chứa DNA của vi khuẩn ORT. Tổng hợp kết quả giám định các mẫu dương tính chúng tơi thu được bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả giám định vi khuẩn ORT bằng kĩ thuật PCR

Stt Nhóm gà Số mẫu xét nghiệm Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%) 1 3-6 tuần tuổi 46 25 54,35 2 Gà thịt 21 7 33,33 3 Gà đẻ 43 18 41,86 Tổng 110 50 45,45

Hình 4.15. Kết quả giám định vi khuẩn bằng kĩ thuật PCR theo nhóm gà

Kết quả bảng 4.8 và hình 4.15 cho thấy: Bằng kĩ thuật PCR thì trong tổng số 110 mẫu xét ngiệm có 50 mẫu cho kết quả dương tính vi khuẩn ORT chiếm tỷ lệ 45,45%. Trong đó gà ở độ tuổi 3 – 6 tuần có tỷ lệ dương tính cao nhất 54,35%

(25/46), gà đẻ có tỷ lệ dương tính là 41,86% (18/43) và cuối cùng là gà thịt có tỷ lệ dương tính thấp nhất 33,33% (7/21). Điều này có thể được lý giải như sau: gà ở 3 - 6 tuần tuổi chịu tác động của nhiều bất lợi; hàm lượng kháng thể thụ động, phần lớn lượng kháng thể được cung cấp bởi quá trình tiêm phịng vacxin của người chăn ni, mà ở giai đoạn này là giai đoạn mà con gà đang ở độ tuổi tiêm vacxin nhiều nhất. Khi đó cơ thể gà chưa thể có khả năng đáp ứng được miễn dịch một cách đầy đủ, sức đề kháng chưa cao. Cũng ở độ tuổi này gà rất dễ mắc một số bệnh truyền nhiễm như Gumboro, E.coli, Newcastle, CRD, Thương hàn, bạch lỵ, cầu trùng… làm cho sức đề kháng kém, dẫn đến gà có nguy cơ nhiễm ORT cao hơn.

Gà thịt và gà đẻ đã thành thục, miễn dịch đã được đáp ứng một cách đầy đủ, sức đề kháng tốt, nguy cơ nhiễm bệnh cũng giảm.

4.2.2. Kết quả phân lập vi khuẩn ORT

Sau khi giám định vi khuẩn ORT bằng kĩ thuật PCR, những gà cho kết quả dương tính thì chúng tơi tiến hành phân lập vi khuẩn ORT (10 mẫu bệnh phẩm/ 1 con). Gà sau khi mổ khám, chúng tôi lấy mẫu bệnh phẩm và tiến hành nuôi cấy trên môi trường thạch máu Colombia Blood Agar (có bổ sung 5% máu thỏ/máu cừu và 10µg/ml Gentamycin), ủ ở điều kiện 37oC, 5% CO2 trong vòng 24 – 72 giờ. Kết quả nuôi cấy được thể hiện thơng qua hình 4.16.

Kết quả hình 4.16 cho thấy: trên môi trường thạch CBA (Colombia Blood Agar) quan sát thấy những khuẩn lạc nhỏ bằng đầu đinh ghim, trịn, đục, khơng dung huyết ra xung quanh, có màu xám tới xám trắng đơi khi có màu đỏ hung, bờ mặt lồi với bờ rìa rõ ràng. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây đã được công bố (Mohammet Zahra et al., 2013; Võ Thị Trà An và cs, 2014).

Lựa chọn những mẫu có khuẩn lạc điển hình của ORT, cấy chuyển sang môi trường tương tự, nuôi cấy ở điều kiện 37oC, 5% CO2 với thời gian 24 – 48 giờ. Kết quả thu được được trình bày trong bảng 4.9.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập và khảo sát một số đặc tính sinh học của vi khuẩn ornithobacterium rhinotracheale gây bệnh hô hấp trên đàn gà ở một số tỉnh phía bắc (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)